Hải quân Mỹ đưa tàu đổ bộ tới Địa Trung Hải
Nguy cơ Mỹ tấn công trừng phạt Syria ngày càng hiện rõ khi hải quân Mỹ vừa triển khai thêm một tàu đổ bộ tới Địa Trung Hải, trong khi Ngoại trưởng Kerry khẳng định có đủ bằng chứng về việc chính quyền Damascus vụ sử dụng vũ khí khóa học chống lại người dân.
Tàu vận tải đổ bộ USS San Antonio tiến vào Địa Trung Hải để sẵn sàng tham chiến.
Một quan chức giấu tên Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết tàu vận tải đổ bộ sẽ sớm hội quân cùng 5 tàu khu trục để sẵn sàng cho khả năng tấn công bằng tên lửa vào Syria.
“Tàu USS San Antonio, chở một số trực thăng và hàng trăm lính thủy đánh bộ, đang đóng tại phía Đông Địa Trung Hải nhưng chưa nhận một nhiệm vụ cụ thể nào”, quan chức trên cho biết.
Khác với các tàu khu trục được triển khai trong khu vực, USS San Antonio không mang tên lửa hành trình Tomahawk nhưng có khả năng chở tới 4 trực thăng và đưa lính thủy đánh bộ vào bờ bằng trực thăng hoặc tàu đổ bộ.
Như vậy đến thời điểm này, Mỹ đã điều tổng cộng 6 tàu tới các vùng biển quanh Syria để chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc tấn công chớp nhoáng. Ngoài tàu đổ bộ USS San Antonia, 5 tàu khu trục còn lại gồm USS Stout, Mahan, Ramage, Barry và Graveley. Tẩt cả đều sẵn sàng bắn tên lửa hành trình khi Tổng thống Barack Obama phát lệnh.
Trong khí đó, để rộng đường dư luận cho một cuộc tấn công tương tự kịch bản chiến tranh Iraq cách đây hơn 10 năm, Ngoại trưởng Mỹ Jojn Kerry khẳng định Hoa Kỳ có bằng chứng về việc khí độc sarin đã được sử dụng trong vụ tấn công tại Damascus đêm 20, rạng sáng 21/8.
“Một sự kiện quan trọng trong 24 giờ qua đó là chúng tôi đã tìm hiểu về các mẫu vật được cung cấp cho phía Mỹ và cũng đã được các chuyên gia y tế có mặt đầu tiên tại Đông Damascus kiểm tra, cho thấy rằng các mẫu tóc và máu có phản ứng dương tính đối với các dấu hiệu của chất độc sarin”, ông Kerry phát biểu trên kênh truyền hình NBC ngày hôm qua.
Tuy không nói rõ bên đã sử dụng khí độc hóa học nhưng ông vẫn hối thúc Quốc hội bỏ phiếu cho hành động quân sự chống lại chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và tin tưởng điều này sẽ được Quốc hội thông qua.
Cùng ngày, nguồn tin từ chính phủ Pháp cho biết nước này sẽ sớm tiết lộ các tài liệu mật đề cập chi tiết về kho vũ khí hóa học của Syria.
Thông tin được đưa ra sau khi tuần báo Journal du Dimanche của Pháp cho biết các nhân viên tình báo Pháp đã tập hợp thông tin về kho vũ khí có trên 1.000 tấn chất hóa học của Syria được cất giấu từ gần 30 năm nay. Trong số này, có nhiều chất hóa học còn độc hơn cả khí sarin do chính các nhà khoa học Syria phát triển ra.
Video đang HOT
Hiện Mỹ và Pháp đang đẩy mạnh các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh trừng phạt Syria với cáo buộc chính quyền Damascus sử dụng vũ khí chống lại dân thường, điều đã nhiều lần bị giới chức Syria bác bỏ.
Trong phản ứng mới nhất về việc Tổng thống Obama tìm kiếm sự đồng thuận từ Quốc hội Mỹ để phát động tấn công, Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal Muqdad yêu cầu các nhà lập pháp Mỹ hãy đưa ra quyết định sáng suốt.
