Hái quả táo thôi cũng phải “làm màu” câu view và mánh khoé bị dân mạng “bóc trần” ngay lập tức
Nhiều người cho rằng cách làm này trông có phần hơi… đáng sợ.
Hái táo hay hái đa số các loại trái cây nói chung đều là một công việc khá đơn giản. Bạn chỉ cần đưa tay ra và… lấy xuống là được. Ấy thế mà có người vẫn cố tình bày trò khiến cho việc hái 1 quả táo trở nên phức tạp, thậm chí là có phần hơi đáng sợ như trong clip dưới đây…
Hái quả táo thôi cũng phải “làm màu” câu view và mánh khoé bị dân mạng “bóc trần” ngay lập tức
Có thể thấy, ngay khi mới vào clip, một “vật thể” giống với bàn tay nhưng có những lớp “vảy” chồng lên nhau đang từ từ đưa tay lên hái quả táo. Hình ảnh này khiến cho khá nhiều cư dân mạng cảm thấy hơi rùng mình trước bàn tay kỳ lạ này. Thậm chí, có người còn liên tưởng rằng bàn tay này bị mắc một căn bệnh về da liễu nào đó…
Ấy thế nhưng, ngay sau đó, khi đưa tay lên nắm lấy quả táo, phần lòng bàn tay đã xoay về phía camera, để lộ vô vàn sợi chỉ buộc chẳng chịt. Thì ra đây chính là mánh khoé, người quay clip này đã dùng chỉ buộc những cánh hoa hồng lên tay, khiến cho người xem liên tưởng đến lớp vảy.
Thời gian gần đây, khá nhiều người đã nghĩ ra đủ các trò câu view với đồ ăn theo cách tương tự. Tuy nhiên, các cách khác đều khá đẹp mắt, chỉ khi tới clip này thì mới tạo nên cảm giác đáng sợ như vậy.
Nguồn: TikTok
Xôn xao clip cảnh báo mọi người cẩn trọng với loại bánh tráng được làm giả tinh vi: Chuyên gia công nghệ thực phẩm lên tiếng
Clip ghi lại những dấu hiệu nhận biết bánh tráng giả, nghi ngờ làm từ nhựa hoặc một cái gì đó không phải bột gạo.
Trước vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh đã lên tiếng.
Clip cảnh báo người dân cẩn trọng với bánh tráng được làm giả tinh vi gây xôn xao mạng xã hội
Mới đây, trên mạng xã hội Zalo, nhiều người dùng đang truyền tay nhau một clip được cho là "mục sở thị" bánh tráng được làm giả từ cao su vô cùng tinh vi.
Mở đầu clip, người thực hiện nói: "Hôm nay, chúng tôi sẽ cho các bạn xem một loại bánh tráng, trên bao bì ghi là "Đặc sản Việt Nam" và được nhập khẩu sang Hàn Quốc. Và sau đây các bạn hãy xem điều gì sẽ xảy ra với loại bánh tráng này". Sau đó, nam thanh niên chia sẻ một loạt các dấu hiệu cho thấy bánh tráng này được làm giả.
Bánh tráng làm giả từ cao su gây xôn xao mạng xã hội.
Một là, khi gấp đôi bánh tráng lại, bánh không bị gãy.
Hai là, khi thử bánh tráng với lửa, chiếc bánh tráng được dựng thẳng đứng vẫn cháy ngùn ngụt và người này cho rằng nếu bánh tráng làm từ bột gạo thì "khi dựng thẳng như này, bánh không thể cháy. Chỉ với thành phần làm từ cao su hoặc từ cái gì tôi cũng không rõ nhưng bánh tráng làm từ bột gạo không bao giờ có hiện tượng cháy như này khi dựng ngược". Tàn của bánh tráng khi cháy được cho là "không khác gì tàn của cao su hay giấy bóng... tôi nghi ngờ không phải là của bột gạo".
Để nhấn mạnh thêm điều này, nhân vật nâng đám tàn lên và khẳng định "không khác gì tàn cao su" với mùi khét lẹt.
Khi thử bánh tráng với lửa, chiếc bánh tráng được dựng thẳng đứng vẫn cháy ngùn ngụt.
Ba là, khi nhúng vào nước, bánh tráng rất dai, dai đến nỗi có thể dùng 2 tay vò như giặt quần áo cũng không bị rách nát. "Nếu là bột gạo thì không thể vò như này, nó sẽ bị rách trong khi bánh tráng này vò xong rồi vẫn vô tư", nam thanh niên giơ cận cảnh bánh tràng vò xong vẫn như không trước ống kính cho người xem thấy rõ.
Bốn là, bánh tráng nhúng nước được cuốn lại có thể đập xuống mặt phẳng rất bền mà không bị rách nát. "Rất tiếc hôm nay không có một con ruồi nào không thì tôi tin rằng sẽ bắn chết một con ruồi", anh đập lên mặt tủ, lên cả cánh tay nhiều lần, bánh tráng vẫn vô cùng dai, thậm chí này như bao nilon nhúng nước.
Bánh tráng nhúng nước được cuốn lại có thể đập xuống rất bền mà không bị rách nát.
Sau tất cả, nam thanh niên khuyên mọi người trước khi quyết định mua bánh tráng hãy xem xét kỹ sản phẩm được làm từ thành phần gì, có đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ hay không bởi sản phẩm anh cầm chỉ ghi sản phẩm của Việt Nam nhưng cũng không rõ "made in" ở đâu... "Sản phẩm ghi là của Việt Nam nhưng chưa chắc là của Việt Nam, có thể là của những nước khác sản xuất" nên cần cảnh giác, tránh bị lừa đảo.
Trước những thước quay tận mắt cho thấy bánh tráng có dấu hiệu làm giả, nhiều người bày tỏ lo lắng. Vậy, có chuyện bánh tráng được làm giả không? Làm thế nào để tránh mua phải sản phẩm như vậy?
Nhận biết bánh tráng bị làm giả như clip đưa ra hoàn toàn mang tính câu view, giật gân, gây hoang mang dư luận!
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) khẳng định, không có chuyện bánh tráng được làm giả như clip đề cập.
"Đặt ra giả thuyết bánh tráng được làm giả từ cao su hay nilon... chất dẻo nói chung, vậy thì người dân nên nhớ làm cao su đem bán còn lãi gấp 10 lần so với việc làm bánh tráng. Nếu có làm giả thì tôi cũng không hiểu để làm gì khi không hề sinh lợi nhuận, thậm chí tốn kém nếu làm giả bánh tráng bằng cao su", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định.
Đặt ra giả thuyết bánh tráng được làm giả từ cao su hay nilon... chất dẻo nói chung, vậy thì người dân nên nhớ cao su đem bán còn lãi gấp 10 lần so với bột gạo thông thường.
Theo chuyên gia, mục đích cuối cùng của việc làm giả một thứ gì đó cũng là chuyện lãi lời. Nhưng đằng này, làm giả bánh tráng bằng cao su rồi đem bán thì chẳng thấy lãi ở đâu. Ông Thịnh lấy ví dụ, giả sử làm một chiếc bánh tráng từ bột gạo có giá 1.000 đồng, bây giờ làm giả thì người ta phải chọn nguyên liệu nào đó làm một cái bánh tráng chỉ tốn 2-3 đồng thôi chẳng hạn. Sau đó đem bán ra ngoài thị trường gấp 10 lần lên, vừa rẻ vừa hút được người mua thì còn đáng bàn.
"Nhưng trong thực tế, 1kg gạo có giá khoảng 20.000 VNĐ, 1kg chất dẻo ít nhất cũng phải 50.000 VNĐ. Chưa kể, công nghệ để làm ra những chiếc màng mỏng cho giống bánh tráng từ chất dẻo cực khó, tốn nhiều tiền bạc, công sức... Thế nên, bánh tráng làm giả từ cao su là chuyện vô lý hết sức", ông Thịnh khẳng định.
Bánh tráng bị vạch trần làm giả, trứng làm từ cao su... những video này toàn là rác trên mạng xã hội, hết sức vớ vẩn, gây hoang mang xã hội.
Vị chuyên gia cho biết thêm, những video, clip trên mạng xã hội hiện nay tập trung vào câu view giật gân, thu hút người xem, dọa người xem. Đây là một chiêu trò lừa đảo người dùng chứ không phải cung cấp kiến thức gì cả, người dân nên tỉnh táo, tránh bị hoang mang những thứ không đáng.
"Bánh tráng bị vạch trần làm giả, trứng làm từ cao su... những video này toàn là rác trên mạng xã hội, hết sức vớ vẩn, gây hoang mang xã hội. Người dân không nên tin và bị định hướng sai lệch", chuyên gia khẳng định.
Bị chỉ trích vì làm clip Lookbook, nữ YouTuber phẫn nộ, chỉ trích "Chẳng có gì sai khi thay quần áo ở nhà, những kẻ lên án cũng xem chán rồi đấy thôi" Ngay sau đó, cô nàng YouTuber tiếp tục thị phạm cho người xem với một màn Lookbook nóng bỏng và được rất nhiều fan ủng hộ. Trên YouTube gần đây, một trong số các nội dung phổ biến, dễ làm và dễ mang tới tỷ lệ tương tác cao nhất chính là Lookbook. Hiểu theo một cách đơn giản thì những cô nàng...