Hải quân Mỹ: LCS – Vì sao thất bại?

Theo dõi VGT trên

Chỉ ba chữ “LCS” thôi cũng đã ám ảnh Hải quân Mỹ gần 20 năm nay. Dự án Tàu chiến gần bờ (tên viết tắt tiếng Anh là LCS) được “thai nghén” từ những năm đầu thập niên 2000 với tham vọng “lấp đầy chỗ trống” trong chiến lược tác chiến mới của Mỹ, nhưng chưa đầy 20 năm sau, Lầu Năm Góc đã phải cho “nghỉ hưu” hàng loạt LCS.

Điều gì đã khiến cho một trong những chương trình phát triển vũ khí đắt đỏ nhất của Mỹ đi đến thất bại?

Không hết chuyện

Như đã thành lệ, tàu chiến của Mỹ, Anh, Canada, Úc, Nhật BảnHàn Quốc lại tập hợp ngoài khơi quần đảo Hawaii và bang California để tham dự RIMPAC, cuộc tập trận hải quân thường niên lớn nhất thế giới. Từ RIMPAC 2016 được Mỹ chọn để giới thiệu với các đồng minh lớp tàu LCS Freedom của họ. Tàu đầu tiên của lớp Freedom, chiếc USS Freedom, được Lầu Năm Góc hy vọng sẽ đảm nhiệm một loạt các nhiệm vụ gần bờ như tuần tra, rà phá mìn, chống tàu ngầm,…

Hải quân Mỹ: LCS - Vì sao thất bại? - Hình 1
Lễ “nghỉ hưu” tàu USS Independence sau chỉ hơn 10 năm hoạt động

Vậy nhưng ngay trước ngày RIMPAC khai mạc, thủy thủ trên tàu Freedom vẫn còn đang phải làm việc cật lực để vừa học cách vận hành tàu, vừa sửa chữa các lỗi kỹ thuật. Thuyền trưởng Michael Wohnhass “chạy đôn chạy đáo” tìm mọi cách khiến cho chiếc động cơ tàu chạy nhưng không được. Tàu Freedom có 4 động cơ mà một cái đã hỏng thì kể cả có xuất cảng được cũng không thể tác chiến theo đúng thiết kế.

Nguyên trung úy Renaldo Rodgers từng đóng trên tàu Freedom nhớ lại: “Chúng tôi phải làm việc từ bình minh đến hoàng hôn chỉ để sửa tàu. Cứ sáng dậy là tàu lại gặp vấn đề. Tôi chẳng thể hiểu sao một chiếc tàu bị đội giá gấp đôi giá thiết kế lại hỏng nhiều đến vậy”.

Đây là ý kiến chung của nhiều thủy thủ khác đóng trên những chiếc tàu LCS. Ngay cả Lầu Năm Góc cũng phải thừa nhận vấn đề này. Họ loại bỏ chức năng tìm và diệt tàu ngầm khỏi LCS để tập trung vào việc sửa chữa các lỗi thiết kế của mẫu tàu. Vậy nhưng ngay cả hành động trên cũng không giúp những chiếc tàu LCS trở nên tốt hơn. Hải quân Mỹ cuối cùng cũng chịu cho “nghỉ hưu sớm” hai lớp tàu LCS Independence và Freedom. Cần phải nói là một chiếc tàu LCS được thiết kế để phục vụ ít nhất 25 năm.

“Cha đẻ” của LCS là nguyên đô đốc Vernon Clark. Ông nảy ra ý tưởng về LCS sau khi quan sát thủy thủ hải quân Đan Mạch lắp đại bác lên tàu chiến khi tàu đang ở cảng. Người Đan Mạch chỉ cần 40 phút để lắp xong đại bác, còn nếu là tàu chiến Mỹ thì việc này cần đến vài ngày. Đô đốc Clark bèn mơ tưởng đến một chiếc tàu chiến nhỏ chuyên hoạt động gần bờ và sở hữu hệ thống vũ khí có thể tháo lắp, thay đổi dễ dàng.

Ngay từ lúc đô đốc Clark trình bày ý tưởng của mình, nhiều chuyên gia đóng tàu đã tỏ ra nghi ngờ. Họ cho rằng với khả năng kỹ thuật của Mỹ vào năm 2002, họ không thể nào đóng một chiếc tàu theo ý ông Clark với giá thành phải chăng. Vậy nhưng vị đô đốc vẫn tìm mọi cách để hiện thực ý tưởng. Cuối cùng ông cũng đạt được nguyện vọng. Vào năm 2004, Washington ký kết hợp đồng với hai liên doanh General Dynamics-Austal và Lockheed Martin-Marinette Marine. General sẽ đóng tàu LCS lớp Independence, còn Lockheed đóng lớp Freedom. Cả hai mẫu tàu đều dựa trên “bộ khung” phà cao tốc vốn trước nay chỉ dùng để chuyên chở hành khách.

Sau khi đô đốc Clark nghỉ hưu vào tháng 7/2005, hải quân Mỹ liền thay đổi thiết kế LCS nhằm tăng tính phòng thủ của tàu. Hành động này khiến giá thành tàu nhảy vọt từ 220 triệu USD lên 500 triệu.

Video đang HOT

Chuyên gia, nguyên sỹ quan hải quân John Pendleton đã dành nhiều năm để nghiên cứu về LCS. Ông cho rằng LCS là dự án phát triển vũ khí phung phí nhất của Mỹ trong lịch sử: “Tôi từng tính toán rằng để sửa chữa và bảo trì những chiếc tàu LCS hoạt động theo đúng công suất thiết kế thì Mỹ sẽ phải tiêu tốn tổng cộng 100 tỷ USD. Lúc này mỗi tàu LCS chỉ hoạt động đúng 30% tiềm năng của nó… Ai cũng biết dự án LCS có vấn đề. Nhưng mà có quá nhiều lợi ích kinh tế và chính trị liên quan đến LCS nên chẳng ai dám công khai phản đối”.

Chỉ trong năm 2016 đã có 5 tàu LCS hỏng hóc đến mức không thể tác chiến. Lấy ví dụ tàu USS Milwaukee. Tàu dự tính được hạ thủy ở hồ Michigan (bang Milwaukee) rồi sẽ đi ra Thái Bình Dương nhận nhiệm vụ. Vậy nhưng tàu vừa mới chạy được 3 tuần thì đã hỏng khung gầm vì lý do phần mềm. Hải quân phải dùng xà lan kéo tàu Milwaukee đến căn cứ ở Norfolk, bang Virginia để sửa chữa.

Một tàu LCS khác là chiếc USS Fort Worth còn hỏng nặng hơn. Vào ngày 5/1/2016, động cơ tàu bất ngờ rò rỉ hàng trăm lít dầu. Thủy thủ phải phun bọt cứu hỏa từ sàn đến trần phòng động cơ để tránh hỏa hoạn, rồi dùng giẻ lau để dọn dẹp. Không ít thủy thủ bị ngất vì hơi xăng hay kiệt sức. Phó thuyền trưởng tàu phàn nàn: “Anh em thủy thủ dọn dẹp không lúc nào nghỉ cả. Chúng tôi đã yêu cầu hải quân phái thêm người, nhưng lần nào họ cũng nói là không có. Trong khi đó cấp trên gây áp lực buộc chúng tôi phải sửa xong tàu trước ngày 12/1 để tàu di chuyển đến Hồng Kông”.

Tàu Fort Worth cập bến Hồng Kông là cách để Mỹ phô trương sức mạnh với Trung Quốc. Cuộc viếng thăm này bị đình lại vì tai nạn trên tàu. Fort Worth phải nằm ở cảng đúng 7 tháng để sửa chữa xong. Vụ việc phản chiếu những vấn đề cố hữu của hai lớp tàu LCS: thiết kế kém, thủy thủ đoàn thiếu người và không có sẵn bộ phận sửa chữa.

Cuộc chiến chính trị

Nguyên Đô đốc hải quân Mỹ Ray Mabus từng nhiệt tình ủng hộ dự án LCS. Ông tin rằng Hải quân Mỹ phải có thêm nhiều tàu LCS nữa để đối mặt với các thách thức mới trên biển. Vị cựu Bộ trưởng ca ngợi LCS trước cử chi: “LCS là cơn ác mộng đối với tàu ngầm lẫn bọn buôn lậu m.a t.úy”.

Hải quân Mỹ: LCS - Vì sao thất bại? - Hình 2
Tàu USS Coronado phải trở lại Trân Châu Cảng sau khi gặp sự cố trên đường tới Singapore

Ở phía “bên kia chiến tuyến” với Ray Mabus là một số sỹ quan hải quân và chính trị gia từng ở trong quân ngũ, trong đó phải kể đến cố Thượng nghị ỹ John McCain. Những người này tỏ ý nghi ngờ về khả năng của LCS trong khi giá thành tàu đã nhảy lên mức 750 triệu USD/chiếc. Cuối cùng cả hai bên đi đến một thỏa thuận: hai lớp Independence và Freedom sẽ được đóng tại hai nơi khác nhau, một ở bang Wisconsin, một ở Alabama. Có hai lý do cho quyết định trên: Thứ nhất, trong trường hợp xảy ra sự cố ở một xưởng đóng tàu, xưởng kia vẫn có thể hoạt động bình thường. Thứ hai, dự án LCS tạo công ăn việc làm cho hơn 5.000 người lao động, từ đó buộc các thượng nghị sỹ từ phản đối sang ủng hộ dự án.

Tàu USS Freedom được hạ thủy vào ngày 23/9/2006 và nhận nhiệm vụ vào 8/11/2008. Trong mấy năm đầu hoạt động ngoài khơi phía nam nước Mỹ, tàu liên tục gặp phải vấn đề như vụ động cơ tuốc bin khí bị hỏng vào tháng 9/2010, buộc tàu phải chạy bằng động cơ diesel dự phòng. Sau đó vì lỗi hàn mà thân tàu bất ngờ r.ạn n.ứt, rồi một cơn giông khiến nhiều chỗ trên tàu bị ngập. Do thủy thủ đoàn tàu Freedom chỉ vỏn vẹn 40 người, trong đó đa số chưa được huấn luyện bài bản về cách bảo dưỡng lớp tàu mới nên việc sửa chữa diễn ra rất lâu.

Vào năm 2012, nguyên phó đô đốc Sam Perez được lệnh viết một bản báo cáo về tàu LCS cho Lầu Năm Góc. Ông trả lời phóng viên tờ ProPublica: “Tôi nhớ mãi c ảnh một cấp dưới lấy tay giả làm s.úng rồi chĩa vào đầu mình. Ai cũng hiểu rằng nói thật đồng nghĩa với việc tự mình g.iết c.hết sự nghiệp của bản thân”.

Tuy nhiên ông Perez vẫn nói thật. Trong bản báo cáo của mình, phó đô đốc đã chỉ ra một loạt các vấn đề, đơn cử như thủy thủ đoàn quá nhỏ khiến các sĩ quan chuyên nghiệp phải tự tay bảo dưỡng tàu thay vì tập trung vào chuyên môn. Mặt khác hệ thống vũ khí trên tàu – vốn được thiết kế để dễ dàng thay ra lắp vào – lại cần đến vài tuần chỉ để tháo ra bảo dưỡng. Tóm lại khả năng tác chiến của tàu LCS không thể bằng với các mẫu tàu tuần dương truyền thống.

Phó đô đốc Perez kể lại: “Tôi đem bản báo cáo đó đến trình từng cấp trên một. Không ai muốn công bố nó cả. Chúng tôi bàn đi tính lại suốt nhiều tuần mà vẫn chưa tìm được cách xử lý đúng đắn. Cuối cùng một vị cựu đô đốc đang làm cho công ty đóng tàu nói với tôi là nên đặt bản báo cáo vào diện “tối mật” và chỉ công bố một phần nhỏ cho giới báo chí”.

Ngay cả khi làm như vậy, đô đốc Perez vẫn phải chịu trừng phat. Ông bị rút khỏi vị trí chỉ huy và thuyên chuyển sang Cục Quan hệ công chúng của Hải quân. Trong khi đó Lầu Năm Góc đã ký hợp đồng đóng 24 chiếc LCS và không hề tỏ thái độ sẽ tạm dừng việc đóng tàu mới.

