Hải quân Pháp triển khai hệ thống truyền dẫn thông tin chiến thuật tầm xa
Trong các cuộc diễn tập NAWAS và CWIX thời gian gần đây, hải quân Pháp đã lần đầu tiên triển khai thành công hệ thống truyền dẫn thông tin vệ tinh số chiến thuật tầm xa Link16 do hãng Thales cung cấp.
Trong các cuộc diễn tập này, phương án giải quyết Top Link-MINT của Thales đã truyền dẫn từ xa các thông tin chiến thuật cho các hệ thống thông tin có liên quan của Nato thông qua vệ tinh. Giải pháp này nhằm mục đích biểu diễn khả năng mở rộng mạng lưới liên kết dữ liệu Link16; nghiệm chứng khả năng tương thích của phương án này với các tiêu chuẩn trong “hiệp định mở rộng giao thức ứng dụng liên hợp” (JREAP) và khả năng tương tác của nó với các hệ thống thông tin có liên quan của Nato.
Ông Hervé Derrey, phó chủ tịch Thales, phụ trách mảng sản xuất sản phẩm thông tin vô tuyến điện đã phát biểu: “Hệ thống Link16 của công ty Thales tham gia vào cuộc diễn tập này đã thể hiện được tính năng tuyệt vời trong tương tác với các hệ thống thông tin của một số nước đồng minh”.
Video đang HOT
Hệ thống truyền số liệu của công ty Thales có thể truyền dẫn qua vệ tinh
Ngoài chức năng tiêu chuẩn Link16 trong mạng vô tuyến MIDS, các trạm Top Link-MINT của công ty Thales còn tích hợp công nghệ “mở rộng giao thức liên hợp” (JRE) thực hiện truyền dẫn thông tin chuỗi số liệu Link16 từ mạng vô tuyến MIDS hoặc truyễn dẫn thông qua vệ tinh.
NAWAS 2012 là cuộc diễn tập kết hợp 3 bộ phận của quân đội Pháp dưới sự chủ trì của Bộ tư lệnh lục quân (CFT) với mục đích là khảo nghiệm khả năng phòng không trong quá trình cơ động. Đây là cuộc diễn tập thông tin rất lớn với sự tham gia của 150 hệ thống thông tin và 500 nhân viên.
Cuộc diễn tập đã chứng minh khả năng triển khai trang bị và các hệ thống thông tin, thể hiện tính ưu việt của công nghệ và tính linh hoạt trong tác chiến, khảo nghiệm khả năng nhận biết lẫn nhau và năng lực thông tin trong khu vực tác chiến của binh lính các nước Nato với nhiều kịch bản khác nhau trong môi trường tác chiến chân thực.
Theo ANTD
Mỹ phát triển tên lửa hành trình tầm xa đối trọng với Nga
Nhận thức được năng lực yếu kém của các loại tên lửa hành trình tầm xa của mình so với thế hệ tên lửa hành trình tầm xa tiên tiến của Nga là Kh-101 và Kh-102, không quân Mỹ đã triển khai kế hoạch phát triển một loại tên lửa hành trình tầm xa mới.
Ngày 10/12 vừa qua, quân đội Mỹ đã gửi thư mời thầu nghiên cứu chế tạo một loại tên lửa hành trình tầm xa mới (Long Range Standoff - LRSO) tới 4 nhà sản xuất vũ khí hàng đầu của Mỹ là Boeing, Lockheed Martin, Northrop Grumman, và Raytheon. 4 công ty này sẽ phải hoàn tất hồ sơ dự thầu trước ngày 20/12, sau quá trình tranh thầu, sẽ chọn ra một người chiến thắng trở thành nhà sản xuất và cung ứng tên lửa duy nhất.
Nhà phân tích Mark Gunzinger thuộc Trung tâm đánh giá chiến lược và dự toán ngân sách cho biết, sự gấp rút của dự án xuất phát từ sự mong muốn nhận được một thế hệ tên lửa mới của không quân Mỹ để trang bị cho "hệ thống tấn công tầm xa tương lai". Dự kiến, loại tên lửa mới này sẽ được sử dụng để thay thế cho loại tên lửa hành trình AGM-86 mang đầu đạn thường và đầu đạn hạt nhân, cũng có thể sẽ thay thế cho loại tên lửa hành trình tàng hình AGM-129.
AGM-129 là loại tên lửa có tầm bắn xa nhất của không quân Mỹ
Hiện nay, loại tên lửa hành trình có tầm bắn xa nhất của Mỹ chính là tên lửa hành trình tầm xa tàng hình AGM-129 nhưng phạm vi tấn công của nó chỉ đạt hơn 3000km, nhỉnh hơn một chút so với loại tên lửa đã cũ của Nga là Kh-555 (3000/2000km) và bằng 1/3 tầm bắn của 2 loại tên lửa hành trình tầm xa tiên tiến nhất của Nga là Kh-101 và Kh-102 (3000/10.000km).
Trong tương lai, các "hệ thống phòng không liên hợp" ngày càng phát huy tính hiệu quả của nó, đây là một sự thách thức không nhỏ đối với các loại tên lửa hành trình tầm xa hiện có của Mỹ. Vì vậy, so với các loại tên lửa thế hệ trước, loại tên lửa tương lai phải có tính năng tàng hình cao, có khả năng tự xử lý trước các tình huống đột xuất và các biện pháp đối phó của đối phương. Tên lửa mới cũng phải bay cao hơn và có tầm bắn xa hơn, khi cần phải có khả năng thực hiện mọi nhiệm vụ ngay giữa đường bay, thậm chí có khả năng bỏ mục tiêu cũ, tấn công một mục tiêu mới xuất hiện đột ngột trên đường bay.
Ông Mark Gunzinger hy vọng, kế hoạch này nên xem xét đến các nhu cầu của lực lượng hải quân, tức là phải trang bị cho nó khả năng tấn công từ trên máy bay, tàu mặt nước và tàu ngầm. Còn chuyên gia quân sự Dan Goure thì cho rằng, đây là điều rất khó vì nó liên quan đến rất nhiều vấn đề kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu phóng từ các loại máy bay, tàu chiến khác nhau. Ông cũng hoài nghi không rõ loại tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hay không nhưng không quân Mỹ nên có định hướng thiết kế từ đầu là nó phải có khả năng tấn công hạt nhân khi cần thiết.
Theo ANTD
Trung Quốc trang bị máy bay tầm xa tuần tra vùng biển tranh chấp Trung Quốc tiếp tục cử tàu hải giám tới vùng biển của Nhật Bản, đồng thời ráo riết tăng cường năng lực tuần tra vùng trời tại Hoa Đông, động thái dường như muốn gửi thông điệp cứng rắn tới Thủ tướng tương lai của Nhật Bản. Tàu hải giám Trung Quốc tiến gần vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa...