Hải quân Trung Quốc diễn tập chống cướp biển với NATO
Lần đầu tiên hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập an ninh hàng hải và tuần tra chống cướp biển cùng lực lượng hải quân của NATO.
Hải quân Trung Quốc diễn tập chống cướp biển với NATO – Ảnh minh họa: AFP
Ngày 27.11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo hải quân nước này đã tham gia cuộc tuần tra chống cướp biển ở vịnh Aden thuộc vùng biển Ả Rập (ngày 25.11) cùng hải quân của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), theo Reuters.
Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nước này tham gia cuộc diễn tập an ninh và tuần tra chung này chủ yếu nhằm nâng cao vai trò đối với an ninh hàng hải toàn cầu. Trung Quốc cũng đưa hình ảnh quan chức quân đội của họ và NATO trò chuyện trên một con tàu mô phỏng một cuộc đột kích.
Cuộc diễn tập này giúp cải thiện thông tin liên lạc giữa các tàu có nhiệm vụ chống cướp biển của Trung Quốc và NATO nhằm duy trì an ninh và ổn định ở vịnh Aden.
Video đang HOT
Reuters nhận định, Trung Quốc có nhiều tàu chở hàng và dầu đi qua vùng biển của Yemen và Somalia nên Bắc Kinh rất tích cực tham gia cuộc tuần tra chống cướp biển này. Trung Quốc đang thúc đẩy chính sách đối ngoại nhằm tăng ảnh hưởng của mình trong lĩnh vực an ninh thế giới để cân xứng với vị trí cường quốc kinh tế hàng đầu của mình.
Đầu năm 2015, các tàu chiến Trung Quốc cũng đã tham gia cứu hộ và di tản người dân Yemen ra khỏi cuộc nội chiến ở nước này. Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch xây dựng cơ sở hậu cần ở Djibouti, châu Phi. Bắc Kinh giải thích rằng kế hoạch này nhằm mục đích gìn giữ hòa bình và chống cướp biển.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Hỗ trợ Đông Nam Á bảo đảm an ninh hàng hải trên Biển Đông
Các cường quốc thế giới, nhất là Mỹ, đang có những hợp tác thiết thực nhằm cùng các quốc gia Đông Nam Á tăng cường bảo vệ an ninh hàng hải tại khu vực Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trọng yếu.
Tàu chiến BRP Gregorio del Pilar sau khi được Mỹ chuyển giao đã chở thành soái hạm của hải quân Philippines
Giữa lúc Tổng thống Mỹ Barack Obama đang có mặt tại Philippines để tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC, ông nêu rõ: Biển Đông là một vấn đề trọng tâm, Nhà Trắng ngày 17-11 cho biết Mỹ sẽ hỗ trợ 119 triệu USD để giúp các nước Đông Nam Á tăng cường an ninh biển trong năm tài chính 2015 và thêm 140 triệu USD nữa trong 12 tháng tiếp theo. Cụ thể, khoản hỗ trợ tổng cộng 259 triệu USD này được dành cho 4 nước là: Philippines, Việt Nam, Indonesia và Malaysia.
Philippines - quốc gia đồng minh có ký Hiệp ước bảo đảm an ninh với Mỹ - là nước nhận được nhiều tài trợ nhất với tổng cộng số tiền 79 triệu USD. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez cho rằng, khoản viện trợ mới này sẽ giúp Philippines tăng đáng kể năng lực đảm bảo an ninh hàng hải trong bối cảnh tình hình căng thẳng hiện nay trên Biển Đông.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng sẽ cung cấp cho lực lượng hải quân Philippines 1 tàu tuần tra và 1 tàu nghiên cứu để tăng cường năng lực trong lĩnh vực an ninh hàng hải. Trước đó, trong hai năm 2011 và 2013, cảnh sát biển Mỹ đã chuyển giao 2 tàu tuần tra cho đồng minh Manila và chúng trở thành những tàu chiến hàng đầu của lực lượng hải quân nước này, trong đó có soái hạm của hải quân Philippines là tàu chiến BRP Gregorio del Pilar mà Tổng thống Obama đã tới thăm ngày 17-11 ngay sau khi đặt chân tới dự họp thượng đỉnh APEC năm nay.
Cùng với Philippines, Nhà Trắng cho biết sẽ hỗ trợ Việt Nam 40,1 triệu USD, Indonesia 20 triệu USD và Malaysia 2,5 triệu USD để tăng cường an ninh hàng hải. Tuyên bố của Nhà Trắng nêu rõ: "Chúng tôi sẽ tăng cường năng lực an ninh hàng hải của các đồng minh và đối tác của chúng tôi để giúp họ ứng phó với các mối đe dọa trong vùng biển của mình, đồng thời cung cấp một môi trường hàng hải an ninh hơn trên toàn khu vực".
Việc Mỹ hỗ trợ cho các nước Đông Nam Á tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải diễn ra trong bối cảnh an ninh và tự do hàng hải trên Biển Đông đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các yêu sách cùng các hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc hòng thay đổi hiện trạng, tạo lập chủ quyền phi lý trên vùng biển chiến lược này. Mới đây nhất, Trung Quốc đã ráo riết tôn tạo, bồi đắp để biến các bãi đá cưỡng chiếm tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam thành các đảo nổi nhân tạo, nằm trong toan tính thay đổi hiện trạng trên Biển Đông.
Cùng với việc bác bỏ các yêu sách đòi hỏi chủ quyền phi lý độc chiếm 80% diện tích Biển Đông, Mỹ đã điều tàu khu trục, máy bay ném bom chiến lược B-52 tuần tra sát các đảo nhân tạo bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Đồng thời, Mỹ và các cường quốc khác cũng tăng cường hợp tác, hỗ trợ Đông Nam Á, nhất là các nước có bờ biển với Biển Đông để tăng cường an ninh hàng hải.
Trong động thái có liên quan, Nhật Bản đã tài trợ để Philippines đóng 10 tàu tuần tra phản ứng nhanh đa năng (MRRVs) trị giá khoảng 199 triệu USD từ tháng 6-2015 và đang xem xét cung cấp thêm 3 máy bay tuần tra trên biển, trong đó có máy bay tuần tra biển và săn ngầm P3-C Orion.
Các nước Đông Nam Á và các nước có lợi ích liên quan đang tích cực hợp tác để đối phó với mối đe dọa an ninh và tự do hàng hải đang ngày càng gia tăng ở Biển Đông.
Theo Hoàng Hà
An ninh thủ đô
Mỹ chi 259 triệu USD tăng cường an ninh biển Đông Nam Á Hãng tin AFP ngày 17/11 trích dẫn thông báo của Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ chi 259 triệu USD giúp 4 nước Đông Nam Á để tăng cường an ninh hàng hải tại khu vực, trong bối cảnh căng thẳng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ảnh: AP) Cam kết trên được đưa ra ngay sau...