Quay trở lại tàu USS Freedom. Trước thềm RIMPAC 2016, thủy thủ tàu Freedom còn đang phải vật lộn với việc sửa chữa. Đáng lẽ ra tàu phải ở lại căn cứ hải quân San Diego ít nhất hai tuần để sửa chữa động cơ, nhưng các cấp lãnh đạo hải quân một mực ra lệnh tàu phải tham gia cuộc tập trận chung bằng mọi giá. Bộ tổng chỉ huy hiểu rằng nếu tàu Freedom không có “màn ra mắt” đồng minh thật tốt, dư luận Mỹ sẽ càng phản đối mạnh mẽ việc đóng tàu LCS.

Thay vì sửa chữa dứt điểm động cơ tàu Freedom, thủy thủ đoàn buộc phải cắt đi một phần động cơ rồi dùng nước “rửa” các bộ phận còn lại. Vậy là khi tàu xuất cảng để đi đến nơi tập trận, trong động cơ tàu vẫn còn nước biển. Ai trên tàu cũng hiểu rằng chẳng mấy chốc động cơ sẽ bị rỉ sét và ngừng chạy, nhưng vì áp lực của cấp trên nên ai cũng chỉ biết ngậm miệng.

Cuộc tập trận RIMPAC 2016 vừa kết thúc thì cũng là lúc tàu Freedom phải vào cảng sửa chữa. Việc sửa chữa tàu Freedom kéo dài tới tận 2 năm do phải thay động cơ mới 100%. Thuyền Michael Wohnhass và một số sĩ quan khác trên tàu bị cách chức và hạ cấp bậc.

Hồi kết cho LCS?

Dưới thời tổng thống Donald Trump, lưỡng viện Mỹ mở rộng hợp đồng đóng tàu đã ký với General Dynamics và Lockheed Martin lên 52 tàu, mặc cho sự phản đối kịch liệt của dư luận lẫn chính các sĩ quan hải quân. Quyết định này được cho là cách Lầu Năm Góc và đảng Cộng hòa “lấy lòng” các nghị sĩ để thông qua dự luật tăng ngân sách quốc phòng. Đến khi Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền thì các vấn đề liên quan đến LCS nhiều đến mức hải quân buộc phải cho nghỉ hưu sớm một số tàu không còn khả năng tác chiến nữa. Tính đến thời điểm này, họ mới chỉ được phép cho ngừng hoạt động năm tàu LCS. Một số thượng nghị sĩ tại các bang nơi đóng tàu đang tìm mọi cách để cản trở hải quân Mỹ cho nghỉ hưu tàu.

Giáo sư quân sự Lyle Goldstein tại Đại học Brown nhận xét: “Có quá nhiều t.iền bạc và quyền lợi chính trị liên quan đến LCS. Nhưng mà LCS chỉ là một ví dụ cho điểm yếu “c.hết người” của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ… Khi mà một dự án vũ khí đã đạt đến “vận tốc” nào đó thì rất khó để ngừng nó lại. Quốc hội và Lầu Năm Góc thà bỏ thêm thật nhiều, nhiều t.iền để giải quyết vấn đề cấp tốc thay vì ngừng lại nghiên cứu kỹ càng”.

Vẫn có những chiếc tàu LCS mới đang được đóng. Mới đây nhất tàu USS Augusta vừa mới nhận nhiệm vụ đầu tiên vào ngày 30/9 (hạ thủy 23/5/2022). Câu hỏi hiện nay là liệu Lầu Năm Góc có chịu lắng nghe ý kiến của dư luận để ngừng lại việc đóng tàu LCS mới không hay họ sẽ lại một lần nữa chịu để các quyền lợi nhóm chi phối?.

Máy bay khổng lồ của Mỹ mắc kẹt trên rạn san hô

Hải quân Mỹ ước tính sẽ tốn 1,5 triệu USD để trục vớt chiếc máy bay phản lực bị rơi và mắc kẹt trên rạn san hô ở Hawaii hai tuần trước.

Máy bay khổng lồ của Mỹ mắc kẹt trên rạn san hô - Hình 1
Chiếc máy bay bị rơi và mắc kẹt trên rạn san hô ở Hawaii. Ảnh AP.

Người phát ngôn Hải quân Mỹ Mohammad Issa ngày 4/12 cho biết, các nỗ lực hiện tại tập trung vào hai mục đích là bảo vệ môi trường và trục vớt máy bay một cách an toàn mà vẫn duy trì được khả năng chiến đấu. Ông nói thêm, 200.000 USD đã được chi cho hoạt động này.

