Hải quan TP Hồ Chí Minh: Khởi sắc số thu từ ô tô nhập khẩu
Trong gần 2 tháng đầu năm 2019, số lượng ô tô nhập khẩu qua các cảng TPHCM tăng mạnh, khiến số thu của Cục Hải quan TPHCM đạt cao.
Siêu xe trị giá hàng chục tỷ đồng NK về cảng VICT đầu năm 2019. Ảnh: T.H.
Hơn 7.000 ô tô nhập khẩu
Theo thông tin từ Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hiệp Phước- Cục Hải quan TPHCM, trong tuần làm việc đầu tiên đầu năm mới Kỷ Hợi 2019, Chi cục đã làm thủ tục thông quan cho 20 tờ khai nhập khẩu xe ô tô, với số lượng 1.501 chiếc. Trong số đó, có 1.151 xe ô tô du lịch, còn lại xe ô tô dạng bán tải. Như vậy, từ đầu năm đến ngày 17/2, đã có hơn 7.000 xe ô tô nhập khẩu qua cảng Hiệp Phước được thông quan. Tuy nhiên, phần nhiều xe ô tô nhập khẩu qua cảng Hiệp Phước có xuất xứ từ các nước ASEAN, nên doanh nghiệp nhập khẩu được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với dòng xe dưới 9 chỗ ngồi.
Theo Cục Hải quan TPHCM, xe ô tô nhập khẩu trong tháng đầu năm 2019 tăng mạnh kéo theo kết quả số thu của đơn vị tương đương so với cùng kỳ năm 2018.
Không chỉ có các dòng xe ô tô nhập khẩu từ các nước ASESN, một dấu hiệu khởi sắc là có các dòng xe siêu sang được nhập khẩu về TPHCM ngay trong những ngày đầu năm mới. Đáng chú ý có lô xe sang hiệu Porsche nhập khẩu qua cảng VICT TPHCM vào đầu tháng 1/2019. Trong đó có 2 chiếc siêu xe Porsche 911 GT2RS được nhập khẩu từ Đức về Việt Nam, trị giá mỗi chiếc xấp xỉ trên dưới 20 tỷ đồng. Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực III, đây là lô siêu xe cao cấp đầu tiên nhập khẩu về cảng VICT kể từ năm 2018 đến nay.
Video đang HOT
Theo Cục Hải quan TPHCM, tính đến ngày 15/2/2019, Cục Hải quan TPHCM thu ngân đạt 12.006 tỷ đồng bằng 11,03% chỉ tiêu giao (108.800 tỷ đồng), bằng 94,8% so với cùng kỳ năm 2018 (12.664 tỷ đồng). Trong đó, tháng 1/2019 số thu ngân sách tăng 20% so với cùng kỳ 2018 nhờ kim ngạch nhập khẩu tăng 272 triệu USD so với cùng kỳ 2018. Trong đó, riêng mặt hàng xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi tăng 21,6 triệu USD (cùng kỳ 2018 chỉ đạt 152 ngàn USD). Ngoài ra, một số mặt hàng tiêu dùng khác cũng tăng nhẹ so với cùng kỳ. Đây là tín hiệu lạc quan trong công tác thu ngân sách của Cục Hải quan TP HCM trong năm 2019.
Tuy nhiên, theo phân tích của Cục Hải quan TPHCM, từ tháng 3/2019, Nghị định của Chính phủ ban hành biểu thuế FTA CPTPP và Thông tư số 03/2019/TTBCT ngày 22/1/2019 của Bộ Công Thương sẽ là một trở ngại và thách thức lớn đối với nguồn thu NSNN khi hầu hết các dòng thuế có mức thuế đều bằng 0%.
Xác định khó khăn này, Cục Hải quan TPHCM đã tập trung triển khai thực hiện ngay Kế hoạch số 77/KH-HQHCM ngày 4/1/2019 của Cục Hải quan TP HCM. Ngay từ đầu năm, Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Đinh Ngọc Thắng đã chỉ đạo các Chi cục Hải quan tập trung thực hiện các giải pháp để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thu NSNN quyết liệt từ những tháng đầu năm đảm bảo năm 2019 hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu thu ngân sách được giao, không để đến những tháng cuối năm phải thực hiện thi đua nước rút.
Lê Thu
Theo HQO
Có nên đóng cửa nhập phế liệu?
Hai quốc gia nhập khẩu phế liệu hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Malaysia tiếp tục cấm nhập một số mặt hàng phế liệu từ đầu năm nay. Nguy cơ rác phế liệu tràn vào VN cũng tiếp tục cài báo động đỏ.
Rác phế liệu được tuồn vào VN và gây ùn ứ hàng ngàn container như thế này tại các cảng biển ẢNH: NG.NGA
Trung Quốc, Malaysia đã cấm
Đóng cửa đến 32 nhóm phế liệu không đơn giản với quốc gia nhập khẩu phế liệu hàng đầu thế giới nhưng họ đã đưa ra quyết sách đó. Họ đã làm được, tại sao chúng ta lại không.
GS-TSKH Lê Huy Bá
Thông tin từ Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan), từ 1.1.2019, Trung Quốc tiếp tục bổ sung thêm 8 chủng loại phế liệu vào danh sách cấm nhập khẩu vào nước này, nâng tổng số phế liệu cấm nhập khẩu lên 32 chủng loại. Quốc gia từng xếp thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc về nhập khẩu phế liệu là Malaysia từ đầu năm nay cũng tiến hành cắt giảm hầu hết danh mục phế liệu được nhập khẩu. Xếp vị trí thứ 4 thế giới về nhập khẩu phế liệu sau Trung Quốc, Hồng Kông và Malaysia, VN đang trở thành vùng trũng mà phế liệu thế giới tìm đến. Nguy cơ này đã được cảnh báo từ cuối năm 2017, sau khi Trung Quốc có lệnh cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu và thực tế đã có "làn sóng phế liệu nhựa" trên thế giới ồ ạt chảy vào VN trong năm 2018. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2018, VN đã nhập khẩu 274.700 tấn phế liệu nhựa, tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm 2017, "vươn" lên vị trí thứ 2 thế giới về nhập phế liệu nhựa, chỉ sau Malaysia. Cùng thời điểm, phế liệu nhựa vào Trung Quốc và Hồng Kông giảm đến 90% so với năm 2017.
Hệ quả là cả nước hiện tồn đọng hơn 20.000 container tại các cảng biển, trong đó riêng khu vực TP.HCM tồn hơn 5.000 container. Các cảng biển đang chịu áp lực lớn về việc tồn đọng phế liệu trong thời gian dài, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh. Trước việc Trung Quốc và Malaysia tiếp tục siết nhập khẩu phế liệu trong năm nay, Tổng cục Hải quan cũng tiếp tục có cảnh báo phế liệu sẽ có nguy cơ dịch chuyển mạnh vào VN, thậm chí khả năng xuất hiện thủ đoạn buôn lậu qua đường bộ.
Giải pháp trước mắt được cơ quan hải quan đưa ra vẫn là tiếp tục kiểm tra, kiểm soát phế liệu nhập khẩu, đặc biệt ngăn chặn hành vi buôn lậu phế liệu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, VN phải có giải pháp mạnh tay hơn là cấm hẳn việc nhập khẩu phế liệu, như cách Trung Quốc và Malaysia đang làm thì mới có thể ngăn chặn tình trạng nhập rác vào VN vẫn đang gia tăng mạnh mẽ hiện nay.
