Hai tháng đầu năm 2019: Cả nước nhập siêu 64 triệu USD
Trong tháng 2/2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 28,58 tỷ USD, giảm 34,1% so với tháng 1/2019. Tháng 2/2019, trị giá xuất khẩu, nhập khẩu đều giảm so với tháng trước do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nằm trọn trong tháng, trong đó xuất khẩu đạt 13,91 tỷ USD, giảm 37% so với tháng trước (tương ứng giảm 8,17 tỷ USD); nhập khẩu đạt 14,67 tỷ USD, giảm 31% (tương ứng giảm 6,59 tỷ USD).
Tính đến hết tháng 2/2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 72,29 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 36,11 tỷ USD, tăng 4,2% và nhập khẩu đạt 36,18 tỷ USD, tăng 5,8%.
Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 2/2019 đạt 19,02tỷ USD, giảm 29,5% so với tháng trước, đưa trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong 2 tháng/2019 đạt 46,14 tỷ USD, tăng 2,6%, tương ứng tăng 1,17 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2018.
Video đang HOT
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng này đạt 10,13 tỷ USD, giảm 31,6% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu của khối này trong 2 tháng/2019 lên 24,95 tỷ USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 2/2019 đạt 8,89 tỷ USD, giảm 26,9% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 2 tháng/2019 đạt 21,19 tỷ USD, tăng 3,7% so với 2 tháng/2018.
Tính toán của Tổng cục Hải quan cho thấy cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 2/2019 có mức thặng dư trị giá 1,23 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong 2 tháng từ đầu năm 2019 lên mức thặng dư trị giá 3,76 tỷ USD.
Theo DNVN
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp hơn dự đoán trong quý 3 năm nay
Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 19/10 công bố số liệu chính thức cho thấy trong quý 3/2018, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng thấp hơn dự đoán và chỉ tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2017, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Vận chuyển hàng hóa tại Liên Vận Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)
So với quý 2/2018, GDP trong quý 3 của Trung Quốc tăng 1,6%, giảm so với mức tăng 1,8% ghi nhận trong quý trước đó.
Các số liệu này cho thấy kinh tế Trung Quốc đã tăng chậm lại, khi mà nhiều năm nỗ lực giải quyết các nguy cơ về nợ đang bắt đầu đè nặng lên đà tăng trưởng và cuộc chiến thương mại với Mỹ cũng đang đe dọa hoạt động xuất khẩu.
Trước đó, trong cuộc khảo sát của hãng tin Reuters, giới phân tích dự đoán GDP của Trung Quốc sẽ tăng 6,6% trong quý 3, giảm nhẹ so với mức tăng trưởng 6,7% ghi nhận trong quý trước đó.
Số liệu tăng trưởng quý 3 kể trên là mức yếu nhất kể từ quý 1/2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra.
Số liệu kinh tế gần đây cho thấy nhu cầu trong nước của Trung Quốc đang yếu đi, cùng với đó là hoạt động sản xuất công nghiệp, đầu tư vào cơ sở hạ tầng sa sút và chi tiêu tiêu dùng sụt giảm, do nhiều năm chính phủ hạn chế nợ và hoạt động cho vay có mức độ rủi ro cao đã làm tăng chi phí đi vay của doanh nghiệp./.
Theo KHÁNH LY (TTXVN/VIETNAM )
Tính đến giữa tháng 9 Việt Nam xuất siêu gần 5,6 tỷ USD Tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 9/2018 đạt 19,56 tỷ USD, giảm 19,1% so với nửa cuối tháng 8/2018. Ảnh minh họa. Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng...