Hải quân Peru vung gần trăm triệu USD mua siêu tên lửa Pháp
Vừa qua, hải quân Peru đã quyết định chi cả trăm triệu USD để nâng cấp hệ thống hỏa lực cho các tàu hộ vệ tên lửa của mình.
Cuối tháng 12 năm 2012, hải quân Peru đã ký hợp đồng với công ty MBDA để mua tên lửa đối hạm thế hệ mới nhất MM40 Exocet Block 3. Loạt tên lửa này sẽ được trang bị trên 4 tàu hộ vệ tên lửa lớp “Aguirre” (nguyên là tàu hộ vệ tên lửa lớp Wolf của Italia), hiện các tàu này đang ở trong giai đoạn cải tạo, nâng cấp.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp “Aguirre” nguyên là tàu hộ vệ tên lửa lớp Wolf của Italia
Peru sẽ mua 4 hệ thống phóng và 16 quả tên lửa MM40 Exocet Block 3 với giá 94,3 triệu USD, trước đây, vào năm 2005 họ cũng đã mua của MBDA 2 hệ thống thiết bị bảo dưỡng tên lửa MM40 Exocet. 2 tàu hộ vệ mang số hiệu FM55 và FM57 đang được nâng cấp tại nhà máy đóng tàu hải quân El Callao sẽ được tiếp nhận tên lửa đầu tiên.
MM40 Exocet Block 3 của công ty MBDA là loại tên lửa đối hạm tiên tiến nhất thế giới
Dự kiến, chiếc tàu đầu tiên sẽ cải tạo xong và đưa vào tái phục vụ trong 18 tháng tới. Ngoài lắp đặt hệ thống tên lửa mới, các tàu loại này còn được trang bị radar đa chức năng thế hệ mới NASDAQ-NV3-D và hệ thống phóng tên lửa giả MASS của hãng Rheinmetall – Đức. 2 hệ thống thiết bị này sẽ được tích hợp với hệ thống chỉ huy – điều khiển – kiểm soát Varayoc mà Peru mới tự lực phát triển
Theo ANTD
Video đang HOT
Khám phá bộ 3 "mắt thần" bảo vệ Senkaku của Nhật
Chính phủ Nhật đã quyết định triển khai thêm UAV trinh sát chiến lược Global Hawk của Mỹ để cùng với máy bay trinh sát chống ngầm P-3C "Orion" và máy bay săn ngầm hiện đại nhất của họ là P-8A "Poseidon", hợp thành tạo thành bộ 3 "mắt thần" giám sát không - biển, bảo vệ Senkaku.
P-3C - "già nhưng vẫn còn dẻo dai"
P-3C Orion là sản phẩm của Công ty Lockheed Martin - Mỹ, thuộc loại máy bay trinh sát, chống ngầm cất cánh từ đất liền, chủ yếu dùng để thực hiện tác chiến săn ngầm trên biển tầm xa và tác chiến chống hạm và yểm hộ cho biên đội tàu sân bay trên toàn cầu, trong mọi điều kiện thời tiết.
P-3C có chiều dài 35,6 m, sải cánh 30,4 m, trọng lượng cất cánh tối đa 64,4 tấn, sử dụng 4 động cơ cánh quạt, tốc độ trên 600 km/h, hành trình tối đa 9000 km, bán kính hoạt động tối đa gần 4000 km với phi hành đoàn 11 người.
Phần bụng phía trước máy bay này thiết kế 1 khoang đạn có kích thước 3,91m x 2,03m x 0,088m, dưới cánh máy bay có 10 giá treo vũ khí. Vũ khí chính dùng để tác chiến của P-3C có ngư lôi MK-46, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, tên lửa đối đất AGM-65 Maverick, ngoài ra nó có thể mang theo bom nổ dưới nước, bom thông thường, thủy lôi. Thiết bị trinh sát ngầm mang theo là các loại radar, thiết bị thăm dò từ tính và hồng ngoại, ngoài ra còn hệ thống phao sonar, phao nước và pháo sáng.
Hàng chục chiếc P-3C của Liên đội phòng không số 5 thuộc lực lượng phòng vệ biển Nhật
được triển khai ở căn cứ quân sự Naha.
Mặc dù Hải quân Mỹ đã phát triển máy bay P-8A Poseidon tiên tiến hơn, đồng thời có kế hoạch thay thế P-3C vào năm 2013, nhưng chỉ nhìn số lượng máy bay P-3C hiện còn trong biên chế của hải quân Mỹ là đủ biết nó vẫn còn hữu dụng thế nào. Mặc dù đã nhiều lần tinh giảm biên chế nhưng lực lượng máy bay trinh sát chống ngầm của Mỹ hiện tại vẫn còn 37 trung đội (trong đó có 17 trung đội dự bị) với lực lượng chủ lực là loại máy bay P-3C Orion.
Vì vậy, quý 3 năm 2012, Mỹ đã tiến hành cải tiến một số hạng mục trên P-3C cho cả Mỹ và Nhật để nâng cấp hiện đại, kéo dài thời hạn sử dụng cho các máy bay này. Nội dung cải tiến gồm: liên kết dữ liệu Link 16, thông tin vệ tinh băng thông rộng được mã hóa của vệ tinh thông tin hàng hải quốc tế và hiển thị hình ảnh chiến thuật tích hợp dựa trên hệ điều hành Windows. Liên kết dữ liệu Link 16 chủ yếu dùng cho chia sẻ dữ liệu với lực lượng NATO, thông tin vệ tinh thì cung cấp truyền dữ liệu giao thức internet và cuối cùng thực hiện video trực tuyến. Đầu năm nay, hải quân Mỹ cũng đã cải tạo kỹ thuật hệ thống âm thanh, tăng cường khả năng tiếp nhận phao sonar cho 74 chiếc. Có thể nói, trong vòng 10 năm tới, trước khi P-8A sản xuất được đủ số lượng thì P-3C vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong chiến lược chống ngầm của Nhật Bản, vẫn đóng vai trò là "kẻ đi săn tàu ngầm biển Hoa Đông".
P-3C vẫn đóng một vai trò quan trọng trong tác chiến chống ngầm
P-8A Poseidon - "sát thủ chống ngầm tiên tiến nhất"
Đầu tháng 10 năm 2012, tạp chí quân sự hàng đầu thế giới của Anh Jane's Defence Weekly cho biết, vào năm 2013, quân đội Mỹ sẽ triển khai máy bay trinh sát chống ngầm P-8A "Poseidon" đến hai căn cứ quân sự của mình trên lãnh thổ Nhật Bản là Misawa và Kadena. Theo tiết lộ của các chuyên gia kỹ thuật của công ty Boeing, các máy bay P-8A cất cánh từ căn cứ Okinawa chỉ mất 20 phút là có thể giám sát khu vực eo biển Đài Loan với bán kính tuần tra rộng hơn 200 hải lý, cực kỳ phù hợp với yêu cầu tác chiến chống ngầm.
P-8A là máy bay tuần tiễu trên biển đa chức năng do hãng Boeing nghiên cứu, chế tạo trên cơ sở nguyên mẫu chiếc máy bay chở khách Boeing 737 thuộc kế hoạch nghiên cứu MMA (Multi-mission Maritime Aircraft), được triển khai cuối thập niên 90, thế kỷ XX.
P-8A Poseidon có chiều dài 39 m, cao 12 m, sải cánh 35 m, trọng lượng rỗng 62 tấn, tải trọng bay tối đa 85 tấn, P-8A Poseidon sử dụng 2 động cơ phản lực CFM56-7B27A với lực đẩy 120 kN, hành trình tối đa trên 11.000 km, bán kính tác chiến 4800km, tốc độ bay tối đa là 900 km/h, tốc độ bay tuần tra thông thường 400km/h.
Với phi hành đoàn 9 người, P-8A được sử dụng trong các nhiệm vụ tác chiến mặt nước và tác chiến chống ngầm tầm xa trinh sát và giám sát (ISR) thu thập tin tức tình báo từ ven bờ ra các vùng biển xa. Trần bay tối đa của P-8A là gần 13km nhưng chủ yếu nó sẽ bay trinh sát ở tầm thấp khoảng 15000 feet (4,57km). P-8A không có khoang vũ khí trong thân máy bay mà lắp đặt 6 giá treo vũ khí hai bên cánh, có thể mang theo lượng vũ khí hơn 5,5 tấn, bao gồm: bom rơi tự do, ngư lôi Mk-54 và tên lửa chống hạm Harpoon.
