Hải tặc Somalia đòi Hàn Quốc bồi thường nhân mạng
Cướp biển Somalia đang giữ nhiều con tin người Hàn Quốc vừa đòi chính phủ nước này phải thả các hải tặc đang bị giam cầm, đồng thời trả tiền bồi thường nhân mạng do quân biệt kích Hàn Quốc đã bắn chết nhiều cướp biển hồi đầu năm nay, theo AP.
Hassan Abdi, một trong những cướp biển bắt giữ 25 thủy thủ trên con tàu MV Gemini, nói với AP rằng nhóm của y muốn một khoản tiền bồi thường cho 8 hải tặc bị giết hại hồi tháng 2 khi biệt kích Hàn Quốc tấn công một con tàu và giải cứu cho 21 con tin.
Abdi cũng yêu cầu phải thả các hải tặc đang bị cầm tù ở Hàn Quốc.
“Thứ nhất, chúng tôi muốn chính phủ Hàn Quốc thay đổi cách đối xử dại dột của họ đối với chúng tôi. Thứ hai, chúng tôi muốn một khoản tiền bồi thường từ họ vì đã sát hại những người anh em của chúng tôi và họ phải phóng thích những người khác đang bị giam cầm. Sau đó, chúng tôi có thể xem xét lại việc giam giữ người dân của nước họ”, Abdi nói với AP theo một nội dung thông cáo
Hải tặc Somalia đang là nỗi ám ảnh của ngành tàu biển thế giới – Ảnh: AFP
Con tàu MV Gemini bị bắt giữ ngoài khơi vùng biển Kenya hồi tháng 5. Bốn trong số thủy thủ đoàn là người Hàn Quốc.
Nỗ lực dùng con tin để giành lấy sự nhượng bộ trực tiếp từ chính phủ các nước đang là xu hướng mới của bọn hải tặc.
Video đang HOT
Cách thức này đang được cướp biển thực hiện sau những yêu sách tương tự đối với chính phủ Ấn Độ hồi tháng 4 vừa qua.
Cụ thể là vào tháng 4, cướp biển đã phóng thích con tàu MV Asphalt Venture nhưng giữ lại 7 thủy thủ người Ấn Độ vì lý do bọn chúng tức giận sau khi hải quân nước này bắn chết nhiều hải tặc.
Ngoài ra, bọn chúng cũng muốn đổi các con tin để nhận lại những “đồng đội” đang bị giam giữ tại Ấn Độ.
Hôm 14.7, Cục Hàng hải quốc tế (IMB) cho hay những vụ tấn công trên các vùng biển thế giới đang gia tăng khi số lượng các nhóm cướp biển có vũ trang nguy hiểm bắt cóc tàu thuyền nhiều hơn trước, theo AFP .
Theo thống kê của IMB, trong 6 tháng đầu năm 2011, đã có 266 vụ hải tặc tấn công tàu thuyền, tăng 70 vụ so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý là 60% trong tổng số 266 vụ tấn công trên biển vừa đề cập là do hải tặc Somalia gây ra.
Theo Thanh Niên
Al-Qaeda âm mưu cho nổ tung các tàu chở dầu
Theo tài liệu cá nhân của Osama bin Laden bị giới chức Mỹ thu giữ, al-Qaeda đã âm mưu cướp các tàu chở dầu và cho nổ tung chúng trên biển vào mùa hè năm ngoái, tạo ra các vụ nổ nhằm phá hoại nền kinh tế thế giới và đẩy giá dầu leo thang.
Ảnh minh họa một tàu chở dầu.
Âm mưu mới được tiết lộ cho thấy trong khi Bin Laden luôn nhắm tới một vụ tấn công quy mô lớn có thể sát hại hàng nghìn người Mỹ, ông ta cũng tin rằng một vụ tấn công đơn giản hơn vào ngành công nghiệp dầu mỏ có thể tạo ra sự hoảng loạn toàn cầu và gây tổn hại cho người phương Tây khi họ sử dụng xe hơi.
Các quan chức Mỹ cho hay âm mưu tấn công tàu chở dầu, được tìm thấy trong các tài liệu thu giữ từ căn nhà của Bin Laden trong vụ đột kích cách đây gần 3 tuần, chưa gây ra mối đe dọa khẩn cấp nào. Nhưng FBI và Bộ an ninh nội địa Mỹ vẫn đưa ra cảnh báo bí mật với cảnh và ngành công nghiệp năng lượng.
Cảnh báo cho hay al-Qaeda đã tìm kiếm thông tin về kích cỡ và việc đóng các tàu chở dầu, quyết định rằng mùa xuân hoặc mùa hè là thời điểm thích hợp nhất để tiếp cận các tàu, và rằng việc cho nổ tung chúng từ bên trong sẽ dễ dàng hơn. Al-Qaeda tin rằng một vụ nổ như vậy có thể tạo ra "cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng".
Phát ngôn viên Bộ an ninh nội địa Matthew Chandler cho hay giới chức Mỹ chưa phát hiện âm mưu tấn công cụ thể nào. "Tuy nhiên, vào tháng 2010, các thành viên al-Qaeda rất quan tâm tới việc tấn công vào các tàu chở dầu và cơ sở hạ tầng dầu mỏ ngoài biển", ông Chandler nói.
Với việc khoảng 1/2 nguồn cung cấp dầu của thế giới được vận chuyển trên biển, các chuyên gia an ninh và công nghiệp nhiều năm qua đã cảnh báo rằng một vụ tấn công như vậy có thể là cú sốc cho thị trường toàn cầu.
Âm mưu khủng bố nhằm vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ là chuyện không mới. Các thành viên của một nhà tù khủng bố Anh từng muốn cướp các máy bay xuyên Đại Tây Dương hồi năm 2006 cũng đã lên kế hoạch tấn công vào các mục tiêu dầu mỏ và khí đốt tại Anh. Và các thành viên của al-Qaeda tại Yemen đã tấn công các đường ống dẫn dầu.
Những người đi biển đã được cảnh báo cao độ khi nguy cơ cướp biển gia tăng dọc bờ biển châu Phi. Hải tặc Somalia cướp tàu để đòi tiền chuộc. Nhưng thông tin thu giữ được từ nhà của Bin Laden cho thấy al-Qaeda muốn áp dụng chiến lược của hải tặc Somalia để khủng bố.
Mỹ từng nhiều lần cảnh báo rằng một vụ tấn công nhằm vào tàu chở dầu tại một tuyến đường biển hẹp, như eo biển Hormuz nằm giữa Oman và Iran, có thể đẩy giá dầu lên cao.
Tại châu Á, những lo ngại tập trung vào tuyến đường biển quan trọng - eo biển Malacca nằm giữa Idonesia, Malaysia và Singapore.
Năm ngoái, một chi nhánh của al-Qaeda tại Indonesia đã thiết lập một trại huấn luyện ở đầu eo biển này, gây ra những nghi ngờ về một vụ tấn công tại đây và khiến Singapore phải đưa ra cảnh báo.
Theo Dân Trí
Thế giới mất 8,3 tỷ đôla mỗi năm vì hải tặc Somalia Một báo cáo từ Geopolicity, cơ quan chuyên thu thập, phân tích tin tức kinh tế, vừa cho biết, bọn hải tặc ở ngoài khơi bờ biển Somalia đã làm cộng đồng quốc tế tiêu tốn tới 8,3 tỷ USD mỗi năm. Số tiền đó có thể lên tới 13 đến 15 tỷ đôla vào năm 2015. Cướp biển Somalia vũ trang nặng...