Hải quân Mỹ sẽ tuần tra Biển Đông ít nhất 2 lần mỗi quý
Quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, Hải quân Mỹ lên kế hoạch tuần tra trên Biển Đông mỗi quý 2 lần hoặc nhiều hơn.
Hôm qua (2/11) một quan chức Quốc phòng Mỹ cho biết, Hải quân Mỹ có kế hoạch tiến hành các cuộc tuần tra trong phạm vi 12 hải lý gần các đảo nhân tạo ở Biển Đông ít nhất hai lần mỗi quý để “nhắc nhở” Trung Quốc và các quốc gia khác về quyền của Mỹ theo luật pháp quốc tế.
Vị quan chức Quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ thực hiện tuần tra mỗi quý 2 lần hoặc nhiều hơn thế”.
“Đó là tần suất tuần tra vừa đủ để trở thành thông lệ, nhưng không khiến các bên liên quan khó chịu. Tần suất này đáp ứng được mục đích là thực hiện các quyền của Mỹ một cách thường xuyên theo luật pháp quốc tế, cũng như nhắc nhở Trung Quốc và những nước khác về quan điểm của Mỹ”, Reuters dẫn lời quan chức này nói.
Tàu khu trục USS Lassen (Ảnh AP)
Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Ben Rhodes cùng ngày 2/11 nói rằng nước này có nhiều hoạt động để thực hiện các cam kết của quân đội Mỹ về quyền tự do đi lại trong khu vực.
Video đang HOT
“Đó là lợi ích của chúng tôi… Điều đó là để chứng minh rằng chúng tôi sẽ duy trì các nguyên tắc tự do hàng hải”, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Rhodes nói với Reuters trong một sự kiện do cơ quan truyền thông quốc phòng tổ chức.
Lời phát biểu của ông Rhodes được đưa ra một tuần sau khi tàu khu trục Mỹ USS Lassen đã tiến vào gần một trong những hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc cải tạo trái phép trên Biển Đông.
Tư lệnh hải quân Trung Quốc tuần trước nói với người đồng nhiệm Mỹ rằng một sự cố nhỏ có thể châm ngòi chiến tranh ở Biển Đông nếu Mỹ không dừng lại “những hành động khiêu khích”.
Tuần tra USS Lassen là thách thức đáng kể nhất của Mỹ đối với các đảo nhân tạo do Trung Quốc cải tạo trái phép trên Biển Đông. Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền của mình đối với hầu hết Biển Đông, nơi có những tuyến đường biển quan trọng, ngư trường phong phú và giàu tiềm năng tài nguyên khoáng sản.
Phó Đô đốc John Aquilino, Trợ lý điều hành các hoạt động, kế hoạch và chiến lược Hải quân Mỹ, từ chối cho biết thông tin về việc khi nào cuộc tuần tra tiếp theo sẽ diễn ra.
“Chúng tôi thực hiện tuần tra thường xuyên khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động như vậy”, ông Aquilino nói với Reuters, “Chúng tôi sẽ chỉ tiếp tục hành động”./.
Vì sao đến giờ Mỹ mới đưa tàu USS Lassen vào tuần tra ở Biển Đông?
Bích Đào Theo Reuters
Theo_VOV
Indonesia đòi Nga giao 35% công nghệ chiến đấu cơ Su-35
Indonesia yêu cầu Nga phải chuyển giao ít nhất 35 phần trăm công nghệ chiến đấu cơ Su35 thì nước này mới quyết định mua.
"Indonesia vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng trong việc mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga, yêu cầu chính của thương vụ này về phía Indonesia là phải chuyển giao ít nhất 35% công nghệ máy bay", Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Quốc phòng Indonesia Jan Pieter Ate nói với RIA Novosti.
Theo đại diện vụ này, luật pháp Indonesia quy định bất kỳ hợp đồng mua vũ khí nước ngoài nào đều phải kèm theo thỏa thuận chuyển nhượng ít nhất 35% công nghệ cho tổ hợp quân sự - công nghiệp đất nước. Tuy nhiên, thỏa thuận chưa đạt được với Nga.
Tiêm kích Su-35.
Trước đó, vào tháng 9/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu công bố ý định mua một phi đội chiến đấu cơ Su-35 để thay thế máy bay lạc hậu F-5 Tiger đã có 40 năm phục vụ.
Không quân Indonesia cũng đang sử dụng các máy bay chiến đấu họ Sukhoi như Su-27SK/SKM và Su-30MK/MK2.
Chiến đấu cơ Su-35 là mẫu tiêm kích thế hệ 4 do OKB Sukhoi phát triển trên cơ sở dòng Su-27 huyền thoại. Su-35 được tích hợp hàng loạt công nghệ tối tân bậc nhất thế giới như radar mạng pha chủ động, động cơ kiểm soát véc tơ lực đẩy AL-41F....
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Từ Bắc Kinh, đô đốc Mỹ tuyên bố tiếp tục giương buồm ở Biển Đông Trong chuyến công du Trung Quốc, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục điều tàu, máy bay tới "bất cứ nơi nào" luật pháp quốc tế cho phép, bao gồm cả Biển Đông. Đô đốc Harry Harris, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương. Ảnh: AP. "Các vùng biển và không phận quốc tế là...