Hại sức khỏe vì ăn khoai tây sai cách
Ăn khoai tây kèm trứng gà có thể gây béo phì, mầm khoai tây chứa solanine gây ngộ độc, khoai tây chiên có thể gây bệnh tăng huyết áp.
1. Khoai tây chiên tăng huyết áp
Không chỉ là khoai tây chiên, khoai tây dưới mọi hình thức chế biến có thể đặt bạn vào nguy cơ của tăng huyết áp. Theo nghiên cứu từ Bệnh viện Phụ nữ Brigham và Trường Y tế công cộng Harvard T.H. 8055.
Không có gì ngạc nhiên với thông tin khoai tây chiên có hại cho sức khỏe của bạn, nhưng nghiên cứu không dừng lại ở đó, những thông tin nghiên cứu cho thấy tiêu thụ khoai tây còn liên quan với bệnh tăng huyết áp.
Bằng cách kiểm tra dữ liệu y tế từ khoảng 187.500 người tham gia trên ba nghiên cứu dài hạn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn bốn hoặc nhiều hơn khẩu phần khoai tây mỗi tuần có thể có nguy cơ cao hơn 11 % của tăng huyết áp so với những người hiếm khi hoặc không bao giờ ăn khoai tây. Con số này leo lên đến 17 % khi khoai tây được lựa chọn là khoai tây chiên kiểu Pháp.
2. Mầm khoai tây gây ngộ độc
Video đang HOT
Trong mầm khoai tây có chứa chất solanine, sau khi ăn mầm có thể sẽ xuất hiện các biểu hiện như ngứa và nóng rát ở cổ họng, có cảm giác nóng rát hoặc đau vùng thượng vị, có thể gây nôn mửa và tiêu chảy. Ngoài ra, nặng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng đau đầu chóng mặt, rồi loạn ý thức nhẹ, khó thở.
3. Khoai tây trứng gà = béo phì
Khoai tây và trứng gà khi kết hợp với nhau trong một món ăn cũng dễ làm tăng hàm lượng cholesterol xấu gây ra béo phì, mà béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch chuyển hóa.
4. Không ăn khoai tây cả vỏ hay khoai đông lạnh, để lâu
Trong ẩm thực với khoai tây chú ý không nên ăn vỏ khoai tây, không nên ăn khoai tây đã để lâu, không nên ăn khoai tây để đông lạnh vì dễ gây độc đối với cơ thể con người.
Theo TS.BS. Lê Thanh Hải/Báo Sức Khỏe Đời Sống
Khỏe mạnh với khoai tây
Khoai tây, đặc biệt là khoai sống hoặc dùng nước ép, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khoai tây chứa nhiều dưỡng chất như kali, thiamin, niacin cũng như vitamin C.
Ảnh: Shutterstock
Đầu tiên lưu ý, các chuyên gia khuyên bạn tránh uống hơn nửa chén nước ép khoai tây mỗi ngày vì hàm lượng cao có thể gây ngộ độc. Ngoài ra, không nên dùng khoai tây có màu xanh lá ở vỏ vì chứa hàm lượng cao chất solanine, có thể gây cản trở cho hoạt động thần kinh và gây buồn nôn, tiêu chảy cũng như chuột rút.
Cải thiện tiêu hóa. Những người có vấn đề về tiêu hóa, từ ợ nóng cho đến ăn uống khó tiêu, đều được khuyên uống nước ép khoai tây. Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Freiburg (Đức) được công bố trên chuyên san Phytomedicine cho thấy 2/3 bệnh nhân ăn uống khó tiêu cho biết tình trạng của họ thuyên giảm đáng kể sau khi uống nước ép khoai tây. Theo Journal of Medicinal Plants Studies, nước ép khoai tây cũng được sử dụng để giảm viêm loét dạ dày, làm sạch ruột, giảm lượng a xít trong hệ tiêu hóa. Các nhà khoa học thuộc Đại học Manchester (Anh) cũng phát hiện rằng khoai tây có thể ngừa và thậm chí chữa viêm loét dạ dày do chứa chất tiêu diệt vi khuẩn gây viêm loét.
