Hải quan quyết “kìm” nợ thuế xuống mức thấp nhất
Tổng cục Hải quan đang quyết liệt thực hiện các biện pháp thu hồi, xử lý nợ thuế, quản lý chặt chẽ không để phát sinh nợ thuế nhằm “kìm” nợ thuế xuống mức thấp nhất.
Tính đến ngày 30/6, toàn ngành Hải quan đã thu hồi và xử lý 181 tỷ đồng nợ thuế. Trong đó, một số cục hải quan tỉnh, thành phố có kết quả thu hồi nợ thuế tốt như: Đà Nẵng thu 52,6 tỷ đồng; Hà Nội thu 7,2 tỷ đồng; Hải Phòng thu 5,1 tỷ đồng…
Theo thống kê, tổng số nợ chuyên thu quá hạn tính đến 30/6 của toàn ngành Hải quan là 5.620,14 tỷ đồng, tăng 42,27 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2019 (tương đương tăng 0,76%). Trong đó, nhóm nợ khó thu trên 3.825 tỷ đồng, giảm 54,43 tỷ đồng so với năm 2019; nhóm nợ chờ xử lý trên 72 tỷ đồng, giảm 1,26 tỷ đồng so với năm 2019; nhóm nợ có khả năng thu trên 1.575 tỷ đồng, giảm 0,11 tỷ đồng so với năm 2019; nhóm nợ phạt vi phạm hành chính trên 147 tỷ đồng, tăng 98,07 tỷ đồng so với năm 2019.
Video đang HOT
Theo đánh giá của Cục Thuế xuất nhập khẩu, nguyên nhân số nợ giảm tại nhóm nợ khó thu 54,43 tỷ đồng thời điểm 30/6/2020 so với thời điểm 31/12/2019 là do trong tháng 3 năm 2020 Cục Hải quan TP Đà Nẵng thực hiện hủy quyết định ấn định thuế đối với 31 DN.
Đồng thời, số nợ giảm tại nhóm nợ có khả năng thu giảm do các đơn vị đã tích cực trong công tác thu hồi nợ cũ, đồng thời đối với khoản nợ mới phát sinh trong năm 2020 đã nhanh chóng triển khai các giải pháp thu hồi. Số nợ tăng tại nhóm nợ phạt vi phạm hành chính 98,07 tỷ đồng là do phát sinh tại Cục Hải quan Lào Cai và Cục Hải quan Hà Nội.
Nhằm “kìm” nợ thuế xuống mức thấp nhất, trong những tháng cuối năm, ngành Hải quan đã và đang chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố, quyết liệt thực hiện có hiệu quả Quyết định 924/QĐ-TCHQ ngày 27/3/2020 về giao chỉ tiêu thu hồi nợ thuế cho các cục hải quan tỉnh, thành phố, đôn đốc, theo dõi từng tháng, quý tình hình thu hồi, xử lý nợ thuế. Ngoài ra, ngành Hải quan cũng triển khai và đôn đốc các cục hải quan tỉnh, thành phố hoàn thiện hồ sơ đối với các trường hợp có khả năng xóa nợ theo quy định tại Nghị quyết số 94/2019/QH14 ngày 26/11/2019 và Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 để thực hiện xóa nợ nhằm làm giảm số nợ thuế.
Đặc biệt, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ không để phát sinh nợ thuế mà chủ DN bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh hoặc bỏ về nước (chủ DN là người nước ngoài)… không thu hồi được nợ thuế đối với hàng gia công, hàng NK để sản xuất hàng gia công, hàng NK để sản xuất hàng XK.
Tổ chức kinh tế hạch toán phụ thuộc không thuộc đối tượng xóa nợ
Chi nhánh Seaprodex Cần Thơ là tổ chức kinh tế hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Thủy sản Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con, do đó không thuộc đối tượng xóa nợ tiền thuế.
Theo Tổng cục Hải quan, Khoản 2, Điều 2 và Khoản 2, Điều 3 Thông tư 179/2013/TT-BTC ngày 2/12/2013 của Bộ Tài chính quy định đối tượng, điều kiện xóa nợ đối với DN nhà nước đã giải thể: "DN nhà nước đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 1/7/2007 (bao gồm tiền thuế, tiền phạt còn nợ của các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, cửa khẩu hạch toán phụ thuộc, đơn vị vãng lai hạch toán phụ thuộc của DN). Đối với DN nhà nước đã giải thể nêu tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư này thì phải đảm bảo các điều kiện sau: a) DN nhà nước hạch toán độc lập. b) Đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền".
Cũng theo công văn 5432/BNN-QLDN ngày 30/7/2019 của Bộ NN&PTNT thì Chi nhánh Seaprodex Cần Thơ là tổ chức kinh tế hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Thủy sản Việt Nam theo Quyết định số 31/2005/QĐ-BTS ngày 6/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN&PTNT) về việc chuyển Tổng công ty Thủy sản Việt Nam tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Do đó, theo quy định này thì khoản nợ của Chi nhánh Seaprodex Cần Thơ không thuộc đối tượng xóa nợ.
Về trách nhiệm thanh toán khoản nợ thuế, theo Tổng cục Hải quan, Khoản 2, Điều 55 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định: "DN bị tách, bị hợp nhất, bị sát nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tách, hợp nhất, sát nhập DN. Nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì DN bị tách và các DN mới được thành lập từ DN tách, hợp nhất, sát nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế".
Cũng tại Khoản 1, Điều 4 Quyết định số 31/2005/QĐ-BTS ngày 6/12/2005 thì hội đồng quản trị Tổng công ty Thủy sản Việt Nam có trách nhiệm giải thể 3 đơn vị trong đó có Chi nhánh Seaprodex Cần Thơ nên sau khi giải thể thì khoản nợ này thuộc Tổng công ty Thủy sản Việt Nam.
Ngày 14/3/2011 Bộ NN&PTNT có Quyết định số 456/QĐ-BNN-ĐMDN về việc hợp nhất 3 tổng công ty gồm: Tổng công ty Thủy sản Việt Nam, Tổng công ty Thủy sản Hạ Long và Tổng công ty Hải quan Biển Đông thành Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - công ty TNHH MTV nay là Tổng công ty Thủy sản Việt Nam -CTCP.
Với các quy định dẫn trên thì Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - CTCP có trách nhiệm thanh toán khoản nợ của Chi nhánh Seaprodex Cần Thơ với số tiền thuế NK còn nợ là 310 triệu đồng.
Tính đến hết tháng 6/2020, thu hồi 14.921 tỷ đồng tiền thuế nợ Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, tính đến hết tháng 6/2020, tổng số tiền thuế nợ đã được 63 cục thuế đôn đốc, thu hồi đạt 14.921 tỷ đồng, trong đó thu bằng biện pháp quản lý nợ là 10.054 tỷ đồng, bằng biện pháp cưỡng chế nợ là 4.867 tỷ đồng. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. Tổng cục Thuế...