Hải quan số hóa để nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp
Tại Diễn đàn Thuế – Hải quan do Thời báo Tài chính Việt Nam tổ chức ngày 19/10, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (TCHQ) Lưu Mạnh Tưởng cho biết: Hải quan đảm bảo đồng bộ với chuyển đổi số nghiệp vụ hải quan, doanh nghiệp theo hướng số hóa và xử lý tập trung thủ tục hành chính (TTHC) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Tổng cục để thống nhất chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện công tác chuyển đổi số.
Ngoài ra, TCHQ cũng triển khai mở rộng số lượng các TTHC của các bộ, ngành; kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa cơ quan hải quan với các bộ, ngành, các cơ quan chức năng thuộc và trực thuộc các bộ, ngành, các đơn vị quản lý cửa khẩu, kiểm soát xuất nhập cảnh, các bên có liên quan.
“Nhờ công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hiện đại hóa hải quan đã có những phát triển vượt bậc, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế”, ông Lưu Mạnh Tưởng cho biết.
Video đang HOT
Đặc biệt, ngành Hải quan tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển các hệ thống nền tảng đáp ứng yêu cầu triển khai hệ thống kết nối, chia sẻ số ngành Hải quan phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu hệ thống thông tin nội ngành theo mô hình kết nối chia sẻ tập trung; xây dựng các dịch vụ nền tảng để triển khai chính phủ điện tử cơ quan hải quan và hoàn thiện nền tảng cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Đề cập đến giải pháp triển khai Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2030 đạt hiệu quả đề ra, ông Lưu Mạnh Tưởng cho biết: Thời gian tới, TCHQ sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp quan trọng. Theo đó, ngành sẽ xây dựng mô hình hải quan thông minh, đáp ứng yêu cầu quản trị thông minh, quản lý doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh toàn diện từ khâu đầu đến khâu cuối; có khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành, doanh nghiệp thông qua Cơ chế một cửa Quốc gia và sẵn sàng trao đổi dữ liệu hải quan với các nước trong khu vực và trên thế giới; rà soát tổng thể các quy trình nghiệp vụ hiện nay, xây dựng các quy trình để đảm bảo tính liên thông, liên tục đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan từ khâu đầu đến khâu cuối, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đồng thời tạo điều kiện để ứng dụng mạnh mẽ CNTT và các công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Theo lãnh đạo TCHQ, trên cơ sở kết quả tái thiết kế tổng thể quy trình nghiệp vụ TCHQ thực hiện ứng dụng CNTT, số hóa quy trình nghiệp vụ triển khai hệ thống CNTT mới và chủ động nghiên cứu các công nghệ then chốt của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư trong từng bài toán nghiệp vụ…
WB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,2% trong năm 2022
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022 có thể đạt mức 7,2%, tăng từ mức 5,3% trong dự báo hồi tháng 4.
Trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 26/9, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có thể đạt mức 3,2% trong năm nay.
Trong Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, WB cho biết kinh tế khu vực trong năm nay dự báo sẽ giảm tốc so với mức tăng trưởng 7,2% năm 2021, trước khi tăng tốc lên mức 4,6% vào năm tới. Theo dự báo đưa ra hồi tháng 4 vừa qua, các quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương có thể đạt mức tăng trưởng 5% trong năm 2022.
Theo WB, kinh tế toàn cầu suy yếu đang làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa chế tạo của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Lạm phát gia tăng ở bên ngoài đã thúc đẩy việc tăng lãi suất, từ đó gây ra xu hướng rút vốn khỏi thị trường khu vực và suy yếu đồng nội tệ ở một số quốc gia. WB cho rằng những diễn biến này đã làm gia tăng gánh nặng nợ công và thu hẹp không gian tài khóa, ảnh hưởng đến những quốc gia có tỷ lệ nợ công cao khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Chuyên gia kinh tế trưởng thuộc WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, ông Aaditya Mattoo, cho rằng phản ứng của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nhằm đối phó lạm phát leo thang trong điều kiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhanh hơn dự kiến chắc chắn gây áp lực lên tất cả các nước đang phát triển, bao gồm cả các nước ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Ông Mattoo cho biết hầu hết các nước đang phát triển trong khu vực đã chuyển sang vay nợ chủ yếu trong nước, do đó ít bị tác động hơn. Tuy nhiên, theo ông, điều đó không có nghĩa là những nước này không bị ảnh hưởng của việc lãi suất tăng cao đối với hoạt động kinh tế, đầu tư, tiêu dùng...
Trong dự báo kinh tế mới nhất, WB hạ mạnh dự báo tăng trưởng của Trung Quốc từ mức 5% hồi tháng 4 xuống 2,8%.
Xuất khẩu gạo năm nay có thể đạt và vượt so với kế hoạch. Ảnh minh họa: TTXVN
Trong khi đó, Việt Nam được dự báo dẫn đầu khu vực với mức tăng trưởng là 7,2%, tăng từ mức 5,3% trong dự báo hồi tháng 4. Triển vọng với Indonesia không đổi ở mức 5,1%. Ngoại trừ Trung Quốc, khu vực dự kiến tăng trưởng 5,3% trong năm 2022, với các dự báo tăng trưởng cho Malaysia, Philippines và Thái Lan. WB đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Malaysia trong năm 2022 lên 6,4%, cao hơn mức dự báo 5,5% được đưa ra hồi tháng 6. Đối với Campuchia, WB đưa ra mức dự báo tăng trưởng 4,8% trong năm nay, cao hơn mức dự báo 4,5% đưa ra hồi tháng 4.
Doanh nghiệp thích ứng nhanh với điều kiện từ Hiệp định CPTPP Sau 3 năm kể từ khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP đã có bước nhảy vọt đáng kể, đặc biệt khu vực châu Mỹ như Canada, Mexico, Peru... Điều này thể hiện khả năng thích ứng, bắt nhịp nhanh...