Hải quân Trung Quốc nhận tàu mệnh danh ‘căn cứ di động’
Hải quân Trung Quốc sáng nay chính thức tiếp nhận tàu bán ngầm đầu tiên có số hiệu 868, có thể làm “ căn cứ di động trên biển” phục vụ cho chiến lược của nước này tại Biển Đông.
Tàu bán ngầm 868 với tên gọi Đông Hải Đảo của hải quân Trung Quốc. Ảnh: Sina
Tàu bán ngầm 868 dài 175,5 m, rộng 32,4 m, có lượng giãn nước hơn 20.000 tấn, sẽ phục vụ có hiệu quả cho hải quân Trung Quốc trong việc chuyên chở trang bị vũ khí hạng nặng như tàu đệm khí, xe tăng, tàu chiến, pháo hạm… Ngoài ra con tàu còn có thể làm xưởng sửa chữa tàu di động trên biển, có thể đảm bảo công tác tu sửa cho các tàu chiến Trung Quốc khi gặp sự cố, trang Sina cho hay.
Tàu bán ngầm 868 được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Văn Xung, Hoàng Phố, được hạ thủy vào 27/2 và đi vào thử nghiệm một tháng sau đó.
Video đang HOT
Trang tin cho hay tàu có thể tăng cường khả năng cơ động trên biển của hải quân Trung Quốc, giúp vận chuyển các loại vũ khí hạng nặng và các sản phẩm quân sự. Nó khác các tàu đổ bộ tấn công thông thường là chỉ được sử dụng để vận chuyển.
Trong cuộc đổ bộ vào các khu vực có địa hình bờ biển phức tạp, các tàu sân bay và tàu quân sự cỡ lớn không thể thực hiện được nhiệm vụ này. Nhưng tàu bán ngầm 868 có thể khắc phục vấn đề, và có thể làm “căn cứ di động trên biển” ở Biển Đông, trang tin viết.
Hương Giang
Theo Thanhnien
Trung Quốc đã đẩy các nước trong khu vực phải mua vũ khí Mỹ
Sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông đang đẩy các nước trong khu vực hướng đến việc mua vũ khí hạng nặng và máy bay quân sự của Mỹ, theo cựu thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Dov Zakheim.
Các chiến đấu cơ F-15 và F-16 của Mỹ - Ảnh: Không lực Mỹ
"Chúng tôi đang bán mọi thứ từ máy bay chiến đấu đến tên lửa tại Đông Á. Sự quyết đoán của Trung Quốc khiến các nước láng giềng lo lắng và vì vậy họ đang đẩy mạnh việc nâng cấp vũ khí tại khu vực", ông Zakheim nói, nhưng không nêu rõ số lượng vũ khí bán cho các nước, theo Sputnik (Nga) ngày 27.6.
Hồi tháng 5.2015, Mỹ đã thông qua kế hoạch bán 17 máy bay lai trực thăng V-22 Osprey có giá 3 tỉ USD cho Nhật Bản. Các quan chức Mỹ cũng phê chuẩn 2 hợp đồng bán tên lửa gắn trên máy bay cho Indonesia và Malaysia. Theo đó, Indonesia mua 30 tên lửa Sidewinder và 20 tên lửa huấn luyện với giá 47 triệu USD, Malaysia mua 10 tên lửa AIM-120 AMRAAM giá 21 triệu USD. Lầu Năm Góc cho rằng việc bán vũ khí cho các nước là một phần trong chiến lược xoay trục nhằm đối phó với Trung Quốc, theo trang Defence One.
Trong khi đó, báo PhilStar (Philippines) dẫn dữ liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, trong giai đoạn từ năm 2010-2014, các nước Đông Nam Á đã hiện đại hóa và phát triển các phi đội của mình. Singapore đã mua 32 chiến đấu cơ F-15E của Mỹ. Mỹ cũng bán cho Indonesia 24 chiến đấu cơ F-16C. Ngoài ra, các nước Đông Nam Á còn mua các loại máy bay chiến đấu của Nga, Hàn Quốc, Thụy Điển.
Cựu thứ trưởng Quốc phòng Mỹ thời chính quyền George W. Bush này nhấn mạnh rằng những hành động đòi chủ quyền phi lý gây căng thẳng và "tạo ra việc đã rồi" của Trung Quốc ở Biển Đông đã đặt các nước trong khu vực vào thế phòng thủ, theo Sputnik.
Mỹ đã tuyên bố lợi ích của mình trong việc bảo đảm an ninh và tự do hàng hải quốc tế tại Biển Đông, đồng thời bày tỏ lo ngại về tự do hàng hải của các tàu chiến Mỹ tại khu vực này.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, ông Antony Blinken, hôm 26.6 đã gọi hành động bồi đắp, xây dựng phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông là "mối đe dọa cho hòa bình và ổn định". Ông Blinken cũng kêu gọi Trung Quốc dừng việc xây dựng phi pháp tại các hòn đảo ở Biển Đông, theo Reuters.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Nỗi lo khủng bố ám ảnh toàn thế giới Chưa khi nào, mối lo ngại về khủng bố lại bao trùm lên một phạm vi rộng lớn như hiện nay. Chắc hẳn nhiều người sẽ không khỏi giật mình khi nhìn vào bản Báo cáo về khủng bố toàn cầu năm 2014 do Bộ Ngoại giao Mỹ mới công bố. Các vụ tấn công tăng chóng mặt Theo AFP, Báo cáo về...