Hải quân Nga nhận ‘tàu ngầm ngày tận thế’
Chiếc tàu ngầm dài nhất thế giới mang tên K-329 Belgorod đã chính thức được bàn giao cho hải quân Nga vào ngày 8.7 tại nhà máy đóng tàu Sevmash ở thành phố Severodvinsk.
Tại lễ bàn giao, Tư lệnh Hải quân Nga Nikolai Yevmenov nhấn mạnh tàu Belgorod “mở ra cơ hội mới cho Nga trong việc thực hiện nhiều nghiên cứu khác nhau, cho phép chúng ta thực hiện những cuộc thám hiểm khoa học và hoạt động cứu hộ ở những khu vực xa nhất của đại dương, theo Đài RT.
Lễ thượng cờ trên tàu ngầm K-329 Belgorod vào ngày 8.7.2022. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH RT
Video đang HOT
Với chiều dài tới 184 m, tàu Belgorod có thể mang theo thiết bị tự hành dưới đáy biển, phương tiện cứu hộ biển sâu (DSRV), và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhỏ hơn như AS-31 Losharik. Tuy nhiên, tàu Belgorod cũng được thiết kế để có thể mang tới 6 ngư lôi chạy bằng năng lượng hạt nhân “Poseidon”, vốn đang được phát triển.
Viện nghiên cứu hải quân Mỹ gọi Belgorod là “tàu ngầm ngày tận thế… được trang bị ngư lôi hạt nhân chiến lược có kích thước bằng một chiếc xe buýt”, còn chuyên trang The War Zone gọi đó là một trong những “vũ khí linh hoạt và đáng sợ nhất của Nga, được đóng với mục đích thực hiện hoạt động gián điệp và phóng các ngư lôi chạy bằng năng lượng hạt nhân, được trang bị vũ khí hạt nhân”.
Ngư lôi hạt nhân tự hành Poseidon là một trong sáu “siêu vũ khí” được Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức công bố vào tháng 3.2018. Poseidon được cho là được thiết kế để không thể bị phát hiện bằng các phương tiện thông thường và có khả năng tiêu diệt toàn bộ nhóm tác chiến tàu sân bay hoặc gây ra sóng thần có thể tàn phá các thành phố ven biển.
Một lớp tàu ngầm hoàn toàn mới, Khabarovsk, được cho là được thiết kế để mang ngư lôi Poseidon, nhưng tất cả thông tin về lớp tàu này đều được bảo mật, theo RT.
EU công nhận khí đốt, năng lượng hạt nhân là nhiên liệu bền vững
Các nhà lập pháp Liên minh châu Âu (EU) hôm 6/7 đã bỏ phiếu nhất trí đưa khí đốt tự nhiên và năng lượng hạt nhân vào danh sách các khoản đầu tư bền vững của khối.
Toàn cảnh phiên bỏ phiếu của Nghị viện châu Âu ngày 6/7. Ảnh: AP
Đầu năm nay, Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra đề xuất trên như một phần trong kế hoạch xây dựng một tương lai thân thiện với khí hậu. Tuy nhiên, đề xuất đó đã gây bất đồng giữa 27 nước thành viên và bị các nhà hoạt động môi trường phản đối kịch liệt.
Cuộc bỏ phiếu của Nghị viện châu Âu tại Strasbourg, Pháp, ngày 6/7, đã thu được kết quả là 328 phiếu thuận và 278 phiếu chống. Các quy định được đưa ra với mục đích hướng dòng vốn tư nhân tới các dự án xanh, lập ra tiêu chuẩn chung của châu Âu về đầu tư xanh và loại bỏ những dự án tự dán mác "xanh" trên thị trường đang bị rối loạn các sản phẩm thân thiện với môi trường như hiện nay.
Tổ chức Hoà bình Xanh (Greenpeace) ngay lập tức tuyên bố sẽ gửi yêu cầu đánh giá nội bộ lên Ủy ban Châu Âu và sau đó sẽ khởi kiện tại Tòa án Công lý châu Âu nếu kết quả bỏ phiếu không đủ thuyết phục.
Với mục tiêu trung hòa về khí hậu vào năm 2050 và cắt giảm ít nhất 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030, EU cho biết hệ thống phân loại là rất quan trọng để hướng dòng đầu tư vào năng lượng bền vững. Ước tính khối này sẽ cần đầu tư khoảng 350 tỷ euro mỗi năm để đạt được các mục tiêu vào năm 2030.
EU đang cố gắng loại bỏ sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga. Do đó, các nước thành viên đã đồng ý cấm 90% lượng dầu của Nga vào cuối năm nay. Trước khi Moskva trở thành mục tiêu trừng phạt liên quan đến chiến dịch ở Ukraine, nguồn cung cấp từ Moskva đã chiếm đến 25% lượng dầu mỏ và 40% lượng khí đốt tự nhiên của EU.
Nước Đức lại đối mặt 'bóng ma' hạt nhân do cuộc chiến Ukraine Phản đối mọi thứ liên quan đến hạt nhân là nền tảng của tâm lý chính trị Đức thời hiện đại. Nhưng vấn đề này đang được xét lại khi cuộc chiến tại Ukraine nổ ra. Nhà máy điện hạt nhân Grohnde tại Emmerthal, Đức, vào ngày 29/12/2021, vài ngày trước thời điểm dự kiến nhà máy bị ngắt khỏi lưới điện sau...