Hải quân Mỹ có kế hoạch sử dụng các xi lanh bơm hơi để nâng và lăn chiếc máy bay phản lực ra khỏi rạn san hô, nơi máy bay này rơi xuống hôm 20/11.

Chiếc P-8A, phiên bản quân sự của máy bay phản lực Boeing 737, đã lao xuống khu vực Vịnh Kaneohe, tương đối nhạy cảm về môi trường và cách Honolulu khoảng 16 km, khi đi quá đường băng tại căn cứ Thủy quân lục chiến Hawaii. May mắn, không ai trong số 9 người trên máy bay bị thương. Nguyên nhân của vụ tai nạn đang được điều tra.

Chuẩn Đô đốc Kevin Lenox, chỉ huy Nhóm tấn công tàu sân bay 3, người chỉ đạo nỗ lực trục vớt, cho biết hoạt động này có thể được thực hiện mà không làm tổn hại thêm rạn san hô.

Hải quân Mỹ tuần trước đã công bố đoạn video được quay dưới nước cho thấy bánh xe hạ cánh của máy bay nằm trên các phần san hô bị nghiền nát và phần còn lại của máy bay nổi trên rạn san hô.

Máy bay khổng lồ của Mỹ mắc kẹt trên rạn san hô - Hình 2
Bánh của máy bay đáp trên rạn san hô. Ảnh AP.

Lượng nhiên liệu ước tính khoảng 7.500 lít đã được rút khỏi máy bay.

Các quan chức bang Hawaii sẽ kiểm tra rạn san hô xem có bị hư hại hay không sau khi máy bay được trục vớt.

Vịnh Kaneohe là nơi có các rạn san hô và nhiều loại sinh vật biển, từ cá mập đến bạch tuộc và cá. Khu vực này có ao cá Hawaii cổ đang được các tổ chức môi trường và nhóm địa phương khôi phục.

Chiếc máy bay nặng hơn 60 tấn, đang ở tình trạng tốt và Hải quân hy vọng sẽ có thể sử dụng sau khi trục vớt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Trung Quốc khai trừ đảng hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng
17:30:55 29/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng
23:03:37 30/06/2024
Đảng lao động Triều Tiên khai mạc phiên họp toàn thể
12:09:29 29/06/2024
Hàn Quốc cảnh báo nước dùng mì ăn liền gây tổn thương ngọn núi nổi tiếng
06:02:08 30/06/2024
Châu Âu hứng đòn giáng mạnh vào nỗ lực phát triển tên lửa
15:00:29 29/06/2024

Tin đang nóng

Quang Lê vừa hát xong, bị một nam ca sĩ chỉ tay vào mặt dọa: "Ai cho mày hát bài của tao?"
06:12:33 01/07/2024
Tóm dính vợ chồng Midu hậu đám cưới hào môn, thái độ cô dâu với chú rể gây chú ý
06:46:45 01/07/2024
Khánh Vân lộ diện hậu cầu hôn: Zoom cận nhẫn kim cương, hội bạn nàng hậu thi nhau "xin vía"
06:42:07 01/07/2024
Một nữ nghệ sĩ Việt đi mua hàng ở Mỹ bị vu oan ăn trộm: "Trời ơi, tôi phẫn nộ dễ sợ!"
08:44:15 01/07/2024
Nam diễn viên sinh năm 2002 bị bóc scandal "tình thú"
06:39:11 01/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim tập 49: Vũ gọi Hà là vợ, An Nhiên bị 'đuổi cùng g.iết tận'
08:13:41 01/07/2024
Hát ca khúc gây tranh cãi ở 'Anh trai vượt ngàn chông gai', Tuấn Hưng nói gì?
07:35:15 01/07/2024
Tuấn Hưng lên tiếng khi bị chê cố tình đối đầu khán giả, nói thẳng câu đau lòng
08:27:16 01/07/2024

Tin mới nhất

Nhật Bản tưởng niệm cố Thủ tướng Shinzo Abe

05:48:28 01/07/2024
Sau khi rời Nội các, cựu Thủ tướng Abe vẫn tích cực tham gia các hoạt động chính trị với tư cách là lãnh đạo của Seiwa Seisaku Kenkyukai - phái lớn nhất trong LDP.

