Hải quân Nhật-Mỹ huấn luyện chung ở Biển Đông trong thời gian 1 tháng
Không chỉ có vậy, sự tương tác hải quân 3 nước Nhật-Mỹ-Philippines hiện nay đang được tăng cường, cuộc diễn tập 3 nước có ý nghĩa tượng trưng rất lớn.
Biên đội tàu sân bay USS George Washington, Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)
Tờ “Đông Phương tảo báo” Trung Quốc ngày 26 tháng 10 đưa tin, Bộ tham mưu Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ngày 24 tháng 10 tiết lộ, tàu hộ vệ Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và biên đội tàu sân bay Hải quân Mỹ từ tháng này triển khai huấn luyện chung ở Biển Đông trong thời gian khoảng 1 tháng.
Quân đội Mỹ điều động tàu sân bay George Washington
Theo bài báo, hải quân 3 nước Mỹ-Nhật Bản-Philippines tổ chức diễn tập quân sự – đây là lần đầu tiên, quy mô diễn tập tuy không lớn, nhưng có ý nghĩa tượng trưng rất lớn.
Truyền thông Nhật Bản ngày 25 tháng 10 cho biết, Bộ tham mưu Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ngày 24 tháng 10 tiết lộ, tàu hộ vệ Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và biên đội tàu sân bay Hải quân Mỹ từ tháng này triển khai huấn luyện chung ở Biển Đông trong thời gian khoảng 1 tháng.
Hơn nữa, căn cứ vào một tuyên bố gần đây của Đại sứ quán Mỹ tại Philippines, từ ngày 22 – 23 tháng 10, Hải quân Philippines và hải quân hai nước Mỹ-Nhật tham gia cơ động, thông tin và diễn tập bắn ở bờ biển Philippines.
Mỹ và Nhật Bản là hai “đối tác chiến lược” duy nhất của Philippines. Từ trước tới nay, giữa Philippines và Mỹ duy trì hợp tác quân sự chặt chẽ, những năm gần đây hợp tác quân sự giữa Philippines-Nhật Bản cũng ngày càng thân thiện. Nhưng hải quân 3 nước tổ chức diễn tập quân sự liên hợp thì đây là lần đầu tiên, quy mô diễn tập mặc dù không lớn, nhưng nó lại có ý nghĩa tượng trưng rất lớn.
Tàu hộ vệ Sazanami DD-113 Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
3 nước lần đầu tiên tập trận chung
Ngày 24 tháng 10, quan chức Bộ tham mưu Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản trả lời phỏng vấn báo chí cho biết, thời gian huấn luyện với Hải quân Mỹ thông thường từ vài ngày đến vài tuần, cho biết, “thông qua kéo dài thời gian huấn luyện, có thể tranh thủ tiếp tục tăng cường hợp tác”. Huấn luyện lần này nhằm nâng cao kỹ năng, “hoàn toàn không giả thiết tiến hành huấn luyện quyền tự vệ tập thể”.
Tham gia huấn luyện có lực lượng tàu hộ vệ Sazanami của căn cứ Kure, Lực lượng Phòng vệ Biển và tàu sân bay động cơ hạt nhân USS George Washington triển khai ở căn cứ Yokosuka Hải quân Mỹ. Nghe nói, hai bên sẽ triển khai các hoạt động huấn luyện như ứng phó tàu ngầm, Hải quân Philippines cũng đã tham gia một phần huấn luyện.
Video đang HOT
Hải quân Philippines ngày 23 tháng 10 cho biết, 3 nước Philippines, Mỹ và Nhật Bản từ ngày 22 tháng 10 đã tiến hành diễn tập quân sự trên biển 2 ngày ở Biển Đông. “Đây là lần đầu tiên Hải quân Philippines đồng thời tiến hành diễn tập quân sự với Hải quân Mỹ và Nhật Bản” – người phát ngôn Hải quân Philippines Domingo cho biết.
Tình huống: Cùng tấn công tàu địch
Căn cứ vào tin tức công bố về hải quân của Philippines, diễn tập bắt đầu từ 5 giờ 30 phút sáng ngày 22 tháng 10 (giờ địa phương). Tàu sân bay USS George Washington Hải quân Mỹ và tàu hộ vệ Sazanami Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hội ngộ ở Biển Đông. Tàu chiến Nhật Bản đặt dưới sự điều khiển của tàu sân bay USS George Washington Mỹ.
