Hải quan TPHCM: Điểm sáng giữ vững an ninh quốc gia
Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, lãnh đạo Cục, công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn được Cục Hải quan TPHCM kiểm soát hiệu quả, góp phần giữ vững an ninh kinh tế, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhiều năm qua.
Hải quan TPHCM phối hợp với Công an bắt vụ ma túy trên 500 kg Ketamine năm 2019. Ảnh: TH
Chống buôn lậu là nhiệm vụ hàng đầu
Theo Cục Hải quan TPHCM, với địa bàn quản lý rộng, phức tạp và thực hiện triển khai hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS thông quan hàng hóa tự động dựa trên các tiêu chí quản lý rủi ro, tạo thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp, tuy nhiên một số doanh nghiệp đã lợi dụng sự thông thoáng thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép các chất ma túy, chất gây nghiện …
Từ tình hình thực tế, trong thời gian qua, Đảng ủy, lãnh đạo Cục Hải quan TPHCM xác định công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép ma túy là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục.
Theo ông Đinh Ngọc Thắng, Bí thư Đảng uỷ, Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM, bên cạnh công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, lãnh đạo đơn vị đã chỉ đạo quyết liệt trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép ma túy, đảm bảo môi trường trong sạch, bình đẳng, an toàn cho các doanh nghiệp.
Video đang HOT
Với đặc thù quản lý nhà nước trên địa bàn có nhiều cửa khẩu cảng biển, cảng hàng không quốc tế; quản lý trên trên 50.000 doanh nghiệp trong nước và hàng ngàn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường xuyên hoạt động XNK, có thể nói công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, phòng chống ma tuý là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Cục Hải quan TPHCM trong những năm qua.
Để đạt hiệu quả cao trong công tác này, Cục Hải quan TPHCM đã cụ thể hóa các chỉ đạo, các kế hoạch của Ban Thường trực 389 quốc gia, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan… thành các chương trình hành động cụ thể, xây dựng nhiều chuyên đề, kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, xác định mục tiêu trọng điểm, hàng hoá trọng điểm, đối tượng trọng điểm, tuyến đường trọng điểm, thống kê các phương thức thủ đoạn để có các phương án đấu tranh hiệu quả. Quán triệt đến toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị nâng cao ý thức trách nhiệm, luôn đề cao cảnh giác, tăng cường thu thập thông tin, nắm tình hình, triển khai các biện pháp nghiệp vụ kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan.
Chỉ tính riêng trong 3 năm gần đây, Cục Hải quan TPHCM đã phát hiện, bắt giữ và lập biên bản vi phạm hơn 4.000 vụ vi phạm về lĩnh vực hải quan, với trị giá tang vật là hơn 2.500 tỷ đồng. Phạt tiền và tăng thu cho NSNN là trên 80 tỷ đồng. Hải quan ra quyết định khởi tố 39 vụ, và chuyển cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền ra quyết định khởi tố 98 vụ việc.
Bắt giữ trên 3,7 tấn ma tuý
Trong những năm gần đây, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép ma tuý ở Việt Nam đã và đang diễn biến phức tạp. Tội phạm ma tuý xuyên quốc gia đang biến Việt Nam thành nơi trung chuyển ma tuý quốc tế. Nhằm đối phó với sự kiểm soát của các lực lượng chức năng, các đối tượng đã tìm cách mua bán, vận chuyển ma tuý ra, vào Việt Nam bằng nhiều đường khác nhau như: đường bộ, đường không, đường biển, bưu điện ngoại dịch. Tuy nhiên, đa phần các đối tượng đều đến Việt Nam bằng đường không để chỉ đạo, giao dịch, mua bán, tập kết và vận chuyển ma tuý thông qua các cửa khẩu.
Tuyến hàng không thời gian qua đã và đang bị các tổ chức tội phạm quốc tế lợi dụng, nhất là các tổ chức tội phạm gốc Phi, Đài Loan (Trung Quốc). Tuyến hàng không đã trở thành một tuyến giao thông phức tạp, khó kiểm soát về hoạt động vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy, tiền chất ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại, hoặc quá cảnh để trung chuyển ma tuý qua nước thứ ba tiêu thụ. Các đối tượng đã ngụy trang ma túy thông qua các loại hình hàng hóa, hành lý cá nhân của khách xuất nhập cảnh, bưu phẩm-bưu kiện chuyển phát nhanh, quà biếu phi mậu dịch…
Một vụ cất giấu ma tuý trong kiện quà biếu do Cục Hải quan TPHCM bắt giữ năm 2020. Ảnh: T.H
Với nhiều giải pháp phòng chống hữu hiệu, cùng với các chuyên án được xây dựng, trong giai đoạn 2015 đến tháng 6/2020, Cục Hải quan THCM đã phát hiện, bắt giữ tổng cộng 232 vụ ma tuý, với số lượng tang vật thu giữ 3.671 kg ma tuý các loại.
Trong đó, nổi bật là chuyên án M918 do Cục Hải quan TPHCM xác lập phối hợp chia sẻ thông tin với các lực lượng chức năng, Bộ Công an để phá án, thu giữ hơn 500 kg Ketamine. Đây là vụ vận chuyển trái phép chất ma túy Ketamine với số lượng lớn nhất từ trước đến nay do đối tượng người Đài Loan cầm đầu để chuyển đi nước thứ ba tiêu thụ, trị giá tang vật bị thu giữ gần 500 tỷ đồng.
Những kết quả bắt giữ buôn lậu và ma túy của Cục Hải quan TPHCM đã góp phần giữ vững an ninh kinh tế, chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Những nơi nhức nhối, nhạy cảm về buôn lậu, gian lận thương mại đã trở thành môi trường minh bạch, bình đẳng cho các doanh nghiệp yên tâm hoạt động, sản xuất và phát triển.
60 container gỗ ở cảng Cát Lái không người nhận
Hải quan đã thu giữ 60 container gỗ quý nhập khẩu vào Việt Nam qua cảng Cát Lái (TP.HCM). Trị giá lô hàng này ước tính khoảng hơn 20 tỷ đồng.
Đội 3, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) vừa phối hợp với Cục Hải quan TP.HCM, Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai khám xét và thu giữ 60 container nghi là gỗ giáng hương Tây phi, nhập khẩu vào Việt Nam qua cảng Cát Lái.
Lực lượng chức năng kiểm đếm số gỗ giáng hương nhập lậu. Ảnh: T.H.
Lô gỗ quý này bị lực lượng chức năng phát hiện ngày 19/8. Qua kiểm tra, gỗ trong các container đã được xẻ thành từng thanh với khối lượng khoảng hơn 1.000 m3.
Số hàng được nhập khẩu từ châu Phi về TP.HCM, do một doanh nghiệp có địa chỉ tại Bình Dương đứng tên nhận hàng. Tuy nhiên, sau khi hàng về cảng Cát Lái, doanh nghiệp từ chối làm thủ tục nhận hàng.
Theo nhận định ban đầu của cơ quan chuyên môn, số hàng này là gỗ giáng hương Tây phi (Pterocarpus erinaceus). Trị giá của lô gỗ ước tính khoảng hơn 20 tỷ đồng.
Gỗ giáng hương Tây phi (Pterocarpus erinaceus) là loại gỗ được xếp trong phụ lục II tại "Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)".
Theo quy định của pháp luật, để nhập khẩu gỗ Giáng hương đơn vị nhập khẩu phải có giấy phép của cơ quan chuyên ngành ở nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
Vũ 'Nhôm' hầu tòa cùng Trương Duy Nhất Phan Văn Anh Vũ được TAND Cấp cao triệu tập với vai trò người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vụ án Trương Duy Nhất. Sáng 14/8, TAND Cấp cao tại Hà Nội xem xét đơn kháng cáo của Trương Duy Nhất (quê Đà Nẵng) về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ông Nhất...