Chiêm ngưỡng chiếc xe đạp dài nhất thế giới lập Kỷ lục Guinness

05:43:15 01/07/2024
Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, gần đây, họ đã thành công chinh phục được cả hai kỷ lục thế giới này. Chiếc xe đạp đặc biệt cũng đã trở thành niềm tự hào của cộng đồng Prinsenbeek.

Triều Tiên cáo buộc phương Tây đang tạo ra 'NATO phiên bản châu Á'

05:35:39 01/07/2024
Triều Tiên từ lâu đã phản đối các cuộc tập trận của Mỹ gần bán đảo Triều Tiên, coi đó là các cuộc diễn tập cho một cuộc tấn công có thể xảy ra. Bình Nhưỡng cũng đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm pháo binh và tên lửa trong khu vực.

Tổng thống Ai Cập nêu bật nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ mới

05:33:23 01/07/2024
Theo Tổng thống El-Sisi, kể từ năm 2013, đất nước Ai Cập đã ổn định trở lại sau một thời gian hỗn loạn. Ông nhấn mạnh rằng nhà nước đã loại bỏ chủ nghĩa k.hủng b.ố và xây dựng nền tảng cho sự phát triển trong những năm vừa qua.

Serbia bắt giữ 2 đối tượng sau vụ tấn công Đại sứ quán Israel tại Belgrade

05:30:57 01/07/2024
Theo Bộ trưởng Dacic, nhà chức trách Serbia đã tăng cường an ninh lên mức cao nhất trên cả nước và cảnh sát đang triển khai chiến dịch truy quét k.hủng b.ố, các phần tử cực đoan và những đối tượng có khả năng liên quan đến các nhóm khủng ...

Đ.ánh bom xe tại miền Nam Thái Lan

05:29:02 01/07/2024
Vụ nổ đã làm vỡ kính và hư hại trần nhà ở các căn hộ và ngôi nhà gần đó. Nhà chức trách đã phong tỏa hiện trường vụ nổ vì lo ngại có thể xảy ra thêm các vụ đ.ánh bom.

Lở đất làm 2 người t.hiệt m.ạng tại Thụy Sĩ - Hy Lạp khống chế cháy rừng trên đảo Serifos

05:18:59 01/07/2024
Các lực lượng khẩn cấp đang tìm cách sơ tán 300 người tham dự một giải bóng đá tại Peccia, trong khi gần 70 người khác đang được sơ tán khỏi một trại nghỉ dưỡng ở làng Mogno.

Chính phủ Colombia và nhóm vũ trang Segunda Marquetalia đạt thỏa thuận giảm leo thang xung đột

05:16:37 01/07/2024
Trong khuôn khổ các biện pháp kinh tế nhằm giảm leo thang xung đột và hướng tới hòa bình, Chính phủ Colombia sẽ ưu tiên các chương trình cải cách nông nghiệp toàn diện và bồi thường đất đai.

11 người bị t.hiệt m.ạng do mưa lớn ở New Delhi, Ấn Độ

05:07:05 01/07/2024
Ngoài ra, mưa lớn cũng làm ngập các đường hầm giao thông, dẫn đến ùn tắc nghiêm trọng. Bên cạnh đó, một số khu vực dân cư trong thành phố rơi vào tình cảnh mất điện và mất nước.

Pakistan: 18 người bị thương trong vụ nổ tại lễ cưới

04:55:03 01/07/2024
Cảnh sát Pakistan cho biết có 18 người bị thương trong vụ nổ tại một lễ cưới ở huyện Kurram, thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Tây Bắc nước này.

Hungary tuyên bố "đưa châu Âu vĩ đại trở lại" trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU

23:00:44 30/06/2024
Hãng tin DW (Đức) dẫn lời Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Hungary Janos Boka nêu rõ, với khẩu hiệu Làm cho châu Âu vĩ đại trở lại , mục tiêu trọng tâm của Hungary trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU là tăng cường năng lực cạnh tranh ...