Ngừa ung thư. Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Nông nghiệp Đông Bắc tại Trung Quốc được công bố trên chuyên san Food and Function cho thấy chất patatin có trong nước ép khoai tây ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư ở những con chuột có khối u ác tính.
Loại bỏ mỡ máu. Nếu bạn có hàm lượng cholesterol xấu và mỡ triglyceride cao, nước ép khoai tây là giải pháp giúp đưa mọi chỉ số này về mức ổn định. Đó là nhờ các chất chống ô xy hóa có trong khoai tây. Theo một nghiên cứu năm 2012 do các nhà khoa học thuộc Đại học Khoa học đời sống Poznan (Ba Lan) thực hiện, các chất chống ô xy hóa hoạt động hiệu quả khi khoai tây được ép lấy nước.
Chữa viêm khớp. Theo Journal of Medicinal Plants Studies, uống 1 - 2 muỗng nước ép khoai tây trước mỗi bữa ăn có thể cải thiện các triệu chứng viêm khớp. Hoặc bạn có thể đun sôi vỏ khoai tây đã rửa sạch trong một nồi nước chừng 3 - 5 phút, sau đó lọc nước để nguội uống. Bạn nên lưu ý thiếu vitamin cũng gây ra các cơn đau viêm khớp.
Đẩy lùi Scurvy. Đây là một căn bệnh do thiếu vitamin C với các triệu chứng nướu răng sưng và chảy máu cùng vết thương khó lành. Nhờ có hàm lượng cao vitamin C, nước ép khoai tây có tác dụng đẩy lùi chứng Scurvy nếu được uống thường xuyên.
Chăm sóc da. Khoai tây là một chất tẩy rửa tự nhiên tuyệt vời, đặc biệt là đối với da mặt. Nghiền nát một củ khoai tây tươi và chà xát lên da, sau đó rửa sạch. Các chất dinh dưỡng trong khoai tây dễ dàng được hấp thụ vào da để nuôi dưỡng và dưỡng ẩm cho da mặt, giúp bạn có làn da sáng và khỏe mạnh.
Trị bỏng, vết loét, vết cắt, vết nứt. Để cải thiện các chấn thương nhỏ ngoài da, lấy một ít khoai tây nghiền và trộn với mật ong hoặc dầu ô liu. Thoa hỗn hợp này lên vùng bị ảnh hưởng và dùng gạc băng lại trong khoảng hai giờ. Để giảm triệu chứng da cháy nắng, cắt từng lát khoai tây mỏng và đắp lên vùng da bị rám nắng trong vài phút để dưỡng ẩm cho da và giảm đau. Biện pháp đắp này cũng giúp giảm sưng ngứa do côn trùng cắn đốt.
Bớt nhức đầu. Bạn chỉ cần cắt vài lát khoai tây thật mỏng đắp lên trán. Để cải thiện chứng đau đầu kinh niên, uống 1/4 chén nước ép khoai tây nóng trước mỗi bữa ăn, không quá 2 lần mỗi ngày.
Cải thiện chức năng gan. Hãy thử loại trà từ vỏ khoai tây. Chỉ cần đun sôi lớp vỏ củ khoai tây lớn trong nước chừng 5 phút, lọc lấy nước và uống khi nguội. Uống hằng ngày để giữ cho gan và túi mật hoạt động với hiệu suất cao.
Nhất Linh
Theo Thanhnien
Những bộ phận có độc cần tránh của một số loại rau củ Một số bộ phận từ thực vật như rễ, thân hay hạt mà bạn không bao giờ nên đưa vào các món ăn, là do chúng có chứa độc tố nguy hiểm. Theo Ths. Hồng Sơn - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, tận dụng tất cả các bộ phận của rau củ để cho vào chế biến là một biện pháp...