“Chúng tôi kêu gọi Quốc hội Mỹ thể hiện sự sáng suốt”, ông nói.
Ông cũng gọi chính phủ Pháp là “vô trách nhiệm” và cáo buộc Paris đang cố lừa bịp chính nhân dân Pháp về sự ủng hộ đối với một cuộc tấn công quân sự vào Damascus.
Trong khi đó, Tổng thống Syria al-Assad tái khẳng định Syria “có khả năng đương đầu với bất kỳ cuộc xâm lược nào, cũng như với các cuộc tấn công hàng ngày của các nhóm khủng bố và những kẻ đứng đằng sau hỗ trợ”.
Thủ lĩnh tối cao dòng Hồi giáo Sunni tại Ai Cập, Al-Azhar, tuyên bố cực lực phản đối bất kỳ cuộc tấn công nào nhắm vào Syria, nhấn mạnh điều đó sẽ đồng nghĩa với “một cuộc tấn công chống lại thế giới Arập và các quốc gia Hồi giáo”.
Thống kê của Cơ quan Giám sát Nhân quyền Syria cho biết đã có hơn 110.000 người thiệt mạng trong cuộc xung đột tại Syria kể từ tháng 3/2011, trong đó có ít nhất 40.146 dân thường.
Vũ Anh
Theo Dantri
Tàu chiến thứ 6 của Mỹ tiến gần Syria, thanh sát viên LHQ đã rời đi
Một tàu chiến mang theo hơn 2000 lính thủy đánh bộ Mỹ cùng các máy bay Ospreys đã được lệnh tiến vào biển Địa Trung Hải, neo đậu gần 5 tàu chiến Mỹ khác có mặt trước đó. Trong khi đó các thanh sát viên Liên Hợp Quốc đã rời Syria sáng nay.
Đài truyền hình RT của Nga dẫn nguồn tin của kênh truyền hình Mỹ ABC News cho biết tàu chiến USS San Antonio đã được lệnh tiếp tục ở lại Địa Trung Hải, mặc dù một số quan chức khẳng định chiến hạm này không nằm trong lực lượng có thể tấn công Syria.
Tàu chiến USS San Antonio mang theo hơn 2000 lính thủy đánh bộ
Trước đó hồi đầu tuần, tàu này đã được lệnh ghé một cảng tại căn cứ hải quân của Mỹ tại đảo Crete của Hy lạp. Nhưng trong tối thứ Năm, USS San Antonio đã di chuyển qua kênh đào Suez từ biển Đỏ, và nhận được lệnh mới trong ngày thứ Sáu là ở lại Địa Trung Hải, gần các tàu khu trục khác.
Đây là một trong 3 tàu có mang theo 2200 lính thủy đánh bộ, những người đã có 6 tháng làm nhiệm vụ trong khu vực xung quanh Bán đảo Ả rập.
"Tàu này được giữ lại đây như một biện pháp phòng ngừa", một quan chức giấu tên cho biết.
Trong ngày hôm qua, chính quyền của Tổng thống Obama đã công bố những bằng chứng, mà họ khẳng định cho thấy chính quyền Syria đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công dân thường. Trong bài phát biểu của mình Ngoại trưởng John Kerry khẳng định cần phải trừng phạt Tổng thống Bashar al-Assad vì các cuộc tấn công "tàn bạo và rõ ràng", đã khiến hơn 1400 người thiệt mạng tại Damascus hồi tuần trước.
Washington khẳng định chiến dịch mà họ đang cân nhắc sẽ diễn ra trong thời gian ngắn, với phạm vi hạn chế, không giống như chiến dịch rộng hơn chống lại Libya tháng 3/2011.
