Hải quân và Không quân Việt Nam huấn luyện đổ bộ chiếm trận địa
Khi máy bay vừa tiếp đất, được lệnh của sĩ quan chỉ huy, nhóm chiến sĩ đổ bộ đường không nhanh chóng cơ động xuống mặt đất và bắt đầu chiếm lĩnh trận địa.
Hải quân đánh bộ Việt Nam là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, hiện đại có nhiệm vụ phản ứng nhanh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Ảnh: TPO
Huấn luyện hiệp đồng đổ bộ đường không, đường biển là một trong những nội dung phối hợp thường xuyên giữa lực lượng Hải quân đánh bộ và Không quân Việt Nam nhằm sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.
Ngay từ đầu giờ sáng, kíp chỉ huy hiệp đồng huấn luyện giữa lực lượng Hải quân đánh bộ và tổ điều hành bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không – Không quân đã vào vị trí, sẵn sàng chỉ huy trực tiếp theo phương án tác chiến đã đề ra.
Đúng thời điểm giờ G, lực lượng đổ bộ đường không từ máy bay của Trung đoàn 916 đã tập kết đến vị trí an toàn. Khi máy bay vừa tiếp đất, được lệnh của sĩ quan chỉ huy, nhóm chiến sĩ đổ bộ đường không nhanh chóng cơ động xuống mặt đất và bắt đầu chiếm lĩnh trận địa. Lực lượng tấn công từ hướng biển cũng đã xuất phát áp sát mục tiêu, tạo thế gọng kìm từng bước làm chủ chiến trường. Bằng khẩu lệnh rõ ràng, dứt khoát, chỉ huy đổ bộ đã lệnh cho bộ đội nhanh chóng chiếm đánh và làm chủ trận địa.
Video đang HOT
Những bài tập, tình huống phối hợp thực tế như thế này giữa lực lực Hải quân đánh bộ và Không quân đã thực sự bám sát phương châm huấn luyện của Quân chủng Hải quân đề ra cho các lực lượng là cơ bản, thiết thực, vững chắc, sát chiến trường, sát với trang bị hiện có. Điều quan trọng là qua những buổi huấn luyện như thế này đã khẳng định được sự đoàn kết, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, tinh thần khắc phục khó khăn, gian khổ để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Theo Infonet
Trung Quốc đang xây "tàu sân bay không thể đánh đắm" ở Trường Sa
Tạp chí quân sự Canada cho rằng Trung Quốc đang thực hiện một dự án xây đảo nhân tạo vô cùng quy mô ở Biển Đông, được mệnh danh là "tàu sân bay không thể đánh đắm". Và điều này có thể khiến Mỹ tiến hành một cuộc tấn công.
Hình ảnh do máy bay do thám chụp vào ngày 25/2/2014 được chính phủ Philippines công bố, cáo buộc hoạt động vi phạm DOC của Trung Quốc tại Gạc Ma.
Thông tin được tạp chí quân sự Kanwa Defense Review, do chuyên gia quân sự Andrei Chang ở Canada điều hành, đưa ra nhận định trên.
Hoạt động bồi đắp đất, xây dựng đảo nhân tạo được biết đang diễn ra trên bãi ngàm Gạc Ma có thể là mối đe dọa đối với tất cả các nước tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa, trong đó có Việt Nam, Malaysia, Brune, Philippines và cả đảo Đài Loan.
Theo thiết kế được chính phủ Trung Quốc đưa ra, nước này dự kiến xây một "tàu sân bay không thể đánh đắm" ở Biển Đông thông qua một dự án cải tạo, bồi đắp đất vô cùng quy mô ở khu vực. Bản thiết kế cho thấy "tàu sân bay không thể đánh đắm" này bao gồm 2 đường bay và 2 quân cảng.
Sau khi dự án này được hoàn thành, Trung Quốc sẽ có khả năng triển khai máy bay ném bom chiến lược H-6 và chiến đấu cơ tới Biển Đông. Ngoại trừ tàu sân bay như Liêu Ninh, hai quân cảng ở đó có thể tiếp nhận bất kỳ tàu chiến nào của Trung Quốc.
Máy bay ném bom H-6 sẽ gây thêm mối đe dọa đối với Mỹ và các đồng minh an ninh ở Đông Nam Á. Với tầm xa 6.000km và bán kính chiến đấu 1.800km, H-6 có khả năng tấn công tất cả các mục tiêu lớn ở bắc Úc.
Mặc dù Úc cách Gạc Ma tới khoảng 3.400km, nhưng H-6 có khả năng mang tên lửa tầm xa 2.000km. Điều này có nghĩa H-6 sẽ có khả năng tấn công tất cả các cơ sở quân sự của Mỹ ở Úc. Tên lửa chống hạm như YJ-83 và YJ-12 có thể được dùng để phong tỏa toàn bộ đường biển ở Eo Malacca.
Bằng cách kiểm soát không phận Biển Đông, Trung Quốc cũng có thể ngăn lực lượng Mỹ ở Úc hỗ trợ cho các đồng minh tại Đông Á.
Quy mô của các dự án bồi đắp đất của Trung Quốc tại khu vực hiện vẫn chưa rõ. Một dự án tượng tự ở bãi Vành Khăn cũng đang được tiến hành. Vì vậy chưa rõ Gạc Ma hay Vành Khăn sẽ trở thành "tàu sân bay không thể đánh đắm".
Nhưng tạp chí nhận định, dù thế nào, các nước như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, và Singapore đều nằm trong tầm không kích chiến thuật của Trung Quốc. Singapore hiện là một trong những căn cứ chính của tàu chiến lưỡng cư của Hải quân Mỹ.
Tuy nhiên, theo Kanwa, một "tàu sân bay không thể đánh đắm" sẽ không phải là "một tàu sân bay không thể đánh bại". Với tiềm lực quân sự của mình, Mỹ có thể tiến hành một cuộc tấn công vào "tàu sân bay không thể đánh đắm" này. Ngoài ra, tạp chí cũng cho rằng, Bãi Gạc Ma và Vành Khăn nằm cách thành phố Hồ Chí Minh, miền nam Việt Nam khoảng 850km. Điều này có nghĩa là cả hai đảo đều nằm trong tầm với của chiến đấu cơ đa năng Nga Su-30MK2 của không quân Việt Nam trong trường hợp xảy ra xung đột.
Trung Anh
Tổng hợp
Trường Sĩ quan Không quân: Thực hiện 10.750 chuyến bay an toàn tuyệt đối Ngày 12-9, Trường Sĩ quan Không quân tổ chức Lễ khai giảng năm học 2014-2015. Trung tướng Phạm Xuân Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng đến dự Năm học vừa qua, Nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo học viên, nghiên cứu khoa học và thực hiện đột phá trong giáo dục đào tạo "Dạy...