“Hải quân Trung Quốc không phải đối thủ của Nhật”
Hải quân Trung Quốc tuyệt đối không phải là đối thủ của Nhật Bản không quân tuy có vẻ lạc quan hơn song cũng không thể giành phần thắng.
Đối mặt với thách thức từ việc chính phủ Nhật Bản mua ba hòn đảo trong quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang có tranh chấp ở biển Hoa Đông, phía Trung Quốc đã dồn dập phản ứng quyết liệt, đồng thời đưa ra nhiều hành động đáp trả.
Báo Bình Quả của Hong Kong ngày 12/9 cho biết, cùng với việc công bố đường cơ sở lãnh hải đối với đảo Điếu Ngư/Senkaku, hai tàu hải giám số 46 và 49 của Trung Quốc ngày 11/9 cũng đã tới vùng biển bên ngoài khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, cơ quan hải giám Trung Quốc đã hoạch định kế hoạch hành động liên quan, căn cứ tình hình thực tế để hành động bảo vệ và tuyên bố chủ quyền.
Theo nhà nghiên cứu quân sự trên biển Christian Le Miere thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, việc điều hai tàu hải giám này phản ánh Trung Quốc chỉ tiến hành ngoại giao pháo hạm “phi quân sự hóa” để đáp trả việc Nhật Bản “mua đảo,” bởi vì tàu hải giám chỉ là “cảnh sát duy trì trị an tại vùng nước chủ quyền. Ngoài việc kiểm soát tàu thuyền dân sự, tàu hải giám không hề tạo ra hình ảnh uy hiếp về mặt quân sự.
Hiện dư luận khá lo ngại về khả năng tranh chấp Trung-Nhật trong vấn đề chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Sekaku leo thang, hai bên rất dễ xảy ra nổ súng. Về vấn đề này, Khúc Tinh – Trưởng Trung tâm Nghiên cứu Vấn đề Quốc tế Trung Quốc – cho biết việc Nhật Bản “quốc hữu hóa” quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đã thu hẹp một cách nghiêm trọng khả năng Trung-Nhật thông qua con đường ngoại giao để giải quyết tranh chấp, nguy cơ hai bên nổ ra xung đột đang ngày một gia tăng. Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Hoàng Đông tin rằng khả năng nổ súng giữa hai bên không lớn.
Video đang HOT
Xét về sức mạnh không quân và hải quân giữa Trung Quốc với Nhật Bản, một khi khai chiến, hải quân Trung Quốc tuyệt đối không phải là đối thủ của Nhật Bản không quân tuy có vẻ lạc quan hơn song cũng không thể giành phần thắng.
Một số phân tích cho rằng hành động “ký hợp đồng mua đảo” của chính phủ Nhật Bản chưa hẳn là “đỉnh điểm” của cuộc tranh giành quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, tới đây rất có thể sẽ còn có các đợt sóng gió khác xung quanh cuộc tranh chấp này.
Phát biểu trên tờ Văn Hối cùng ngày, chuyên gia các vấn đề Nhật Bản của Trung Quốc, ông Đường Thuần Phong cho biết Nhật Bản đã thách thức Trung Quốc nghiêm trọng. Việc Trung Quốc gia tăng đáp trả là chắc chắn và cần thiết, và hành động này sẽ còn tiếp diễn trong một khoảng thời gian nữa, song cụ thể gia tăng đến mức độ nào thì còn phải căn cứ vào hành động của phía Nhật Bản để quyết định. Nếu như Nhật Bản tiếp tục nâng cấp thách thức, phía Trung Quốc sẽ không loại trừ việc áp dụng các biện pháp trả đũa trong nhiều lĩnh vực như du lịch, kinh tế và hiệu quả của việc làm này rất khó dự liệu.
Cao Hồng – Phó Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc – cho rằng chính phủ Nhật Bản đã phớt lờ thỏa thuận ngầm và nhận thức chung Trung-Nhật trong vấn đề quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và đang đi theo con đường sai lầm và nguy hiểm. Nếu như Nhật Bản không kịp thời trở lại đàm phán với tiền đề “nhìn thẳng vào tranh chấp”, tiếp tục đơn phương hành động, thì tất sẽ phải gánh chịu những hậu quả hiện thực.
Dưới tiền đề hai bên Trung- Nhật đều không muốn giao tranh và không muốn nổ ra xung đột quân sự, Trung Quốc không thể không điều thêm nhiều tàu ngư chính và tàu hải giám tới vùng biển quần đảo Điếu Ngư/Senkaku để tuần tra, tuyên bố bảo vệ chủ quyền, song nếu Nhật Bản cũng đáp trả bằng hành động tương tự khiến cho nguy cơ xung đột leo thang, lúc đó, hình thức đấu tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản có thể sẽ chuyển từ chính trị sang lĩnh vực kinh tế, khiến cho quan hệ kinh tế hai nước thụt lùi nghiêm trọng.