Tàu tuần tra BRP Gregorio del Pilar lớp Hamilton của Hải quân Philippine, mua của Mỹ
Tàu tuần tra BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, tàu hộ vệ Sazanami Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và tàu tuần dương tên lửa USS Antietam CG-54 đều làm một phần của cụm chiến đấu tàu sân bay USS George Washington, đã tham gia diễn tập bắn đạn thật. Người phát ngôn Hải quân Philippines Domingo cho biết, trong tình hình lý thuyết, mục tiêu ảo có thể là một tàu hoặc máy bay địch. Hải quân ba nước còn chấp hành quy ước thỏa thuận giữa hải quân các nước để tránh đối đầu trên biển.
Tàu sân bay USS George Washington hiện nay đang tiến hành dừng và đậu thường lệ ở Manila, Philippines. Chiếc tàu sân bay này có khoảng 5.500 thuyền viên, nhiều nhất có thể vận chuyển 80 máy bay, được cho là trang bị chiến đấu di động có sức chiến đấu nhất triển khai ở châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.
Mặc dù các bên tham diễn đều cho biết, cuộc diễn tập là hoạt động thường lệ, không nhằm vào “bất kỳ nước nào”, nhưng bên ngoài phổ biến cho rằng, ý đồ dùng diễn tập kiềm chế Trung Quốc rất rõ ràng.
Nhật Bản và Philippines là đồng minh trung thành nhất của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hai nước đều tồn tại “tranh chấp chủ quyền biển” với Trung Quốc. Tháng 4 năm 2014, sau khi Mỹ-Philippines ký kết hiệp định quân sự mới cho phép Quân đội Mỹ tái triển khai ở Philippines, hợp tác quân sự hai nước tiếp tục sâu sắc.
Đồng thời, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản một mặt lấy đồng minh Nhật-Mỹ làm trung tâm, mặt khác cũng đang tích cực tìm cách tăng cường hợp tác phòng vệ với các nước Đông Nam Á.
Quân đội Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận đổ bộ
Vào đầu tháng này, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản từng lấy tư cách quan sát viên, đã tham gia cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Philippines tổ chức ở vùng biển đảo Palawan Philippines, gần quần đảo Trường Sa (của Việt Nam).
Năm 2012 Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng từng tham gia cuộc tập trận chung của Mỹ-Philippines, nhưng nội dung chỉ giới hạn trong cứu trợ thiên tai. Quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản trước đó cho biết, trong một cuộc diễn tập gần đây, “Lực lượng Phòng vệ có thể thu được kinh nghiệm chiến đấu thực tế”.
Theo Giáo Dục
5 tiêm kích 'khủng' nhất mọi thời đại của Mỹ
Máy bay "khủng" được đánh giá dựa trên tốc độ, hỏa lực, độ bền và khả tiêu diệt kẻ thù. Tuy nhiên, những máy bay ghi danh vào lịch sử Mỹ không hẳn nhờ vào những yếu tố trên, mà nhờ lập công kịp lúc.
P-51 Mustang có tầm bay 1500 dặm - Ảnh: Reuters
1. P-51 Mustang
Mùa thu năm 1943, vào Thế chiến 2, Mỹ thực hiện chiến dịch Schweinfurt-Regensburgm, cử lượng lớn máy bay đánh bom tiến vào không phận Đức, phá hỏng lá chắn phòng không quân phát xít. Thế nhưng lúc đó, lực lượng phòng không của Đức vô cùng mạnh, gây tổn thất lớn cho không quân Mỹ. Tháng 10.1943, không quân Mỹ mất 20% số máy bay đánh bom khi vừa tiến vào Schweinfurt.
Lo sợ tất cả máy bay ném bom bị phá hủy trước khi chiến dịch thành công, Mỹ đưa ra phương án gửi máy bay hộ tống đến Đức để hỗ trợ máy bay đánh bom. Lúc bấy giờ, những máy bay xuất sắc nhất của không quân Mỹ như P-47 Thunderbolt hay P-38 Lightning được tiến cử. Tuy nhiên, cả hai không thể bay đường dài để hộ tống lực lượng đánh bom.
Ngay lúc cấp bách ấy, chiếc tiêm kích P-51 Mustang, với thiết kế rất bình thường, hỏa lực ở mức trung bình nhưng gọn gàng, nhanh nhẹn và có tầm bay 1500 dặm, đã trở thành vũ khí nguy hiểm nhất hộ tống máy bay đánh bom Mỹ vào sâu không phận Đức, đưa Mỹ về thế chủ động. Nếu không có P-15 Mustang, chiến dịch ném bom của Mỹ nhiều khả năng sẽ thất bại.