Chính phủ Syria lập tức bác bỏ các cáo buộc của Washington và gọi đó là những "lời dối trá trắng trợn", giống với những đánh giá sai lầm của chính quyền Bush trước khi đánh Iraq. Thông báo của Bộ ngoại giao Syria trên truyền hình cuối ngày thứ Sáu khẳng định, "dưới cái cớ bảo vệ người dân Syria, họ đang tạo ra bằng chứng cho một cuộc tấn công sẽ giết chết hàng trăm người dân vô tội Syria"
Mỹ đã có kế hoạch đánh Syria từ nhiều tháng trước
Không lâu sau bài phát biểu của ông Kerry, cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta lên tiếng khẳng định Mỹ cần phải tự quyết định hành động của mình trước việc Syria sử dụng vũ khí hóa học, mà không cần chờ các đồng minh.
"Khi những ranh giới đó đã được đặt ra và các hành động cần được thực thi, thì Mỹ cuối cùng vẫn phải làm những gì cần làm vì thế giới và vì hòa bình", ông Panetta phát biểu trên đài NBC.
Ông cũng tiết lộ Bộ quốc phòng đã đệ trình kế hoạch tấn công vào Syria từ nhiều tháng trước. "Quân đội luôn giỏi trong việc dành thời gian lên kế hoạch cho những cuộc tấn công rất giới hạn kiểu này", ông Panetta nói. "Và hãy nhớ lời tôi, khi họ quyết dịnh hành động, quân đội Mỹ là những người giỏi nhất trong việc thực hiện các nỗ lực kiểu này, nếu cần thiết".
Theo vị cựu Bộ trưởng, "thách thức lớn nhất" với Mỹ đó là làm sao để mọi việc diễn ra thật gọn gàng. "Điều quan trọng nhất ở đây là phải đảm bảo rằng các mục tiêu chúng ta nhắm tới có ở đó, rằng thông tin tình báo là chính xác liên quan tới địa điểm của các mục tiêu, và rằng chúng ta sẽ thực hiện công việc một cách hiệu quả để phá hủy mục tiêu"
Đoàn xe của thanh sát viên Liên Hợp Quốc rời Syria vào Li-băng
Thanh sát viên Liên Hợp Quốc đã rời Syria
Theo hãng tin AP, ngay từ sáng sớm nay (31/8) theo giờ địa phương, các điều tra viên của Liên Hợp Quốc về cáo buộc tấn công bằng khí độc tại Syria đã rời nước này sang Li-băng.
Đoàn xe rời đi ít giờ sau khi Tổng thống Obama tuyên bố đang cân nhắc hành động "hẹp và có giới hạn" chống lại chính quyền Syria.
Một phóng viên của AP đã nhìn thấy nhân viên Liên Hợp Quốc vào Li-băng thông qua cửa khẩu Masnaa. Sau đó phái đoàn gồm 13 xe hướng tới sân bay Beirut. Sau 4 ngày điều tra thực địa, nhóm chuyên gia đã hoàn tất công việc hôm thứ Sáu.
Nhiều mẫu máu, nước tiểu của các nạn nhân, cũng như mẫu đất từ các khu vực bị ảnh hwongr đã được lấy để phân tích tại phòng thí nghiệm ở châu Âu.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã khẳng định với 5 quốc gia thành viên thường trực Hội đồng Bảo an rằng, có thể phải mất 2 tuần có có kết quả cuối cùng từ các phân tích mẫu vật mà các chuyên gia Liên Hợp Quốc lấy được tại Syria, các nhà ngoại giao khẳng định hôm thứ Sáu.
Thông tin trên được ông Ban công bố với đại diện trong một cuộc hợp với phái đoàn Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ tại New York.
Thanh Tùng
Theo Dantri
Mỹ khẳng định hơn 1.400 người chết vì vũ khí hóa học, Syria bác bỏ Một báo cáo được các cơ quan tình báo của Mỹ công bố ngày 30/8 cho hay vụ tấn công hóa học tại Syria hồi tuần trước đã làm hơn 1.400 người thiệt mạng. Syria đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc của Mỹ là "dối trá và vô căn cứ". Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã...