Hải quân Hàn Quốc bắn cảnh cáo tàu Triều Tiên
Một tàu của hải quân Hàn Quốc đã bắn cảnh cáo sau khi 2 tàu tuần tra Triều Tiên vượt qua biên giới biển tranh chấp vào sáng nay 25/4, ngay trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Seoul trong chuyến công du kéo dài 2 ngày.
Các tàu của Hàn Quốc gần đảo Yeonpyeong.
Hai tàu tuần tra của Triều Tiên, thường có nhiệm vụ đảm bảo các tàu cá luôn ở phía bên phải của hải giới, đã tiến sâu gần 2 km về phía nam vào lãnh hải Hàn Quốc, một quan chức Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết.
Vụ việc, vốn xảy ra trước lúc trời sáng, đã buộc một tàu hải quân Hàn Quốc phải bắn vài phát súng cảnh cáo. Sau đó, 2 tàu Triều Tiên đã rút về phía bên kia hải giới.
Quan chức trên nói thêm rằng các tàu tuần tra của Triều Tiên có thể đang đuổi một số tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trái phép trong khu vực, hoặc Bình Nhưỡng có thể muốn kiểm tra sự đề phòng quân sự của Hàn Quốc.
Triều Tiên không chính thức công nhận hải giới ở Hoàng Hải, vốn được các lực lượng Liên hợp quốc do Mỹ đứng đầu đơn phương vẽ ra sau Chiến tranh Triều Tiên 1950-53.
Video đang HOT
Hải giới tranh chấp giữa hai miền Triều Tiên đã chứng kiến các vụ xô xát hải quan đổ máu vào các năm 1999, 2002 và 2009.
Việc các tàu tuần tra và tàu cá của Triều Tiên vượt qua hải giới tranh chấp vào lãnh hải Hàn Quốc không phải là chuyện hiếm. Nhưng vụ việc hôm nay diễn ra vào thời điểm nhạy cảm, khi Tổng thống Obama có chuyến thăm Hàn Quốc kéo dài 2 ngày.
Căng thẳng cũng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, với các dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng có thể đang lên kế hoạch tiến hành một vụ thử hạt nhân thứ 4.
Triều Tiên đã 3 lần thử hạt nhân vào các năm 2006, 2009 và 2013.
Theo Dantri
Nhật cảnh cáo Trung Quốc bắt giữ tàu đòi đền bù
Hôm qua (21/4), Nhật Bản cảnh báo việc một tàu chở hàng của nước này bị bắt giữ ở Thượng Hải để đòi nợ từ thời trước chiến tranh sẽ khiến quan hệ Nhật - Trung căng thẳng.
Theo hãng tin AFP, hôm qua giới chức thành phố Thượng Hải đã bắt giữ một chiếc tàu chở hàng lớn của Nhật Bản với lí do được phía Trung Quốc đưa ra là để đòi các khoản nợ chưa trả từ những năm 1930 khi Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc.
Vụ việc là ví dụ mới nhất cho thấy "mối thù" dai dẳng trong mối quan hệ Nhật - Trung trong bối cảnh hai nước đang tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngưtrên biển Hoa Đông.
Cảng Yangshan, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
Tòa án hàng hải Thượng Hải cho rằng cơ quan này ra quyết định bắt giữ "Con tàu Baosteel Emotion của hãng tàu Mitsui O.S.K. để thực thi phán quyết" được đưa ra vào tháng 12/2007.
"Con tàu bị bắt giữ sẽ bị xử lý theo pháp luật nếu hãng Mitsui O.S.K quyết không thực hiện nghĩa vụ của mình", tòa án này tuyên bố.
Truyền thông Trung Quốc và Hồng Kông cho hay vụ bắt giữ liên quan tới bản tuyên án của một tòa án ở Thượng Hải, theo đó hãng Mitsui phải trả số tiền khoảng 2,9 tỷ yên (28 triệu USD) liên quan tới vụ cho thuê tàu cách đây 80 năm.
Các báo cáo này cho hay vào năm 1936, tiền thân của hãng Mitsui là Hãng tàu Daido đã thuê 2 con tàu theo một hợp đồng kí kết với Hãng tàu Trung Vệ (Trung Quốc). Tuy nhiên, 2 con tàu này đã bị Hải quân đế quốc Nhật Bản trưng dụng và bị đắm trong thời kỳ Chiến tranh thế giới II.
Năm 2007, "hậu duệ" của Hãng tàu Trung Vệ kiện hãng Mitsui để đòi đền bù và một tòa án ở Thượng Hải đã ra phán quyết yêu cầu Mitsuit đền bù khoảng 2,9 tỷ yên.
Hãng Mitsui kháng cáo nhưng bị Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc bác bỏ vào tháng 12/2010.
Theo hãng tin Kyodo (Nhật Bản), Mitsui lập luận rằng hãng tàu này không có trách nhiệm trả khoản tiền đền bù nói trên do 2 con tàu mà Daido thuê đã bị quân đội Nhật Bản trưng dụng.
Hôm qua, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho rằng việc Trung Quốc bắt giữ con tàu chở hàng Nhật Bản đã vi phạm tuyên bố chung năm 1972 về việc bình thường hóa quan hệ Nhật - Trung. Theo tuyên bố đó, Bắc Kinh đồng ý rút lại "lời yêu cầu Nhật Bản đền bù chiến tranh".
"Vụ việc này có thể là hành động đe dọa các công ty Nhật Bản đang kinh doanh ở Trung Quốc nói chung và do đó Nhật Bản lo ngại sâu sắc đồng thời rất mong phía Trung Quốc có các biện pháp phù hợp", ông Suga nói.
Theo hãng tin Kyodo, đây có lẽ là lần đầu tiên tài sản của một công ty Nhật Bản bị tịch thu trong một vụ kiện liên quan tới thời kỳ chiến tranh hoặc đền bù do quân đội chiếm đóng.
Theo Infonet
Tướng Triều Tiên Choe Ryong-hae được khẳng định là nhân vật quyền lực số 2 Trong phiên họp của quốc hội mới ngày 9/4, Chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội Triều Tiên Choe Ryong-hae đã được bầu làm phó chủ tịch Ủy ban quốc phòng quốc gia, vị trí vốn bị bỏ trống kể từ khi người chú dượng của nhà lãnh đạo Kim Jong-un bị xử tử hồi năm ngoái. Tướng Choe Ryong-hae (trái) và...