Một chiếc F-4U Corsair - Ảnh: Reuters
2. F-4U Corsair
Tiêm kích F-4U Corsair được lính Nhật gọi là "Tiếng rít của tử thần". Máy bay này đã tung hoành trên nhiều chiến trường trong lịch sử, đáng chú ý nhất có mặt trận Thái Bình Dương của quân Mỹ trong Thế chiến 2. F-4U Corsair huyền thoại được lấy ý tưởng từ phim truyền hình Mỹ nổi tiếng thập niên 70, về đề tài chiến tranh Baa Baa Black Sheep.
F-4U được trang bị động cơ cỡ lớn, cánh dài và được thiết kế như cánh chim hải âu. Chiếc tiêm kích này được thiết kế để phục vụ cho hải quân Mỹ thế nhưng, tốc độ vượt trội khiến nó không thể hạ cánh xuống tàu sân bay. Vì vậy, những chiếc F-4U được Thủy quân lục chiến Mỹ đưa vào biên chế chiến đấu trong những căn cứ nằm ở Thái Bình Dương. F-4U Corsair từng phục vụ quân Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954.
Một chiếc F-26 Sabre - Ảnh: Bảo tàng quốc gia Không quân Hoa Kỳ
3. F-26 Sabre
Sự ra đời của máy bay MiG-15 do Liên Xô chế tạo trong cuộc chiến Triều Tiên (1950-1953) là một bước ngoặt lớn của lịch sử không quân thế giới. MiG-15 là một trong những máy bay phản lực thành công với cánh xuôi, nổi tiếng trên bầu trời Triều Tiên khi hạ gục mọi loại máy bay cánh thẳng gây tổn thất lớn cho Liên Hiệp Quốc trong thời kỳ đầu cuộc chiến. Cho đến khi máy bay phản lực đầu tiên của không quân Mỹ F-26 Sabre ra đời, cục diện trận chiến mới thay đổi.
Cuộc đối đầu trên không huyền thoại của MiG-15 và F-26 Sabre đã chính thức đưa thế giới bước vào kỷ nguyên của chiến tranh bằng máy bay phản lực. Với hệ thống radar dò tầm xa ngắm bắn tân tiến lúc bấy giờ, chiếc phản lực này đã đưa cuộc chiến tranh Triều Tiên trở về thế cân bằng cho Liên Hiệp Quốc.
Chiến đấu cơ F-4 Phantom - Ảnh: AF.mil
4. F-4 Phantom II
Ra đời năm 1958, F-4 Phantom II là chiếc máy bay tiêm kích nổi tiếng đã được quân đội Mỹ sử dụng từ năm 1960 - 1996. Tuy kiểu dáng không đẹp bằng những máy bay thế hệ trước nhưng với hỏa lực mạnh, khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và có độ bền cao, F-4 Phantom đã phục vụ cho quân đội Mỹ trong rất nhiều cuộc xung đột trên thế giới, với vai trò ném bom, chiến đấu và trinh sát.
F-4 được trang bị cho quân đội của nhiều nước khác và đến năm 2001, vẫn còn hơn 1.000 máy bay F-4 được sử dụng ở 11 nước.
F-15 Eagle - Ảnh: Reuters
5. F-15 Eagle
Máy bay tiêm kích F-15 Eagle là một hình mẫu lý tưởng cho việc thiết kế và chế tạo máy bay tiêm kích của Mỹ từ sau cuối Chiến tranh lạnh, cũng như một minh chứng hùng hồn cho nền công nghiệp chế tạo vũ khí và máy bay quân sự lớn mạnh của Mỹ.
Mang biểu tượng chim đại bàng, F-15 Eagle hội đủ những yếu tố của một chiến đấu cơ cao cấp. Với hai động cơ phản lực hạng nặng, F-15 có thể đạt đến tốc độ vượt trội so với các máy bay đời trước. Hệ thống radar dò tầm xa ngắm bắn được cải tiến nhiều so với F-26 Sabre kết hợp với tên lửa khiến F-15 trở nên cực kỳ nguy hiểm.
Thêm vào đó, hệ thống cánh gọn gàng hơn F-4 Phantom II giúp F-15 trở nên linh hoạt hơn trong chiến đấu. F-15 Eagle dự kiến sẽ phục vụ quân đội Mỹ cho đến hết năm 2025.
Theo Thanh Niên
Ấn Độ tìm cách ngăn chặn tàu ngầm Trung Quốc "vu hồi" vào sân sau Thời báo Hoàn Cầu cho biết, vào đầu tháng 9, một chiếc tàu ngầm Trung Quốc đã cập cảng Colombo của Sri Lanca. Ấn Độ cho rằng đây là bước đi đầu tiên để hải quân Trung Quốc tiến quân vào Ấn Độ Dương. Bài viết cho rằng, các quan chức trong quân đội Ấn Độ lo ngại rằng sự mất cân bằng...