Hai “sát thủ” diệt mìn của quân đội Nga tại Syria
Quân đội Nga đã thử nghiệm và đưa vào sử dụng nhiều thiết bị rà phá bom mìn hiện đại trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria, trong đó có robot Uran-6 và Sphera.
Lực lượng công binh Nga và robot Uran-6 cùng chó nghiệp vụ cùng triển khai nhiệm vụ rà phá bom mìn. (Ảnh: Sputnik)
Hiện nay Nga đang trong quá trình hiện đại hóa lực lượng công binh với công nghệ robot tự động và một số robot này đã được quân đội Nga thử nghiệm trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria.
Nga đã điều động robot phá mìn đến các khu vực tại Syria nhằm thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm mìn, thiết bị nổ tự chế (IED) và bom chưa nổ, góp phần giảm thiểu tối đa mức độ nguy hiểm cho lực lượng công binh.
Hơn 6.500 hec-ta đất tại Syria đã được các thiết bị đặc biệt của Nga rà quét, phá hủy thành công khoảng 100.000 bom và mìn ở những khu vực này.
Video đang HOT
Robot thiết giáp
Các chuyên gia quân sự cho biết robot rà phá bom mìn Uran-6 của Nga có thể chịu được sức công phá 10 kg thuốc nổ TNT và sau đó vẫn hoạt động bình thường. Uran-6 được sử dụng lần đầu tiên để tháo dỡ bom mìn tại thành phố Palmyra, Syria vào năm 2016, tiếp đó là Aleppo sau khi thành phố này được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của phiến quân
Được thiết kế như một xe thiết giáp hạng nhẹ, Uran-6 có khả năng di chuyển với tốc độ 7 km/giờ với phần lưỡi ủi nằm ngay phía trước. Nhờ hệ thống bánh xích giống xe tăng, Uran-6 có thể vượt qua những tảng đá hoặc bức tường cao tới 1m và trên những địa hình nguy hiểm.
Hoạt động nhờ hệ thống điều khiển không dây từ xa, Uran-6 có thể xử lý bom mìn với lượng chất nổ lên tới 60 kg TNT. Mỗi giờ, Uran-6 có thể di chuyển khoảng cách 1.000m và rà quét bãi mìn rộng tới 2.000m2, tương đương với khối lượng công việc của hàng chục công binh trong khi vẫn đảm bảo an toàn.
Robot hình cầu
Được xem là “những người em” của Uran-6, robot Sphera và Skarabei cũng tham gia vào các hoạt động rà phá bom mìn ở các khu vực dân cư cũng như những nơi khó tiếp cận nhất tại Syria.
“Trước đây, các đơn vị công binh và chó nghiệp vụ thường được triển khai tới những khu vực khó tiếp cận do các thiết bị quân sự cỡ lớn không thể tiến vào các khu vực này. Tuy nhiên hiện nay, các lực lượng vũ trang có thể sử dụng những thiết bị công binh cỡ nhỏ với khả năng tự rà quét toàn bộ một khu vực mà không gây nguy hiểm cho con người”, Dmitri Litovkin, cựu chuyên gia phân tích quân sự của báo Izvestia, cho biết. Theo ông Litovkin, các thiết bị này có thể xuống được cả đường hầm và giếng ở dưới lòng đất tại Syria.
Robot Sphera là một thiết bị hình cầu nhỏ gọn với 4 camera có độ phân giải cao, cho phép gửi hình ảnh với tính năng 360 độ của các khu vực xung quanh về hệ thống điều hành. Trong khi đó, robot Skarabei được thiết kế giống một xe ô tô đồ chơi có điều khiển từ xa, trên xe có gắn các camera và micro.
Cả Sphera và Skarabei đều được thiết kế nhỏ gọn để có thể dễ dàng triển khai trên nhiều loại địa hình. Ngoài ra, kích thước nhỏ cũng giúp các robot này khó bị phát hiện hơn, trong khi các động cơ điện giúp robot hoạt động êm ái, không gây ra tiếng ồn. Độ bền của các camera trên robot cho phép chúng hoạt động tốt ngay cả khi rơi từ độ cao gần 5m.
Thành Đạt
Theo Dantri
Nga điều thêm "Rồng lửa" S-400 tới Syria
Quân đội Nga vừa điều thêm hệ thống tên lửa phòng không S-400, được mệnh danh là "Rồng lửa" tới Syria, động thái được cho là nhằm củng cố khả năng phòng thủ tại các căn cứ quân sự của Moscow.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga (Ảnh: RT)
Video do Bộ Quốc phòng Nga đăng tải ngày 23/1 cho thấy Moscow đã điều thêm 4 hệ thống S-400 tới Syria, trong đó 2 hệ thống được đưa bằng đường không tới căn cứ Không quân Khmeimim tại tỉnh Latakia và 2 hệ thống còn lại được đưa tới căn cứ hải quân của Nga ở Tartus
S-400 Triumf là hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất góp mặt trong biên chế quân đội Nga. Hệ thống này có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không trung trong phạm vi trên 400 km, bao gồm các loại máy bay, tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu lên đến 4.800 m/s.
Theo hãng sản xuất Almaz Antey, một hệ thống S-400 có thể tấn công 36 mục tiêu cùng lúc. Năm 2015, Nga đã triển khai hệ thống tới căn cứ Khmeimim nhằm đảm bảo an toàn cho các máy bay trong suốt chiến dịch chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tại Syria. Quyết định này được đưa ra sau khi một máy bay chiến đấu Su-24 của Nga bị máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi, trên khu vực biên giới với Syria. Ankara cáo buộc máy bay Nga xâm nhập không phận, nhưng Moscow phủ nhận.
Hồi tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ rút bớt lực lượng ra khỏi chiến trường Syria sau khi cuộc chiến chống khủng bố thành công. Tuy nhiên, các hệ thống phòng thủ S-400 và tổ hợp phòng không Pantsir vẫn tiếp tục ở lại căn cứ của Syria. Phía Nga cho biết, các hệ thống này sẽ đóng vai trò lá chắn báo vệ cho các máy bay chiến đấu cùng lực lượng gìn giữ hòa bình Nga còn lưu lại các căn cứ.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Quân phục tác chiến gắn máy quay hiện đại của công binh Nga Công binh Nga đã thử nghiệm quân phục tác chiến mới được thiết kế với nhiều tính năng hiện đại cho phép các binh sĩ thực hiện linh hoạt nhiệm vụ ngoài thực địa. Các binh sĩ thuộc đơn vị công binh tác chiến Nga diễn tập ở vùng Vladimir (Ảnh: Sputnik) Theo RT, một đơn vị mới của lực lượng công binh...