Hải quân Indonesia bị tố bắn tàu cá Đài Loan
Hai chủ tàu Đài Loan cáo buộc hải quân Indonesia bắn tàu của họ khi chúng di chuyển ở eo biển Malacca hôm 21/3.
Một trong hai chiếc tàu cá Đài Loan nói bị Indonesia bắn. Ảnh: Taipei Times
Theo Taipei Times, hai tàu cá Đài Loan bị bắn lúc 5h sáng 21/3 tại vị trí 6 độ 15 phút vĩ Bắc và 97 độ 40 phút kinh Đông, khi đang trên đường tới Singapore bán cá và bảo dưỡng tàu.
Thuyền viên trên tàu nói họ tin rằng chiếc tàu nổ súng về phía họ là tàu của hải quân Indonesia bởi chữ số 2804 trên thân tàu. Những người này cho rằng kiểu số hiệu này thường thuộc về các tàu công vụ ở Đông Nam Á.
20 ngư dân trên hai tàu cá không bị nguy hiểm, song một trong hai tàu trúng 10 viên đạn. Chủ tàu Lin Nan-yang cho biết những phát đạn đều nhằm vào buồng lái.
Giám đốc điều hành Hiệp hội ngư dân Đài Loan, ông Thái Bảo Hưng nói khu vực eo biển Malacca thường khá an toàn với ngư dân, dù đôi khi có ghi nhận vài vụ cướp biển.
Video đang HOT
Quan chức Văn phòng Kinh tế và Thương mại Đài Bắc tại Indonesia cho biết đơn vị này sẽ liên hệ với chính phủ Indonesia để làm rõ sự việc.
Tuy nhiên, phó văn phòng báo chí hải quân Indonesia, ông Yunus Ismail, khẳng định cơ quan này chưa ghi nhận bất cứ báo cáo nào về việc tàu hải cảnh hay hải quân Indonesia nổ súng vào tàu Đài Loan.
Hôm 19/3, Indonesia bắt giữ một tàu cá Trung Quốc đại lục bị cáo buộc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở gần quần đảo Natuna. 8 người Trung Quốc trên tàu cá bị Indonesia bắt giữ. Tàu hải cảnh Trung Quốc tới can thiệp, kéo tàu cá đi.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi sau đó triệu tập đại diện đại sứ quán Trung Quốc ở Jakarta để “thể hiện sự phản đối mạnh mẽ với việc tàu tuần duyên Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền Indonesia”.
Vị trí tàu Đài Loan tố bị bắn. Ảnh: google map
Văn Việt
Theo VNE
An ninh cho huyết mạch trên biển
An ninh hàng hải, cả an ninh truyền thống và phi truyền thống, đang đặt ra những thách thức ngày càng lớn cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đòi hỏi các quốc gia ASEAN phải tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa.
Các binh sỹ đặc nhiệm hải quân Indonesia diễn tập chống cướp biển ở eo biển Malacca
Tờ "New Straits Times" của Malaysia ngày 17-3 dẫn phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Tun Hussein tại Hội nghị Bàn tròn các Tư lệnh Hải quân ASEAN cho rằng các nước thành viên cần tăng cường hơn nữa hợp tác hải quân và các cơ quan chấp pháp biển nhằm đảm bảo an ninh hàng hải một cách hiệu quả hơn. Bởi theo Bộ trưởng Hishammuddin, an ninh hàng hải đang đặt ra những thách thức ngày càng lớn cho cả khu vực lẫn cho mỗi thành viên ASEAN.
Phát biểu trên của Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia được đưa ra khi mà các vấn đề an ninh nói chung, đặc biệt là an ninh hàng hải, đang là một thách thức, đồng thời là mối lo ngại sâu sắc của các nước ASEAN. Những thách thức này đến từ các mối đe dọa an ninh truyền thống lẫn an ninh phi truyền thống.
Sau một thời gian hoành hành dữ dội vào đầu những năm 2000 với việc cướp biển tại eo biển Malacca chiếm tới 40% tổng số vụ cướp biển trên toàn thế giới trong 1 năm, nạn hải tặc tại khu vực này đã giảm rất nhanh chóng vào năm 2011 do bị lực lượng an ninh các nước ASEAN mạnh tay trấn áp, triệt phá. Tuy nhiên, cướp biển lại có xu hướng gia tăng trở lại từ năm 2013 tới nay, đe dọa tuyến vận tải biển huyết mạch qua khu vực.
Bên cạnh đó, gia tăng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông kéo theo các hành động gây căng thẳng đã tạo ra nguy cơ, rủi ro an ninh nghiêm trọng với hoạt động vận tải trên Biển Đông. Trong khi đó, hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua Biển Đông.
Đảm bảo an ninh hàng hải qua khu vực biển ASEAN trong bối cảnh đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng với không chỉ nền kinh tế các quốc gia trong khu vực mà cả thế giới. Tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 9 (ADMM-9) diễn ra ngày 16-3 trên đảo Langkawi của Malaysia, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nêu rõ, an ninh Biển Đông bị thách thức nghiêm trọng do một số hoạt động không tuân thủ chuẩn mực quốc tế và các cam kết khu vực, trực tiếp tác động tiêu cực đến môi trường an ninh khu vực và hoạt động kinh tế của người dân.
Chính vì thế, không chỉ thúc giục các quốc gia ASEAN tăng cường hợp tác để bảo đảm an ninh hàng hải, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cũng đề xuất các thành viên hiệp hội cùng áp dụng mô hình hoạt động Tuần tra tại eo biển Malacca (MSP) từng được một số thành viên triển khai thành công. MSP là chương trình tuần tra trên không và trên biển chung giữa Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan, đã giúp làm giảm đáng kể nạn cướp biển tại eo biển Malacca.
Trong động thái được xem là sự trùng hợp ngẫu nhiên, Chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, Phó Đô đốc Robert Thomas, ngày 17-3 cũng kêu gọi các nước Đông Nam Á thành lập một lực lượng hàng hải kết hợp để tuần tra trên Biển Đông. Phó Đô đốc Thomas cam kết Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ sẵn sàng hỗ trợ nếu các thành viên ASEAN có ý định thành lập lực lượng hàng hải chung để góp phần đảm bảo an ninh hàng hải trong khu vực.
Theo Hoàng Hà
An ninh Thủ đô
Nhật - Ấn hợp tác đầu tư chiến lược ở Ấn Độ Dương Ấn Độ và Nhật Bản đang lên kế hoạch cùng thực hiện những dự án cơ sở hạ tầng dân sự ở các đảo thuộc Ấn Độ Dương nhằm đi trước ý đồ gia tăng hiện diện của Trung Quốc ở vùng biển này. Dự án đầu tiên giữa Nhật và Ấn Độ ở Ấn Độ Dương là nhà máy điện trên đảo...