Người dân Pháp đi bầu cử Quốc hội vòng một

20:11:28 30/06/2024
Trong khi các cam kết của phe đa số được đ.ánh giá là phù hợp với thực tế, thì các đề xuất của phe cực hữu và phe cánh tả đã ít nhiều gây nghi ngại cho giới quan sát do có nhiều khúc mắc về nguồn tài chính để hiện thực hóa.

Có thể bạn quan tâm

Xôn xao nữ TikToker không giữ được bình tĩnh, gào khóc trên sóng cùng loạt câu nói "bất ổn"

Netizen

11:34:15 01/07/2024
Thời gian gần đây, P.nè, tên đầy đủ là L.P.A - nữ TikToker sinh năm 2002 nhận được nhiều cảm tình của cộng đồng, sở hữu gần 640.000 lượt theo dõi.

Minh Hằng đáp trả khi bị nói là "con giáp thứ 13" và giật spotlight của Midu

Sao việt

11:29:05 01/07/2024
Minh Hằng bị một số cư dân mạng để lại bình luận kém duyên, cho rằng cô định lấn át đám cưới của Midu vì đăng tải clip cùng thời điểm diễn ra hôn lễ

Vụ sập hang động tại Bắc Kạn: Đã giải cứu được một nạn nhân

Tin nổi bật

11:27:12 01/07/2024
Trước đó, theo thông tin ban đầu của UBND huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn), vào khoảng 17 giờ 30 phút ngày 30/6/2024, tại thôn Liên Kết (xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) xảy ra vụ sập hầm nghi là khai thác vàng trái phép.

Trong 49 ngày tới, 3 con giáp Quý Nhân chiếu cố, vận trình sáng rực, cát lộc dồi dào

Trắc nghiệm

11:22:26 01/07/2024
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp nào sẽ có sự nghiệp phất lên như diều gặp gió trong 49 ngày tới nhé!

Loại củ rẻ bèo bán đầy chợ Việt, được ví như 'nhân sâm' mùa hè không nên bỏ qua

Sức khỏe

11:14:11 01/07/2024
Ngoài ra, củ đậu chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, kiểm soát lượng đường trong m.áu và giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.

Đêm tân hôn nhìn thấy thứ này trên vai vợ, tôi không kìm được nóng giận, giờ tôi phải làm sao đây? Chẳng lẽ yêu cầu của tôi quá đáng với vợ hay sao?

Góc tâm tình

11:07:35 01/07/2024
Tôi không ngại chuyện giữ gìn trước đêm tân hôn, vì tôi thật lòng yêu thương vợ nên tôi tôn trọng mong muốn của cô ấy.

Vẻ đẹp động Ngườm Ngao, Cao Bằng

Du lịch

11:07:00 01/07/2024
Từ thị xã Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng, theo con đường dài hơn 60km, vượt qua đèo Mã Phục, đèo Khau Liêu để đến thị trấn Trùng Khánh, đi thêm 26 cây số nữa đến Bản Giốc

Harry Kane phá kỷ lục ra sân cho đội tuyển Anh của Peter Shilton

Sao thể thao

11:02:11 01/07/2024
T.iền đạo Harry Kane chính thức phá kỷ lục ra sân cho đội tuyển Anh ở những trận đấu chính thức của cựu thủ môn Peter Shilton.

4 sai lầm nghiêm trọng làm ban công vừa xấu vừa rước họa cho gia đình

Sáng tạo

10:59:15 01/07/2024
Ban công là không gian mở của gia đình nhưng đừng vì vài sở thích cá nhân mà biến nó thành nơi bí bách, ngột ngạt.

Nếu thấy da khô đét vì ngồi điều hòa nhiều, đây sẽ là món skincare bạn cần nhất lúc này

Làm đẹp

10:56:53 01/07/2024
Do đó, bên cạnh quy trình skincare thông thường, xịt khoáng cũng là một trong những bước vô cùng quan trọng giúp cân bằng và tăng cường độ ẩm cho làn da.

Làm rơi 42 ô tô xuống biển, tàu biển bị tòa án Hải Phòng phát lệnh bắt giữ

Pháp luật

10:36:49 01/07/2024
Mục đích bắt giữ là giải quyết khiếu nại hàng hải liên quan đến tổn thất hàng hóa trên tàu. Thời hạn bắt giữ tàu là 30 ngày. Quyết định có hiệu lực thi hành ngay, theo Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển.