Hải quan lên tiếng về ‘hàng tồn phế liệu vẫn chưa được tái xuất’?
Trước phản ánh của một số doanh nghiệp, hãng tàu, về việc gặp khó khăn trong tái xuất phế liệu tồn đọng, chiều 13/10, Cục Giám sát quản lý về hải quan đã có báo cáo Tổng cục Hải quan ( TCHQ) về vấn đề này.
Các container phế liệu nằm rãi rác trong cảng Cát Lái. Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN.
Mới đây, trên các báo đài đăng tải bài viết “ Hàng tồn phế liệu vẫn chưa được tái xuất”, phản ánh ý kiến của doanh nghiệp, các hãng tàu về những vướng mắc trong quá trình tái xuất phế liệu tồn đọng. Nguyên do phía Hải quan lo ngại về tình trạng quay vòng container để nhập khẩu phế liệu vừa bị tái xuất vào Việt Nam.
Tuy nhiên, theo phản ánh của một số hãng tàu, trường hợp này không khả thi, vì Hải quan có danh sách container buộc tái xuất; trước khi tàu cập cảng, các hãng tàu phải truyền Manifest (hệ thống tiếp nhận bảng khai hàng hóa), riêng phế liệu còn phải truyền thêm E-scrap (chương trình quản lý theo dõi phế liệu) cho Hải quan, nên không thể xảy ra tình trạng hàng bị buộc tái xuất cập lại cảng. Bên cạnh đó, tình trạng tồn đọng phế liệu tại cảng đang gây thiệt hại lớn cho các hãng tàu, vì phải trả chi phí lưu container, không đưa vỏ container vào khai thác được, doanh nghiệp cảng bị chiếm mặt bằng… Vì vậy, các hãng tàu mong muốn TCHQ sớm có quyết định yêu cầu các hãng tàu tái xuất phế liệu không đạt chuẩn ra khỏi Việt Nam.
Chiều 13/10, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan (TCHQ) cho biết: Theo quy định, đối với phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu, cơ quan Hải quan yêu cầu các hãng tàu thực hiện tái xuất toàn bộ các lô hàng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. TCHQ cũng yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố báo cáo danh sách các lô hàng, danh sách các hãng tàu đề nghị tái xuất gửi về TCHQ để rà soát, đảm bảo việc sau khi tái xuất phế liệu không quay trở lại Việt Nam.
Video đang HOT
Cục Giám sát quản lý hải quan nhận thấy, việc tái xuất phế liệu hầu như không tái xuất về nước xuất khẩu ban đầu và đều dự kiến tái xuất sang nước thứ ba. Việc tái xuất sang nước thứ ba có khả năng bị từ chối nhận hàng, hàng hóa có thể bị trả lại Việt Nam, dễ dẫn đến phản ứng không tốt của các nước nhập khẩu, do quy định về nhập khẩu phế liệu là khác nhau. Đồng thời, việc chuyển hàng hóa sang vỏ container khác để tái xuất sang nước thứ ba và việc tái xuất qua của khẩu đường bộ, đường thủy nội địa tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Những lưu ý với doanh nghiệp Việt Nam về thị trường Mali
Trong bối cảnh Mali bị cấm vận, doanh nghiệp Việt Nam cần bám sát diễn biến tình hình chính trị, những thay đổi về chính sách kinh tế của Mali và thận trọng trong giao dịch.
Trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) áp đặt lệnh cấm vận đối với Mali, ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Mali, cho rằng lệnh trừng phạt kinh tế này của ECOWAS đã gây tác động không nhỏ đối với Mali nói chung và quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mali nói riêng.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Tham tán Hoàng Đức Nhuận cho rằng trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và bất ổn chính trị tại Mali, đặc biệt là việc các nước láng giềng đóng cửa biên giới và Ngân hàng Trung ương các quốc gia Tây Phi phong tỏa giao dịch với quốc gia này, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Mali năm 2020 sẽ giảm mạnh do trở ngại trong việc vận chuyển hàng hóa vào Mali và khó khăn thanh toán tiền hàng từ lệnh cấm vận.
Ông Hoàng Đức Nhuận nhấn mạnh doanh nghiệp Việt Nam cần bám sát diễn biến tình hình chính trị, những thay đổi về chính sách kinh tế của Mali và thận trọng trong giao dịch.
Hiện tại, một số vấn đề đã xảy ra khi giao dịch với thị trường Mali như hàng đến cảng chậm hơn so với thời hạn do đại dịch COVID-19, hàng hóa không thể vào Mali do các nước láng giềng có cảng biển đóng cửa biên giới trên bộ với quốc gia Tây Phi này, hoặc các nhà nhập khẩu không thể thanh toán từ ngân hàng tại Mali do bị phong tỏa giao dịch quốc tế.
Một điểm lưu ý nữa là thời gian vận chuyển hàng bằng đường biển từ Việt Nam đến một cảng ở Tây Phi như Dakar của Senegal khá lâu, từ 45-60 ngày. Đây là những trường hợp bất khả kháng mà doanh nghiệp cần tính đến khi giao dịch với Mali trong thời điểm hiện tại. Đặc biệt, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ đối tác để tránh các rủi ro thương mại.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mali đạt 38,9 triệu USD, tăng gần 11 lần so với năm 2018, với các mặt hàng xuất khẩu chính gồm dầu thô (27 triệu USD), ximăng (10,5 triệu USD), hải sản, hạt tiêu, gạo, sản phẩm chất dẻo...
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Mali đạt 28,49 triệu USD, tăng 24% so với năm 2018. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính gồm bông các loại (chiếm tới 28 triệu USD), hạt điều, đồng, máy vi tính, sản phẩm sắt thép...
ECOWAS gồm 15 nước Tây Phi, trong đó Mali là thành viên, đã áp đặt lệnh cấm vận và các biện pháp trừng phạt kinh tế với Mali sau khi xảy ra cuộc đảo chính hồi tháng trước.
ECOWAS đã tuyên bố đóng cửa biên giới trên bộ, trên không cũng như ngừng mọi giao dịch kinh tế, thương mại và tài chính giữa 14 nước thành viên với Mali, đồng thời kêu gọi các đối tác cũng làm như vậy.
Tổ chức này cũng cho biết đã tạm thời loại Mali khỏi các cơ quan hoạch định chính sách của ECOWAS.
Sau quyết định trên, Ngân hàng các quốc gia Tây Phi (BCEAO) đã có thư gửi các ngân hàng, cơ sở tài chính trực thuộc yêu cầu tạm ngừng giao dịch với Mali./.
Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 2,1% Theo Tổng cục Hải quan, tháng 9/2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 51,5 tỷ USD, tăng 2,1% so với tháng trước. Dây chuyền chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú (Hậu Giang). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 27,5...