Gần đây, do quan hệ hai nước căng thẳng, tiêu thụ hàng hóa của Nhật Bản – nhất là xe hơi – bị tác động nghiêm trọng. Nếu như tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku tiếp tục leo thang, nó không chỉ ảnh hưởng tới đường đi của quan hệ Trung-Nhật mà còn ảnh hưởng tới các vấn đề lớn hơn như ổn định và phát triển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thậm chí là toàn cầu.
Lý Quốc Cường, Phó Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu biên cương sử địa Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết quan hệ Trung-Nhật đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ đầu thế kỷ này tới nay, phía Nhật Bản gần như đã bịt chặt con đường hai nước thông qua đàm phán ngoại giao để giải quyết vấn đề, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc đối với đảo Điếu Ngư/Senkaku và các đảo phụ cận. Điều này đã phủ bóng đen dày đặc lên tương lai quan hệ Trung-Nhật.
Quan hệ song phương trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao… đều sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Trung Quốc sẽ triển khai một cuộc đấu tranh ngoại giao mới quyết liệt hơn trước. Tình hình hiện nay chưa phát triển đến mức phải sử dụng đến vũ lực, nên hai bên vẫn phải tranh thủ thông qua nỗ lực ngoại giao tích cực giải quyết ổn thỏa tranh chấp./.
Theo Dantri
Tàu vũ trụ của Nhật rời ISS
Tàu vận tải không người lái của Nhật vào hôm 12.9 đã rời khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), kết thúc thành công sứ mệnh tiếp tế hàng hóa của mình, RIA Novosti dẫn lời phát ngôn viên Trung tâm Kiểm soát sứ mệnh Nga cho biết.
Tàu Kounotori 3, hay còn gọi là HTV-3, là con tàu vận tải vũ trụ không người lái (H-II Transfer Vehicle) thứ ba của Nhật, được thiết kế để mang hàng hóa đến cung cấp cho trạm vũ trụ. HTV-3 bay đến kết nối với ISS vào ngày 27.7 qua, mang theo bốn tấn hàng hóa.
Tàu vận tải vũ trụ HTV-3 của Nhật - Ảnh: AFP/NASA
"Con tàu vận tải vũ trụ Nhật đã rời cổng kết nối ISS trên quỹ đạo vào lúc 22 giờ 50 phút ngày 12.9 (giờ VN)", phát ngôn viên Trung tâm Kiểm soát sứ mệnh Nga nói và cho biết thêm là HTV-3 sẽ bị đốt cháy khi bay vào khí quyển trái đất trong hôm 14.9.
Được biết, con tàu nặng 16,5 tấn này ngoài sứ mệnh mang hàng hóa đến ISS còn có nhiệm vụ "dọn rác" cho trạm vũ trụ khi mang đi khỏi trạm các thiết bị thí nghiệm đã sử dụng, quần áo cũ...
Theo RIA Novosti thì tàu HTV-3 dự kiến rời ISS vào ngày 6.9, tuy nhiên kế hoạch này đã phải hoãn lại do một mô-đun của Mỹ trên ISS hư hỏng khiến các phi hành gia phải sửa chữa khẩn cấp.
Hiện trên ISS có sáu phi hành gia làm việc của Đoàn bay quốc tế ISS thứ 32 gồm: Gennady Padalka, Sergei Revin (cùng của Nga) và Joe Acaba (Mỹ) do tàu Soyuz TMA-04M đưa lên trạm và Sunita Williams (Mỹ), Akihiko Hoshide (Nhật Bản), Yury Malenchenko (Nga) của tàu Soyuz TMA-05M.
Trong thời gian tới, dự kiến các phi hành gia trên ISS sẽ đón bốn tàu vận tải gồm hai của Nga, một của Nhật và một của châu Âu.
Ngoài ra, tàu Soyuz TMA-06M chở theo ba phi hành gia là Kevin Ford (Mỹ), Oleg Novitskiy và Evgeny Tarelkin (cùng của Nga) cũng sẽ rời bệ phóng tại Sân bay Vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan vào ngày 15.10 tới để bay đến ISS.
Theo TNO
Trung Quốc cử tàu tuần tra đến Senkaku/Điếu Ngư Trung Quốc đã cử hai tàu tuần tra đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật sau khi Tokyo thông báo việc quốc hữu hóa ba hòn đảo tại đây, theo Tân Hoa xã vào hôm nay, 11.9. Tân Hoa xã cho biết hai tàu hải giám đã đến vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để "xác nhận chủ quyền"....