Năm 2013, Mỹ sẽ triển khai P-8A Poseidon đến Nhật Bản để giám sát biển Đông và biển Hoa Đông
Vũ khí chống ngầm chủ yếu của P-8A là ngư lôi Mk-54. Đây là loại ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ phóng từ trên không hiện đại nhất hiện nay, có thể phóng từ trên hạm, trên máy bay trực thăng, máy bay phản lực với tầm bắn 15km, cự li tự động tìm kiếm mục tiêu là hơn 900m. Hệ thống động cơ đẩy của nó sử dụng công nghệ điều khiển bằng phần cứng giúp nó có độ tin cậy và khả năng biến tốc cao.
Thiết bị trinh sát ngầm chủ yếu của P-8A bao gồm: hệ thống thăm dò từ tính của vỏ tàu ngầm MAD do công ty CAE của Canada chế tạo và radar giám sát biển AN/APY-10 của hãng Raytheon. Đây là loại radar tích hợp đầy đủ các tính năng của radar giám sát biển AN/APS-137 mà hải quân Mỹ hiện đang sử dụng, bổ sung thêm chức năng kiểm soát không trung và điều khiển vũ khí, cải thiện khả năng theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu, kích thước của nó cũng nhỏ hơn AN/APS-137 một chút để phù hợp lắp đặt trên máy bay.
Ngoài ra trên máy bay còn lắp đặt các thiết bị kiểm tra, giám sát giống như P-3C, bao gồm: thiết bị thăm dò từ tính và hồng ngoại, hệ thống phao sonar, phao nước và pháo sáng...
Global Hawk - siêu UAV số 1 thế giới
Theo tin của Yomiuri Shimbun ngày 31/12/2012, trước áp lực ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực Senkaku và sự đe dọa đến từ các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo Triều Tiên, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe cũng quyết định sửa đổi "Đại cương kế hoạch phòng vệ" và "Kế hoạch kiện toàn lực lượng phòng vệ trung hạn", mà một nội dung quan trọng trong đó là Nhật Bản quyết định sẽ triển khai siêu UAV hàng đầu thế giới của Mỹ là Global Hawk để tăng cường công tác thu thập thông tin tình báo, thiết lập vành đai cảnh giới và giám sát ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và các khu vực phụ cận. Sự có mặt của siêu UAV này sẽ mang lại sự tự tin cho lực lượng phòng vệ Nhật và là nỗi ám ảnh đối với các địch thủ của họ.
Global Hawk là loại UAV trinh sát chiến lược hiện đại nhất thế giới hiện nay
Global Hawk là loại UAV tầm cao, tầm xa của Mỹ, chiều dài 13,5m, cao 4,62m, sải cánh 35,4m, trọng lượng cất cánh tối đa 11,622 tấn, lượng nhiên liệu mang theo 7 tấn. Nó có khả năng bay xuyên lục địa với tầm bay tối đa 29.945km, khả năng lưu không tới 41h bay liên tục, có khả năng hoạt động độc lập cách khu vực căn cứ 5556km, trên độ cao 18,288km trong thời gian 24h liên tục để theo dõi các khu vực khả nghi. Global Hawk được lắp đặt hệ thống cảm biến quang điện và hồng ngoại cũng với loại radar khẩu độ tổng hợp bố trí ở phía đuôi UAV.
Sau khi triển khai Global Hawk, lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thể thu thập thông tin tình báo và giám sát tất cả "tàu bè, máy bay nước ngoài" qua lại ở khu vực biển Hoa Đông, thậm chí cả biển Đông chứ không riêng gì Senkaku, đồng thời Global Hawk sẽ là sự bổ sung lí tưởng cho các loại máy bay cảnh báo sớm, trinh sát chống ngầm và radar mặt đất Nhật Bản.
Sự xuất hiện của Global Hawk, cùng với P-3C và P-8A sẽ hình thành bộ 3 "mắt thần" giám sát không - biển của Nhật Bản. Cùng với 2 hệ thống radar X-Band Mỹ đã triển khai ở đây từ trước, có thể nói, "một con ruồi" bay vào Senkaku cũng có thể bị phát hiện chứ đừng nói là các tàu mặt nước, tàu ngầm và máy bay Trung Quốc.
Theo ANTD
Facebook "bốc hơi" 11 tỉ USD Việc cổ phiếu của Facebook giảm gần 11% giá trị trong hôm 21.5, ngày giao dịch đầu tiên không có sự hỗ trợ của các đơn vị bảo lãnh phát hành, đã khiến một số nhà đầu tư quay trở lại với các cổ phiếu quen thuộc, giữa lúc có nhiều nghi ngờ liệu công ty mới "lên sàn" có đáp ứng được...