Hai quỹ ngoại vừa “sang tay” 1,5 triệu cổ phiếu Thế giới Di động (MWG)
The Ton Poh Fund đã chuyển nhượng 1,5 triệu cổ phiếu MWG cho Hanoi Investments Holdings Limited. Ngày hiệu lực chuyển quyền là 11/9/2018.
Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ghi nhận hai quỹ ngoại vừa hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG).
Cụ thể, The Ton Poh Fund đã chuyển nhượng 1,5 triệu cổ phiếu MWG cho Hanoi Investments Holdings Limited. Ngày hiệu lực chuyển quyền là 11/9/2018.
Nguồn: VSD.
Được biết, The Ton Poh Fund là quỹ đầu tư được quản lý bởi Ton Poh Capital, công ty quản lý quỹ có trụ sở tại Thái Lan. The Ton Poh Fund chu yêu đâu tư vao cac cô phiêu niêm yêt trên thi trương Thai Lan va môt sô quôc gia Đông Nam A như Viêt Nam, Lao, Campuchia va Myanmar. Ngày 31/8, The Ton Poh Fund đã mua 4,4 triệu cổ phiếu FPT từ Vietnam Equity Holding.
Còn Hanoi Investments Holdings Limited là một tổ chức có liên quan đến nhóm Dragon Capital.
Trên thị trường, cổ phiếu MWG đang trong xu hướng tăng giá, hiện đang giao dịch tại mức 120.900 đồng/cp.
Video đang HOT
Biến động cổ phiếu MWG 6 tháng qua
Mới đây, Thế giới Di động đã công bố tình hình kinh doanh 7 tháng 2018 với doanh thu thuần hợp nhất đạt 51.686 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu online tăng 114% lên 6.389 tỷ đồng. Tương ứng, Công ty thu về mức lợi nhuận sau thuế là 1.756 tỷ đồng, tăng 39%, thực hiện được 67% kế hoạch cả năm.
Đáng chú ý tại Bách Hóa Xanh, trong tháng 7, doanh thu của 393 cửa hàng đạt xấp xỉ 400 tỷ đồng. Được biết, mức doanh thu bình quân tính cho các cửa hàng khai trương trước ngày 1/7 đạt trên 900 triệu đồng/cửa hàng.
Tính đến cuối tháng 7, Bách Hóa Xanh đã triển khai mô hình cửa hàng lớn 300 m2 tại Quận Thủ Đức, Tp.HCM. Đây là cửa hàng được chọn lọc từ mô hình cửa hàng chuẩn 160m2 do nằm trong khu vực có nhu cầu khách hàng lớn, đông dân cư, gần chợ… Loại hình này được đầu tư với hơn 3.000 mặt hàng, trong đó có hơn 300 mặt hàng tươi sống.
Kết quả cho thấy, lần đầu tiên chuỗi Bách Hóa Xanh có cửa hàng vượt ngưỡng doanh thu 3 tỷ đồng/tháng, phục vụ khoảng 1.000 giao dịch mỗi ngày, tương đương với trung bình một phút có một giao dịch.
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
Thị trường thực phẩm giá trị trên 70 tỷ USD còn manh mún, Bách Hóa Xanh liệu sẽ tiếp nối thành công của Điện máy xanh và TGDĐ?
Thị trường thực phẩm giá trị trên 70 tỷ USD còn manh mún, Bách Hóa Xanh liệu sẽ tiếp nối thành công của Điện máy xanh và TGDĐ?
Nhiều kỳ vọng được đặt vào chuỗi bán lẻ mới này trong bối cảnh thị trường thực phẩm giá trị trên 70 tỷ USD hiện còn manh mún. Cùng với đó là những hoài nghi về khả năng thành công của MWG khi bán lẻ thực phẩm hoàn toàn khác biệt với bán lẻ hàng công nghệ. Thực tế thì sau gần 2 năm hoạt động, Bách Hóa Xanh vẫn chưa thể đạt được điểm hòa vốn, lỗ EBITDA 60 tỷ trong Quý 1. Tuy nhiên, khả năng thành công của Bách Hóa Xanh nói riêng hay mô hình bán lẻ thực phẩm hiện đại nói chung vẫn đang được hỗ trợ bởi các yếu tố sau:Trong báo cáo mới công bố, CTCK Rồng Việt (VDSC) cho rằng chuỗi bán lẻ thực phẩm Bách Hóa Xanh đang là tâm điểm của thị trường khi nói đến Thế giới di động (MWG).
Mô hình bán lẻ là xu thế tiêu dùng tất yếu
Có thể dễ dàng nhận thấy mức độ phổ biến của hình thức bán lẻ hiện đại tăng dần theo mức phát triển của mỗi quốc gia. Khi mức sống cao lên, người dân càng có ít thời gian cho việc đi chợ mua sắm và đặt ra yêu cầu cao hơn về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngay cả ở Indonesia, thị trường có nhiều điểm tương đồng nhất với VIệt Nam thì chuỗi bán lẻ Alfamart cũng đang rất thành công với 5% thị phần bán lẻ và trên 10.000 cửa hàng. Phân tích sau đây cho ta cái nhìn tổng thể về điểm mạnh, yếu của mô hình cửa hàng thực phẩm so với chợ truyền thống.
Kinh nghiệm mở chuỗi thừa hưởng từ Thegioididong và Dienmayxanh
Tuy bán lẻ thực phẩm có sự khác biệt so với bán hàng điện tử, mô hình cốt lõi của MWG là không thay đổi: mở cửa hàng nhỏ với số lượng nhiều và bán các mặt hàng cơ bản. MWG đã rất thành công với 2 chuỗi bán điện thoại và điện máy. Hai thị trường này cũng từng giống như thị trường thực phẩm hiện tại đó là rất phân mảnh.
Qua việc thâu tóm thị phần từ các cửa hàng nhỏ lẻ, MWG đã chứng minh năng lực trong cạnh tranh với kênh bán lẻ truyền thống. Chiến lược đúng đắn nhất của MWG, theo VDSC đó là tránh đối đầu với thế mạnh lớn nhất của bán lẻ truyền thống, đó là "giá rẻ". Thay vào đó, công ty tập trung vào các điểm mạnh của mình về chất lượng sản phẩm và dịch vụ chuyên nghiệp.
Thay đổi đúng đắn mang tính chiến lược của MWG
Việc nhận thức được sai lầm và có động thái sửa chữa kịp thời luôn là ưu điểm của MWG được đánh giá rất cao. Cụ thể, các cửa hàng ban đầu nằm trong khu dân cư không thực sự đạt hiệu quả cao vì mức nhận diện thương hiệu còn thấp và người tiêu dùng có thói quen mua thực phẩm trên đường về hơn là đi bộ tới các cửa hàng gần nhà.
Do đó, từ tháng 04/2018, công ty đã có điều chỉnh về mặt chiến lược cho chuỗi Bách Hóa Xanh: những cửa hàng mở sau này sẽ được đặt trên những trục đường chính dẫn vào khu dân cư. Cùng với đó, số lượng cửa hàng mục tiêu vào cuối năm 2018 cũng được điều chỉnh từ 1.000 xuống còn 500 cửa hàng.
Theo quan sát của VDSC, các cửa hàng mới có lưu lượng khách cao hơn đáng kể so với cửa hàng cũ, doanh thu trung bình tháng đạt trên 1 tỷ đồng/cửa hàng.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Thế giới di động sắp phát hành gần 16 triệu cổ phiếu riêng lẻ và cổ phiếu ESOP Giá chào bán riêng lẻ tối đa 110.000 đồng/cổ phiếu và tối thiểu 90.000 đồng/cổ phiếu. HĐQT CTCP Đầu tư Thế giới di động (mã chứng khoán MWG) vừa thông quaphương án phát hành riêng lẻ tăng vốn điều lệ. Cụ thể, Thế giới di động dự kiến phát hành tối đa 6,7 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương tỷ lệ 2,18%....