Hải quân Trung Quốc đầu tư mạnh cho tàu ngầm hạt nhân tấn công
Truyền thông Nga dẫn nguồn báo Mỹ The Washington Times cho biết quân đội Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào việc chế tạo các tàu ngầm hạt nhân tiên tiến, trong đó có tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và tàu ngầm tấn công trong bối cảnh cộng đồng quốc tế lo ngại về sự “trỗi dậy” của nước này.
Một chiếc tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc. (Nguồn: AFP)
Theo chuyên gia phân tích quân sự kỳ cựu Rick Fisher, mới đây Bắc Kinh đã trưng bày mô hình dường như là của tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ mới của nước này.
Trong một báo cáo được cơ quan tư vấn Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế đăng tải, ông Fisher khẳng định: “Mẫu ngoài trời lớn của tàu ngầm hạt nhân tấn công (SSN) thế hệ mới đã xuất hiện tại Học viện Tàu ngầm của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ở Thanh Đảo.
Vai trò của mẫu này có thể chỉ đơn giải là tạo cảm hứng cho các học viên nhưng nó có thể báo hiệu việc đầu tư nhiều hơn vào nhân lực của PLA nhằm chuẩn bị cho các tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới của nước này và có thể đưa ra một số dấu hiệu về thế hệ SSN mới.”
Các hình ảnh mô hình của tàu trên lần đầu tiên được công bố hồi tháng Tư trong một hội nghị của Hải quân Trung Quốc và ông Fisher lưu ý người Trung Quốc từ lâu đã sử dụng hình ảnh mô hình vũ khí như một thông điệp gửi tới cả trong và ngoài nước.
Video đang HOT
Mẫu trên có thể là hé lộ đầu tiên về tàu ngần tấn công Type-095 của Trung Quốc – chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công thứ hai được Trung Quốc chế tạo sau chiếc Type-093 hiện nay.
Ngoài tàu ngầm tấn công, Trung Quốc cũng đang chế tạo hai tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo mới là Type-094 và Type-096.
Trong báo cáo thường niên mới nhất của mình về PLA, Lầu Năm Góc cho biết hai chiếc Type-093 đang được triển khai và bốn chiếc Type-093 cải tiến sẽ được đưa vào sử dụng trong 5 năm tới.
Tuy nhiên, theo ông Fisher, các nguồn tin quân sự châu Á cho rằng ngoài sáu tàu ngầm Type-093, hai chiếc Type-095 mới có thể được triển khai từ nay đến năm 2020.
Theo Vietnam
Trung Quốc đưa tàu lặn Giao Long ra Thái Bình Dương
Giao Long, tàu lặn biển sâu có người lái đầu tiên của Trung Quốc, sẽ lên đường thực hiện chuyến thám hiểm ở tây bắc Thái Bình Dương vào ngày 25/6 tới, báo chí Trung Quốc ngày 21/6 dẫn giới chức hải dương nước này.
Tàu lặn Giao Long.
Xinhua đưa tin, Xiangyanghong 09, tàu mẹ của Giao Long, hôm qua đã rời thành phố cảng Thanh Đảo ở miền đông Trung Quốc để đón tàu lặn tại thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, theo Nhánh Biển Bắc của Cục hải dương quốc gia Trung Quốc (SOA).
Trong chuyến thám hiểm kéo dài 40 ngày, Giao Long sẽ thực hiện các sứ mệnh nghiên cứu dưới biển và dự kiến sẽ trở về vào tháng 8.
Nhánh Biển Bắc của SOA đã cử 45 nhân viên cho chuyến thám hiểm này. Hầu hết họ đều tham gia các sứ mệnh của Giao Long trước đó.
Dự kiến, vào cuối tháng 11, Giao Long sẽ tới phía tây nam Ấn Độ Dương để tiến hành các nghiên cứu khoa học. Tàu lặn dự kiến sẽ trở về Trung Quốc vào tháng 3 năm sau.
Trung Quốc bắt đầu chế tạo Giao Long từ năm 2002 và hoàn thành tàu lặn 6 năm sau đó với chi phí 74 triệu USD.
Giao Long đã lập kỷ lục lặn xuống độ sâu 7.062 m dưới mực nước biển trong Rãnh Mariana, Thái Bình Dương trong cuộc thử nghiệm hồi tháng 6/2012.
Trung Quốc nói rằng Giao Long được thiết kế để thực hiện các nghiên cứu khoa học biển và tăng cường hiểu biết về đại dương.
Tuy nhiên, các sứ mệnh của Giao Long cũng gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực khi nó có thể được sử dụng để trong các hoạt động quân sự như vẽ bản đồ đáy biển, hỗ trợ hoạt động của tàu ngầm và do thám các nước.
Thông tin về chuyến thám hiểm mới của Giao Long được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục có các hành động khiêu khích gần đây nhằm khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
Hồi tháng 5, Trung Quốc đã ngang ngược hạ đặt trái phép một giàn khoan dầu sâu trong thêm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Trường Sa.
Trong khi đó, mới đây, Philippines đã cáo buộc Trung Quốc cải tạo đất tại các bãi đá nhỏ tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) để xây đảo nhân tạo mở các đường băng và các căn cứ quân sự khác.
An Bình
Theo Dantri
Ấn Độ từ chối cho đô đốc Trung Quốc thăm phòng chỉ huy chiến hạm Hải quân Ấn Độ đã phải lịch sự từ chối một đề nghị bất thường của Tư lệnh hải quân Trung Quốc nhằm được vào thăm trung tâm chỉ huy trên một chiến hạm, trong bối cảnh New Delhi lo ngại về sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Bắc Kinh. Đại tá Puruvir Das đón tiếp ông Vũ Thắng Lợi...