Hải quan hướng dẫn thủ tục xuất khẩu khẩu trang y tế
Việc xuất khẩu khẩu trang và khẩu trang y tế thực hiện theo quy định của Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành, người khai hải quan không phải nộp hoặc xuất trình giấy phép xuất khẩu.
Sản xuất khẩu trang. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Tổng cục Hải quan vừa gửi công văn 2848/TCHQ-GSQL tới cục hải quan các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn thủ tục xuất khẩu khẩu trang y tế.
Theo đó, việc xuất khẩu mặt hàng khẩu trang và khẩu trang y tế thực hiện theo quy định của Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành, người khai hải quan không phải nộp hoặc xuất trình giấy phép xuất khẩu. Cơ quan Hải quan tạo mọi thuận lợi cho xuất khẩu, tuân thủ pháp luật về hải quan.
Nội dung hướng dẫn tại công văn này thay thế cho các văn bản của Tổng cục Hải quan về hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 20/NQ-CP ngày 28/2/2020 của Chính phủ về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19.
Nội dung hướng dẫn trên nhằm thực hiện Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 29/4/2020 của Chính phủ về việc xuất khẩu khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19.
Video đang HOT
Tại Nghị quyết 60/NQ-CP, Chính phủ quyết định bỏ quy định áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế theo quy định tại Nghị quyết 20/NQ-CP ngày 28/2/2020.
Căn cứ diễn biến của dịch và nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế trong nước, Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các biện pháp quản lý phù hợp để đảm bảo cung ứng đủ cho nhu cầu phòng chống dịch bệnh trong nước theo quy định.
Chính phủ giao Bộ Y tế, Bộ Công Thương công khai danh sách, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang; giao Bộ Tài chính công khai danh sách doanh nghiệp, số lượng khẩu trang y tế xuất khẩu.
Bộ Công Thương tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm các cơ sở có hiện tượng tăng giá bán nguyên liệu bất hợp lý, đầu cơ tích trữ khẩu trang và sản xuất khẩu trang y tế không phù hợp tiêu chuẩn.
Chính phủ giao Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm kiểm tra các cơ sở sản xuất khẩu trang y tế tại địa phương để đảm bảo chất lượng khẩu trang y tế theo quy định.
Các doanh nghiệp khi xuất khẩu chịu trách nhiệm về chất lượng khẩu trang y tế và cam kết bán cho cơ sở y tế khi có yêu cầu.
Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 20/NQ-CP về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, lũy kế từ ngày 1/1-19/4, tổng lượng khẩu trang xuất khẩu của Việt Nam là gần 416 triệu chiếc, trị giá hơn 63 triệu USD; tính riêng trong tháng 4 (đến ngày 19/4/2020), tổng lượng khẩu trang xuất khẩu là 88,19 triệu chiếc, trị giá 34 triệu USD.
Trong số đó, theo khai báo hải quan chủ yếu là khẩu trang vải, vải chống bụi mịn, khẩu trang vải 100% cotton, khẩu trang 2 lớp vải cotton; xuất theo loại hình, xuất gia công khoảng 36,88 triệu chiếc và xuất kinh doanh, xuất khẩu không nhằm mục đích thương mại (biếu, tặng…) khoảng 51,3 triệu chiếc.
Các thị trường xuất khẩu khẩu trang lớn gồm Nhật Bản (32,7 triệu chiếc), Hàn Quốc (17,1 triệu chiếc), Đức (11,1 triệu chiếc), Mỹ (10,4 triệu chiếc), Hồng Kông (4,1 triệu chiếc), Singapore (1,8 triệu chiếc), Ba Lan (1,5 triệu chiếc), Australia (1,5 triệu chiếc), Trung Quốc (1,5 triệu chiếc), Lào (1,2 triệu chiếc), Nam Phi (1,1 triệu chiếc)./.
May 10 tập trung đơn hàng khẩu trang kháng khuẩn xuất khẩu
Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cho biết hiện May 10 đang tập trung sản xuất khẩu trang kháng khuẩn cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu theo đơn đặt hàng.
Sản xuất khẩu trang tại Tổng Công ty may 10. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cho biết đơn vị đã nhận được một số đơn hàng khẩu trang kháng khuẩn và khẩu trang y tế của đối tác nước ngoài.
Hiện May 10 đang tập trung sản xuất khẩu trang kháng khuẩn cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu theo đơn đặt hàng.
May 10 đã quyết định may khẩu trang y tế và nhập máy sản xuất để lắp đặt. Hiện có một đối tác lớn đang đặt mua 400 triệu khẩu trang y tế và yêu cầu giao hàng từ tháng Bảy tới, với giá trị 52 triệu USD, tương đương 30% doanh thu của May 10 trong năm nay.
Đồng thời, có đối tác của Mỹ đặt mua 20 triệu khẩu trang vải trong 6 tuần và một đối tác Đức đã đặt mua 2 triệu khẩu trang vải, 6 triệu chiếc khẩu trang y tế.
Tuy nhiên, ông Thân Đức Việt bày tỏ băn khoăn, hiện nay Chính phủ chỉ cho phép dùng trong nước 75% sản lượng khẩu trang y tế và 25% còn lại phải có chỉ định, hợp đồng.
Ông Việt cho rằng điều này sẽ gây khó khăn cho những doanh nghiệp như May 10 trong sản xuất, kinh doanh khẩu trang./.
Hằng Trần
Canh cánh nỗi lo xuất khẩu vải thiều trong tình hình dịch COVID-19 Dù còn 2 tháng nữa mới đến chính vụ thu hoạch vải thiều, nhưng tỉnh Bắc Giang đã lên các phương án để sản xuất và tiêu thụ vải trong bối cảnh dịch COVID-19. Bắc Giang là vựa vải thiều lớn nhất cả nước, sản lượng vải của địa phương này chiếm tới 50% tổng sản lượng vải thiều trên toàn quốc. Đến...