Hải quân nước nào mạnh hơn cả Trung Quốc ở châu Á?
Chuyên gia Kyle Mizokami đưa ra nhiều bằng chứng cụ thể chứng minh Lực lượng Phòng vệ trên biển của Nhật Bản (MSDF) hiện là hải quân tốt nhất châu Á.
Trung Quốc có lực lượng hải quân lớn hơn và đang được hiện đại hóa với tốc độ nhanh chưa từng có, với nhiều kho lớn chứa các tên lửa hành trình và các tài sản quân sự từ đất liền. Tuy nhiên, Kyle Mizokami khẳng định Nhật vẫn là nước có hải quân vừa giỏi vừa gọn nhẹ.
Ảnh: AP
Business Insider dẫn lời ông Mizokami nêu rõ, các tàu khu trục lớp Kongo của Nhật hiện nay được trang bị cùng hệ thống tác chiến Aegis với tàu lớp Arleigh Burke của Mỹ.
Tuy nhiên, có lẽ lợi thế lớn nhất của MSDF trước hải quân Trung Quốc là các hàng không mẫu hạm. Cụ thể, tàu lớp Izumo mới nhất của Nhật có thể chở 14 trực thăng, vừa có thể tham gia vào chiến tranh chống hạm hiện đại vừa tấn công tốt từ trên không.
Bên cạnh đó, Nhật Bản còn đang tích cực mua sắm siêu chiến đấu cơ F-35 của hãng Lockheed Martin (Mỹ). Đây là hệ thống vũ khí đắt đỏ nhất và phức tạp nhất mọi thời đại.
Video đang HOT
Ảnh: Truyền thông xã hội/ Business Insider
Đáng chú ý, Nhật Bản vẫn duy trì một sức mạnh không chỉ như một lực lượng hải quân truyền thống mà còn là một lực lượng tự vệ. Lực lượng này – thường xuyên diễn tập chiếm đảo và huấn luyện cùng các đồng minh Mỹ – đã chứng tỏ hành động hiệu quả sau trận động đất thảm khốc ở Nhật năm 2011.
Kyle Mizokami chỉ ra rằng, trong cơn thiên tai kinh hoàng đó, con tàu đầu tiên phản ứng chỉ trong 45 phút, chứng tỏ “sự chuyên nghiệp và tính hiệu quả” của một lực lượng hải quân tầm cỡ thế giới.
Theo Thanh Hảo (Vietnamnet)
Tướng PLA lo sợ Trung Quốc nếm lại "mối nhục xuyên thế kỷ" chỉ trong 4 giờ đồng hồ
Một tướng lĩnh cấp cao quân đội Trung Quốc đã thẳng thừng cảnh báo Chủ tịch Tập Cận Bình.
Một chiến hạm của quân đội Mỹ (Ảnh minh họa)
Hãng thông tấn tiếng Hoa Tân Đường Nhân (Mỹ) cho hay, một quan chức cấp cao thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) từng thẳng thắn nói với ông Tập Cận Bình rằng nếu Trung Quốc không thể sử dụng vũ khí hạt nhân thì 3 hạm đội của nước này chỉ là "mục tiêu di động" cho các nhóm tàu sân bay Mỹ.
Báo giới Hồng Kông suy đoán, người có phát ngôn thẳng thừng như vậy là Thượng tướng Không quân Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học quốc phòng Trung Quốc. Ông cũng là quan chức được Tập Cận Bình tin tưởng.
Lưu Á Châu là một trong những tướng lĩnh có nhiều phát ngôn nhạy cảm nhất từng "gây bão" trên các diễn đàn ở Trung Quốc nhằm vào tình trạng tham nhũng trong quân đội.
Ông Lưu cũng là người chỉ trích mạnh nhất về khả năng chiến đấu yếu kém của PLA sau khi trải qua hơn 1 thập kỷ chìm trong vấn nạn tham nhũng khi Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng làm lãnh đạo.
Trong cuốn sách "Tinh thần" xuất bản năm 2015, Lưu đề cập 3 rủi ro quân sự đối với Bắc Kinh, mà hai trong số đó là nguy cơ chiến tranh Trung-Nhật bùng phát ở biển Đài Loan và biển Hoa Đông.
Trong bài xã luận "Quan hệ Trung-Nhật nhìn từ vấn đề đảo Điếu Ngư (Nhật gọi là Senkaku)" đăng trên báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo vào tháng 10/2015, Lưu Á Châu thừa nhận:
"Hải quân Nhật Bản tuyên bố một khi xảy ra chiến sự, họ sẽ xóa sổ Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc trong 4 giờ đồng hồ. Không thể coi đây là câu nói đùa."
Theo ông Lưu, nếu Trung Quốc thất bại thì đó sẽ là một trận "hải chiến Giáp Ngọ" khác. Cho đến nay, cuộc chiến năm 1894 trên biển Hoàng Hải giữa Hạm đội Bắc Dương của Mãn Thanh với Hải quân Hoàng gia Nhật Bản vẫn được ghi dấu là thất bại nhục nhã nhất của Trung Quốc trước người láng giềng Đông Bắc Á.
Tướng Lưu phân tích, từ năm 1981, Mỹ và Nhật Bản đã bắt đầu tập luyện kế hoạch quân sự bí mật trên biển với mục tiêu "phog tỏa" Hải quân Trung Quốc.
Theo đó, các tàu chiến Nhật Bản được trang bị hệ thống định vị vệ tinh hiển thị vị trí tàu Trung Quốc. Hệ thống này có thể tự động vận hành trên 50 năm. Tỉ lệ bay của Không quân Nhật Bản được duy trì ở mức 90%, cao hơn mức 80% của Không quân Mỹ.
Lưu Á Châu cho rằng các hành động của Nhật Bản nhằm vào Trung Quốc là xu thế tất yếu và cũng là lợi ích quốc gia của nước này. Từ năm 1986, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo chính phủ Nhật về sự trỗi dậy không thể ngăn cản của Bắc Kinh, và nói rằng biện pháp kiềm chế Trung Quốc chính là tìm cách để Trung Quốc chia rẽ từ bên trong.
Theo Thời Đại
5 hải quân thống trị đại dương vào năm 2030 Cán cân sức mạnh hải quân thế giới có xu thế dịch chuyển về phía đông, khi lực lượng trên biển của Ấn Độ, Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ. Mô hình tàu sân bay thế kỷ 21 USS Gerald R. Ford của hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy Trong thập niên tiếp theo, cán cân sức mạnh trên các đại dương thế...