Hải quan khảo sát việc thanh toán điện tử qua Cơ chế một cửa quốc gia
Tổng cục Hải quan vừa giao các cục hải quan địa phương tổ chức khảo sát mức độ áp dụng thủ tục thanh toán điện tử trong thu phí, lệ phí đối với các thủ tục hành chính thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Khảo sát 3 nhóm doanh nghiệp
Giao diện Cổng Thông tin một cửa quốc gia. Ảnh: T.Bình.
Theo Tổng cục Hải quan, tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia (NSW), Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020, Thủ tướng yêu cầu: Tât ca cac thu tuc hanh chinh liên quan đên quan ly nha nươc đôi vơi hang hoa xuât khâu, nhâp khâu, qua canh; ngươi va phương tiên vân tai xuât canh, nhâp canh, qua canh đươc thưc hiên thông qua NSW dươi hinh thưc dich vu công trưc tuyên câp đô 4. Đồng thời, đến năm 2020, 100% các thủ tục hành chính thực hiện NSW thu phí, lệ phí bằng phương thức điện tử.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ – Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về ASW, NSW và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899) chỉ đạo: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai NSW, ASW theo định hướng tập trung. Trong đó, cung cấp các dịch vụ tiện ích để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện thủ tục hành chính theo NSW, ASW.
Đặc biệt, NSW đã cho phép doanh nghiệp thực hiện một số thủ tục xuất khẩu/nhập khẩu hàng hóa; xuất cảnh/nhập cảnh phương tiện với các cơ quan quản lý nhà nước (Cảng vụ, cơ quan Hải quan, Bộ đội Biên phòng… các cơ quan cấp phép như Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ… Tuy nhiên, khâu thanh toán thuế, phí, lệ phí ở các cơ quan khác nhau vẫn thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau dẫn đến khó khăn, mất thời gian, nhân lực của các bên.
Cụ thể, đối tượng khảo sát là 3 nhóm doanh nghiệp: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải (đường không, đường biển); doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics (Kho hàng không, kho ngoại quan, kho bảo thuế, ICD).Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên và khắc phục hạn chế, nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện NSW và tăng cường thanh toán theo phương thức điện tử theo chủ trương chung của Chính phủ, Tổng cục Hải quan vừa chỉ đạo các cục hải quan địa phương giao các chi cục hải quan trọng điểm phát phiếu khảo sát độ áp dụng thủ tục thanh toán điện tử trong thu phí, lệ phí đối với các thủ tục hành chính thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, tới doanh nghiệp trên địa bàn.
Video đang HOT
Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan địa phương gửi phiếu khảo sát tối thiểu cho 100 doanh nghiệp trong phạm vi đối tượng nêu trên.
Tập trung vào địa bàn trọng điểm
Ngoài việc giao nhiệm vụ chung cho các cục hải quan địa phương, đáng chú ý, Tổng cục Hải quan còn đưa ra yêu cầu cụ thể với các cục hải quan trọng điểm.
Trong đó, Cục Hải quan Quảng Ninh, Cục Hải quan Lạng Sơn gửi phiếu khảo sát tới tối thiểu 50 doanh nghiệp có thực hiện thủ tục liên quan đến vấn đề kiểm dịch và an toàn thực phẩm; 50 doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính có cấp phép, kiểm tra chất lượng do các bộ quản lý chuyên ngành thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Cục Hải quan Hải Phòng, Cục Hải quan Bà Rịa- Vũng Tàu gửi phiếu khảo sát tối thiểu cho 30 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường biển (hãng tàu, đại lý giao nhận); 70 doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực kiểm dịch, cấp phép của các bộ quản lý chuyên ngành.
Cục Hải quan TPHCM gửi phiếu khảo sát tối thiểu cho 30 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường biển (hãng tàu, đại lý giao nhận); 50 doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực kiểm dịch, cấp phép của các Bộ quản lý chuyên ngành; 20 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và vận tải đường không (hãng hàng không, kho hàng không và doanh nghiệp giao nhận).
Cục Hải quan Đà Nẵng gửi phiếu khảo sát tối thiểu cho 30 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường biển (hãng tàu, đại lý giao nhận); 50 doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực kiểm dịch, cấp phép của các bộ quản lý chuyên ngành; 20 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và vận tải đường biển (hãng vận tải, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics).
