Hai tàu hải quân tự vệ bờ biển Nhật Bản thăm Đà Nẵng
Sáng 16/4, hai tàu hải quân JS KIRISAME (DD104) và JS ASAYUKI (DD132) thuộc lực lượng tự vệ bờ biển Nhật Bản đã cập cảng Tiên Sa, chính thức thăm hữu nghị Đà Nẵng.
Lễ đón tàu được tổ chức ngay tại cảng Tiên Sa với sự tham gia của đại diện Hải quân Việt Nam, Sở Ngoại vụ Đà Nẵng và các cơ quan quân sự của TP Đà Nẵng…
Trong chuyến thăm tại Đà Nẵng, các sĩ quan và thủy thủ đoàn sẽ giao hữu bóng chuyền với Bộ Tư lệnh vùng 3 Hải quân, giao lưu bóng đá với công chức Đà Nẵng. Lực lượng tự vệ bờ biển Nhật Bản cũng sẽ đón các đại diện Hải quân Việt Nam, các sở, ban, ngành Đà Nẵng lên tham quan tàu. Ngoài ra, thuỷ thủ hai tàu sẽ có chương trình huấn luyện chung trên biển với Hải quân Việt Nam.
Lễ đón tàu được tổ chức tại cảng Tiên Sa
Theo Đại tá Sugimoto Masaharu, Chỉ huy trưởng Biên đội tàu hộ vệ số 12, số lượng thuyền viên, thủ thủy trên 2 tàu là 400 người, trong đó có gần 60 học viên, sĩ quan vừa mới tốt nghiệp lớp đào tạo sĩ quan phi công của lực lượng tự vệ bờ biển Nhật Bản. Và trong số 60 người đó có 2 học viên là nữ.
Chỉ huy của hai tàu đón nhận lãng hoa của cơ quan, đơn vị Việt Nam trao tặng
Thời gian vừa qua, hải quân hai nước cũng đã có một số chuyến thăm cấp cao. Gần đây nhất, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng , Tư lệnh Hải quân Việt Nam – đã sang thăm Nhật Bản. Trong chuyến thăm này, lãnh đạo Hải quân hai nước hy vọng thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam cũng như Hải quân hai nước.
Lãnh đạo cơ quan, đơn vị của Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với chỉ huy hai tàu
“Thực ra, Hải quân ở quốc gia nào cũng giống nhau nên việc phối hợp huấn luyện chung giữa hai nước rất là bình thường. Việc huấn luyện chung trên tinh thần hợp tác, hữu nghị”, Đại tá Sugimoto Masaharu cho biết.
Tàu JS KIRISAME (DD104) và tàu JS ASAYUKI (DD132) là loại tàu khu truc được trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, tổ hợp vũ khí đánh gần, 1 pháo, trực thăng tuần tra SH-60K… Trong đó, tàu JS KIRISAME (DD104) có trọng lượng nước rẽ 4.550 tấn, chiều dài 151m, chiều rộng 17,4m, mớn nước 5,2m, tốc độ 30 hải lý (50km/h). Còn tàu JS ASAYUKI (DD132) có trọng lượng nước rẽ 3.050 tấn, chiều dài 130m, chiều rộng 13,6m, mớn nước 4,7m, tốc độ 30 hải lý (50km/h).
Một số hình ảnh về tàu JS KIRISAME (DD104) và tàu JS ASAYUKI (DD132):
Tàu JS KIRISAME (DD104) và tàu JS ASAYUKI (DD132) đã cập cảng Tiên Sa sáng 16/4
Video đang HOT
Tàu JS ASAYUKI (DD132)
Tàu JS KIRISAME (DD104)
Trực thăng tuần tra SH-60K
Pháo được trang bị trên tàu
Khánh Hồng
Theo Dantri
Sĩ quan Mỹ gốc Việt phụ trách 2 tàu Hải quân Hoa Kỳ thăm Đà Nẵng
Sáng 6/4, hai tàu Hải quân Hoa Kỳ gồm tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62) và tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth thuộc Liên đội tàu Khu trục (DESRON) với hơn 400 sĩ quan và thủy thủ đoàn đã cập cảng Tiên Sa - Đà Nẵng.
Lễ đón tàu được tổ chức trọng thể ngay tại cảng Tiên Sa - Đà Nẵng.
Hai tàu Hải quân Hoa Kỳ vừa cập cảng Tiên Sa - Đà Nẵng sáng 6/4
Lễ đón tàu được tổ chức trọng thể ngay tại cảng Tiên Sa
Chuyến thăm Đà Nẵng lần này của hai tàu Hải quân Hoa Kỳ là hoạt động giao lưu Hải quân thường niên lần thứ 6 (NEA) giữa Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam, với sự hỗ trợ của Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh nhân dịp hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Đặc biệt, sĩ quan phụ trách hai tàu Hải quân Hoa Kỳ vừa cập cảng Tiên Sa Đà Nẵng là Đại tá Lê Bá Hùng - một người Mỹ gốc Việt, và hiện là Phó Tư lệnh Biên đội tàu khu trục số 7 của DERSON.
Đại tá Lê Bá Hùng - một người Mỹ gốc Việt, và hiện là Phó Tư lệnh Biên đội tàu khu trục số 7 thuộc Liên đội tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ
Đại tá Hải quân Hoa Kỳ gốc Việt chia sẻ: "Việt Nam luôn có một chỗ trong trái tim tôi. Tôi rất vui được trở lại Việt Nam lần này sau gần 6 năm kể từ lần trước vào tháng 11/2009. Chúng tôi rất trông đợi được làm việc với các đối tác của Hải quân nhân dân Việt Nam trong 5 ngày tới.
Đợt giao lưu lần này giữa Hải quân hai nước có nhiều điểm nổi bật. Một trong những hoạt động có ý nghĩa nhất là cơ hội giao lưu thực hành Bộ Quy tắc Ứng xử cho các cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES) giúp cho Hải quân hai nước ngăn được truyền thông sai lệch trên biển và thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau".
Được biết, đây là lần thứ hai Hải quân hai nước có những hoạt động giao lưu tập huấn trên biển, và là lần đầu tiên một tàu tác chiến gần bờ của Hải quân Hoa Kỳ cập cảng Đà Nẵng.
Theo chương trình kéo dài 5 ngày, NEA lần thứ 6 sẽ tập trung vào một loạt các sự kiện và các hoạt động trao đổi kỹ năng về quân y, tìm kiếm và cứu nạn, an ninh hàng hải, các hội thảo về luật biển, các buổi hòa nhạc, các hoạt động phục vụ cộng đồng và các hoạt động giao lưu thể thao.
Hoạt động giao lưu trên biển sẽ cho phép tàu của hải quân hai nước thực hành Bộ Quy tắc Ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn, và cách điều khiển tàu.
Cận cảnh hai tàu Hải quân Hoa Kỳ vừa cập cảng Tiên Sa - Đà Nẵng:
Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62)
Trụ pháo - vũ khí chính của USS Fitzgerald (DDG 62) bảo vệ tàu.
Bệ phóng tên lửa ở sân trước của tàu khu trục có tên lửa dẫn đường
Video clip: tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62)
Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth - một trong những tàu đầu tiên của loại tàu hiện đại này của Hải quân Hoa Kỳ
Buồng chỉ huy trên tàu USS Fort Worth
Hệ thống cần lái điều chỉnh tốc độ và định hướng tàu. Tàu có thể định hướng lộ trình và không cần người lái
Khu vực đưa các tàu cứu hộ lên xuống tàu tác chiến gần bờ
Trên tàu USS Fort Worth có hai trực thăng...
...trong đó có một trực thăng không người lái
Đình Hòa - Khánh Hiền
Theo Dantri
Hình ảnh hai tàu Hải quân khủng Hoa Kỳ thăm Đà Nẵng Chuyến thăm Đà Nẵng lần này của hai tàu Hải quân Mỹ là một trong những hoạt động cụ thể thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam-Mỹ. Chuyến thăm Đà Nẵng lần này của hai tàu Hải quân Mỹ là một trong những hoạt động cụ thể thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam-Mỹ. Ngày 6/4, hai tàu Hải quân Mỹ,...