Hải quân Singapore và Malaysia diễn tập Malapura 2013
Ngày 25-2, Hải quân Cộng hòa Singapore (RSN) và Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) đã khai mạc cuộc diễn tập hàng hải song phương thường niên mang tên Malapura 2013 tại Căn cứ hải quân Changi của Singapore.
Cuộc diễn tập này kéo dài 12 ngày và sẽ bế mạc vào ngày 08-3 với sự tham gia của 540 quân của hai nước. Theo kế hoạch, hải quân hai nước sẽ tiến hành diễn tập huấn luyện tại Căn cứ hải quân Changi, cũng như tiến hành các hoạt động đảm bảo an ninh hàng hải và tác chiến hải quân thông thường ở eo biển Malacca.
Khinh hạm KD Lekiu (F30) thuộc lớp Lekiu của hải quân Malaisia
Hải quân Singapore sẽ triển khai khinh hạm đa nhiệm lớp Formidable “RSS Supreme”; tàu hộ tống mang tên lửa “RSS Victory” và tàu tuần tra lớp Fearless “RSS Independence” tham gia diễn tập. Trong khi, Hải quân Malaysia triển khai khinh hạm lớp Lekiu, KD Lekiu (F30); hai tàu tuần tra KD Kelantan (F175) và KD Selangor (F176) tham gia.
Video đang HOT
Diễn tập Malapura, lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1984, nhằm tăng cường sự hiểu biết và phối hợp tác chiến lẫn nhau giữa hải quân hai nước, cũng như tăng cường mối quan hệ chuyên môn giữa các lực lượng tham gia.
Khinh hạm đa nhiệm lớp Formidable “RSS Supreme” của hải quân Sigapore
Ngoài các cuộc diễn tập song phương, hai nước còn phối hợp thông qua một số cuộc trao đổi và khóa học chuyên môn, cũng như các hoạt động đa phương theo các thoả thuận quốc phòng Ngũ cường. Hải quân hai nước đã và đang hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm tăng cường an ninh hàng hải thông qua thỏa thuận Tuần tra Eo biển Malacca giữa hai nước.
Theo ANTD
"Tên lửa Đài Loan có khả năng tấn công hải quân Trung Quốc"
Đài Loan có khả năng gây thiệt hại nặng nề cho hải quân Trung Quốc bằng tên lửa chống hạm siêu âm Hùng Phong-3, trang Strategy Page có trụ sở tại Mỹ chuyên về các vấn đề quân sự và quốc phòng mới đây cho biết.
Strategy Page đưa tin, hải quân Đài Loan gần đây đã trang bị tên lửa Hùng Phong-3 cho 16 trong số các tàu chiến của hòn đảo này. 4 tàu khu trục, 12 tàu hộ tống loại nhỏ và 31 tàu tuần tra cũng được bố trí tên lửa hiện đại này.
Các tên lửa tốc độ dưới âm trên 8 tàu chiến lớp Perry và 6 tàu lớp Lafayette cũng sẽ được thay thế bằng các tên lửa Hùng Phong-3, nguồn tin trên cho biết thêm.
Với đầu đạn nặng 181kg và tốc độ tối đa 2.300km/h, Hùng Phong-3 có thể phát hiện và tấn công tàu đối phương bằng hệ thống dẫn đường quán tính và GPS.
Tên lửa Hùng Phong-3 được tiết lộ lần đầu tiên trong một cuộc diễu binh hồi năm 2007. Tuy nhiên, trang Strategy Page cho hay chính quyền Đài Loan đã "im hơi lặng tiếng" về Hùng Phong-3 để tránh báo chí "săm soi" các sự cố phát triển của loại tên lửa này.
Trong khi Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân, Đài Loan chỉ có thể đối phó với hải quân Trung Quốc thông qua các chiến thuật chiến tranh phi đối xứng. Hùng Phong-3 cũng sẽ được triển khai trên tàu hộ tống tàng hình Hsun Hai, hiện đang được công ty đóng tàu Lung Teh của Đài Loan phát triển. Loại tàu này được thiết kế để bảo vệ Đài Loan khỏi các cuộc tấn công bằng tàu sân bay và dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2014.
Chính quyền Đài Loan đã dành gần 1 thập niên để phát triển tên lửa Hùng Phong-3, theo Strategy Page. Việc sản xuất hàng loạt loại tên lửa này được cho là bắt đầu 4 năm trước, và hải quân Đài Loan được cho là đã đưa 300 tên lửa Hùng Phong-3 vào biên chế.
Theo Dantri
Iran tái khẳng định khả năng kiểm soát eo biển Hormuz Chỉ huy hàng đầu của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran(IRGC), thiếu tướng Mohammad Ali Jafari khẳng định lực lượng của ông đang kiểm soát eo biển chiến lược Hormuz, nơi lưu thông của 1/5 lượng dầu của thế giới, theo tin tức từ hãng AP. Các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và phương Tây đối với...