Hải quân Trung Quốc đối mặt bài toán thu chi trong thời kỳ chiến tranh thương mại
Trong khi mục tiêu hiện đại hóa quân đội của Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn là một ưu tiên thì Bắc Kinh vẫn phải cân nhắc về mức chi phí khá cao phải bỏ ra để đóng chiến hạm thế hệ mới.
Một chiến hạm của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: SCMP
Trung Quốc từng nhiều lần nói rằng có thể chống đỡ được ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, các nhà quan sát đánh giá Hải quân Trung Quốc đang chịu áp lực điều chỉnh kế hoạch chi tiêu do chưa chắc chắn về tương lai kinh tế quốc gia và do kỹ thuật chậm tiến triển hơn dự định.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn một nguồn quân sự giấu tên cho biết: “Căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ đồng thời nhắc nhở các lãnh đạo quốc gia này rằng họ cần phải thận trọng về số tiền bỏ ra để đóng tàu mới”.
Theo nguồn tin này, để đóng một tàu sân bay cần chi phí đắt đỏ cho hệ thống vũ khí, liên lạc, kiểm soát, chiến đấu cơ… Tổng số tiền phải bỏ ra thường vào khoảng 50 tỷ nhân nhân tệ (khoảng 7,2 tỷ USD).
Video đang HOT
Nguồn tin này đồng thời nhận định kế hoạch đóng 8 tàu khu trục Lớp 055 với trọng lượng rẽ nước hơn 12.000 tấn cũng cần phải xem xét lại. Mỗi tàu khu trục Lớp 055 có giá hơn 6 tỷ nhân dân tệ, đắt gấp đôi Lớp 052D, chiến hạm chủ lực của Hải quân Trung Quốc hiện nay.
Các chuyên gia quân sự cho rằng không nên chỉ cân nhắc mỗi giá thành đóng tàu, mà còn cần tính tới cả chi phí khổng lồ để vận hành nhóm tác chiến tàu sân bay trên biển. Ngoài ra, chi phí bảo trì sẽ tăng thêm gánh nặng cho ngân sách của Hải quân.
Chuyên gia Hải quân Trung Quốc Li Jie cho biết Bắc Kinh dự định đến năm 2030 thành lập 4 nhóm tác chiến tàu sân bay mới. Một nguồn thạo tin giấu tên khác chia sẻ với Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng rằng Trung Quốc cần phát triển thêm phi cơ cho tàu sân bay Lớp 002 và tàu đổ bộ trực thăng Lớp 075.
Hải quân Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trong 3 thập niên qua với chi tiêu quốc phòng thường niên tăng trưởng ở mức 2 con số trong khoảng thời gian từ 1989 đến 2015.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Mỹ cho biết tính đến năm 2018, Hải quân Trung Quốc có hơn 300 tàu chiến. Mỹ có 287 chiến hạm.
Chuyên gia quân sự Zhou Chenming nhận định rằng Trung Quốc vẫn đứng sau Mỹ về công nghệ phần mềm và phần cứng.
Ông Zhou Chenming nói: “Trung Quốc có khả năng đóng những chiến hạm khổng lồ với trọng lượng rẽ nước lớn. Tuy nhiên, quá nhiều diện tích dành cho vũ khí và thiết bị đã chiếm mất không gian của nhiên liệu, làm hạn chế tầm hoạt động và khoảng thời gian ở trên biển”.
Theo Hà Linh/Báo Tin tức
Hải quân Mỹ triển khai vũ khí laser lên tàu chiến vào năm 2021
Trong một nỗ lực nhằm giữ thế vượt trội so với hải quân Trung Quốc và Nga, Mỹ đang đẩy nhanh tiến độ đưa hệ thống phòng thủ laser lên tàu khu trục của mình.
Hải quân Mỹ có kế hoạch thay thế hệ thống vũ khí phòng không hiện tại của mình bằng thiết bị laser từ năm 2021, đầu tiên là trên chiếc USS Preble. Điều này nhằm mục tiêu phản ứng với những chiến thuật hải quân của Nga và Trung Quốc đang được sử dụng để qua mặt hệ thống phòng không Mỹ.
"Điểm mấu chốt nằm ở HELIOS, loại vũ khí laser thay thế những gì chúng tôi có hiện nay", Chuẩn Đô đốc Ron Boxall, Cục trưởng chiến tranh mặt nước của hải quân Mỹ, cho hay.
Các hệ thống phòng vệ điểm có trên tàu chiến Mỹ bao gồm hệ thống vũ khí tầm gần (CIWS) và tên lửa ô xoay (RAM), cả 2 đều được coi như vòng phòng thủ cuối cùng.
Tuy nhiên, HELIOS sẽ bắt đầu thay đổi điều này. Hệ thống vũ khí laser phòng thủ có tầm bắn khoảng 8km và sẽ được triển khai lên tàu chiến với mức công suất 60 kilowatt. Tuy nhiên, ông Boxall hy vọng rằng, công suất của nó có thể tăng lên 500 kilowatt trong tương lai.
Hải quân Mỹ đã trao cho Lockheed Martin một hợp đồng trị giá 150 triệu USD để phát triển HEILOS từ tháng 1-2018. Hợp đồng này sẽ tạo ra 2 hệ thống bao gồm một loại lắp trên tàu chiến và một loạt cho thử nghiệm trên bộ. Nếu thành công, hải quân Mỹ sẽ đặt hàng thêm 14 hệ thống HELIOS với chi phí lên tới 942,8 triệu USD.
HELIOS là một phần của chương trình lớn hơn trong việc phát triển nhiều loại vũ khí năng lượng trực tiếp của Mỹ.
Học thuyết quân sự của Mỹ quy định hệ thống Aegis sẽ bắn cùng lúc 2 tên lửa phòng không vào mỗi mối đe dọa nhằm tới tàu chiến và chỉ bắn thêm 5 tên lửa khác nếu loạt đầu tiên thất bại.
Với việc tên lửa có giá vô cùng đắt đỏ, chi phí cho nhiệm vụ phòng không sẽ vô cùng lớn nếu tàu chiến phải đối mặt với nhiều mối đe dọa cùng lúc. Chính vì điều này mà hải quân Mỹ tin rằng, một thiết bị phòng thủ laser điều khiển bởi hệ thống chiến đấu Aegis sẽ sớm thay thế vũ khí phòng không thông thường.
Theo ANTD
Nóng quân sự : Vượt mặt Mỹ, Trung Quốc có hạm đội lớn nhất thế giới Hạm đội Trung Quốc đã vượt Mỹ về số lượng đơn vị và trở thành hạm đội lớn nhất thế giới. Tổng số tàu chiến đã lên tới 300 chiếc, Popular Mechanics viết. Phân tích được trình bày bởi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ. Số lượng tàu chiến Trung Quốc vượt quá thành phần của Hải quân Mỹ...