Cục Hải quan Hà Nội gửi phiếu khảo sát cho 30 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường không (hãng hàng không, kho hàng không và doanh nghiệp giao nhận); 70 doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực kiểm dịch, cấp phép của các bộ quản lý chuyên ngành.Cục Hải quan Đồng Nai, Cục Hải quan Bình Dương gửi phiếu khảo sát cho 30 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics (quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế, ICD, doanh nghiệp giao nhận); 70 doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực kiểm dịch, cấp phép của các Bộ quản lý chuyên ngành.
Theo cập nhật của Tổng cục Hải quan- Cơ quan Thường trực Ủy ban 1899, tính đến 15/8, có 13 bộ, ngành tham gia kết nối NSW với174 thủ tục hành chính được đưa lên Cơ chế một cửa quốc gia.
Tổng số hồ sơ hành chính đã được xử lý trên Cổng thông tin một cửa quốc gia xấp xỉ 2,34 triệu bộ hồ sơ và trên 31,8 nghìn doanh nghiệp tham gia. Riêng từ 1/1/2019 đến 15/8, số hồ sơ đã được xử lý gần 608,8 nghìn bộ hồ sơ của hơn 5,45 nghìn doanh nghiệp.
Theo Thái Bình
Haiquanonline.vn
PayPal: Facebook cần cẩn trọng hơn với tương lai của Libra
PayPal cho rằng thách thức lớn nhất của Facebook với Libra, bên cạnh vấn đề pháp lý là phải có được sự tin tưởng của người dùng.
Cổng thanh toán trực tuyến hàng đầu thế giới PayPal bày tỏ quan điểm thận trọng về tương lai của đồng tiền điện tử Libra mà mạng xã hội Facebook có kế hoạch phát hành.
Giữa năm nay, Facebook tuyên bố sẽ "ra lò" tiền ảo Libra vào năm 2020. Để tránh biến động mạnh như Bitcoin hay các đồng tiền ảo khác, Facebook đã "bắt tay" với một loạt công ty thanh toán điện tử, hãng công nghệ, quỹ đầu tư dịch vụ tài chính để lập ra Hiệp hội Libra phi lợi nhuận, nhưng mục đích lại là để "bệ đỡ" đồng tiền này.
Các bên tham gia sáng lập và quản lý Libra được công bố hồi tháng 6
PayPal là một trong những thành viên sáng lập trong Hiệp hội Libra, tham gia tổ chức quản lí và điều hành đồng tiền số Libra. "Đây là một thoả thuận không ràng buộc", bà Gabrielle Rabinovitch, Phó Chủ tịch phụ trách quan hệ đầu tư của PayPal, chia sẻ về mối quan hệ của công ty này với Libra. Phó chủ tịch PayPal nói thêm, mục tiêu và tham vọng của Libra rất trùng khớp những gì mà PayPal theo đuổi, đặc biệt là việc nhắm đến những người chưa được kết nối hệ thống tài chính và dân chủ hóa việc tiếp cận vốn. "Do vậy, chúng tôi rất tin tưởng vào tiềm năng của Libra," bà Rabinovitch.
Tuy nhiên, đồng Libra đang vấp phải sự phản đối quốc tế mạnh mẽ, với việc các ngân hàng trung ương, các chính phủ và các nhà quản lý ngăn chặn sự nổi lên của đồng tiền này và đặt câu hỏi về việc quản lý nó như thế nào.
Mới đây, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết Pháp không thể cho phép sự phát triển của tiền số Libra tại châu Âu, đồng thời kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) nên đưa ra một bộ quy tắc chung để quản lý tiền ảo - điều mà đến thời điểm hiện tại chủ yếu mới chỉ được quy định ở cấp quốc gia.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz cảnh báo kế hoạch phát triển đồng Libra đang đặt ra những thách thức với người tiêu dùng, sự ổn định của các thị trường tài chính và thậm chí là "chủ quyền tiền tệ" của các quốc gia châu Âu.
Trang Bloomberg mới đây đưa tin Libra sẽ được neo giữ vào rổ giá trị ban đầu bao gồm năm đồng tiền là USD, Euro, Yên Nhật, Bảng Anh và Đô-la Singapore. Rổ tiền tệ này không bao gồm đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.
Hoàng Trang (Theo CNA)
Hải quan nâng cấp cổng thanh toán điện tử Trong quá trình nâng cấp, việc nộp thuế, bảo lãnh thuế qua cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan sẽ tạm dừng. Mô hình cổng thanh toán thuế điện tử 24/7. Thực hiện kế hoạch nâng cấp hệ thống kế toán và cổng thanh toán điện tử, từ 22h00 ngày 14/9/2019 đến 6h00 ngày 15/9/2019, Tổng cục Hải quan tạm...