Khuyến khích sử dụng phế liệu trong nước
Ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa - Cao su TP.HCM, cho rằng VN khó đột ngột dừng nhập khẩu phế liệu được bởi hiện nguồn nguyên liệu nhựa tái chế có trong nước chỉ cung cấp chưa tới 30%. VN là quốc gia nông nghiệp, nhu cầu sử dụng các nhà kính, màn phủ ni lông vẫn còn nhiều, nên nói cấm nhập phế liệu như cách Trung Quốc làm là rất khó cho doanh nghiệp Việt. Giá nguyên liệu nhựa nguyên sinh có thể đắt gấp 2 - 3 lần giá nhựa phế liệu. Tuy nhiên ông Anh cũng cho rằng, việc nhập khẩu phế liệu nên được phân loại từ đầu nguồn nhằm loại bỏ tạp chất, rác phế liệu như lâu nay. Bởi công đoạn phân loại mới tốn nhiều chi phí và thường các nhà thu mua không làm việc đó mà đổ hết lên container phế liệu đưa về VN. "Nếu phế liệu lẫn tạp chất không được xử lý trước khi đưa về VN thì chất hữu cơ đi theo đó mới độc hại. Cơ quan quản lý cần yêu cầu siết phân loại từ nguồn thì may ra rác phế liệu vào VN mới giảm được", ông Anh bổ sung. Các hiệp hội giấy, sắt, nhựa đều cho rằng nguồn nguyên liệu dùng tái chế trong nước cung cấp không đủ, nên phải tiến đến nhập khẩu.
Không đồng ý với quan điểm này, chuyên gia môi trường, GS-TSKH Lê Huy Bá (Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường) nhấn mạnh, đã đến lúc VN nên đặt vấn đề cấm nhập khẩu một số nhóm phế liệu, có chính sách khuyến khích sử dụng phế liệu tái chế trong nước. "Đừng lấy lý do chúng ta còn nghèo quá, phải dùng phế liệu mới có hàng rẻ được. Mỗi người nhịn một chút, giá nhỉnh hơn một chút, tiến đến sử dụng nguyên liệu sạch, vẫn tốt gấp bội lần dùng phế liệu. Chưa kể, không phải trong nước đang không cung cấp đủ nguồn nguyên liệu tái chế mà chính chúng ta đang bỏ mặc, đi nhập về làm cho nhanh, cho tiện, cho dễ. Trung Quốc có kinh nghiệm gần 40 năm phát triển ồ ạt ngành công nghiệp tái chế và đã làm giàu từ rác. Nhưng chính việc trả giá quá đắt cho sức khỏe người dân, tai tiếng trên thị trường thế giới... khiến họ ngộ ra", GS-TSKH Bá đặt vấn đề.
Ý kiến của GS-TSKH Lê Huy Bá hoàn toàn có cơ sở. Một bài báo trên tờ The Guardian (ngày 9.12.2018) viết về "thảm họa môi trường" biển VN cho biết có 8,1 tỉ hộp bao bì sữa của Tetra Pak được tiêu thụ hằng năm tại VN nhưng chỉ 20% lượng vỏ hộp sữa đó được tái chế. Khi tác giả bài báo tìm đến nhà máy tái chế vỏ hộp sữa Tetra Pak tại VN do chính công ty này giới thiệu thì phát hiện tỷ lệ tái chế vỏ hộp sữa còn thấp hơn con số 20% nói trên rất nhiều. Bài báo cho rằng, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các công ty cung cấp bao bì là cần thiết trong việc gom và tái chế lại lượng vỏ hộp sữa khổng lồ kia, thay vì để người tiêu dùng ném vô tư ra môi trường.
Chúng ta đang còn hơn 20.000 container tồn ngoài cảng và nguy cơ rất lớn về việc phế liệu trên thế giới sẽ ùn ùn kéo vào nếu không có biện pháp mạnh mẽ để ngăn cản.
Theo TNO
Cổ phiếu 'trùm vàng' PNJ bất ngờ tuột dốc trước ngày 'vía Thần Tài' Cổ phiếu PNJ của công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận - đại gia buôn vàng số 1 Việt Nam bất ngờ tuột dốc khi giảm tới 500 đồng (0,51%), hiện có giá 97.000 đồng/cổ phiếu. Đây là điểm khá bất ngờ bởi gần đến ngày Vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng), sức mua trên hệ thống PNJ đang tăng...