Hai phút “liếc mắt” quanh xe, bạn sẽ có hành trình an toàn hơn
Với những chuyến đi bằng ô tô dù ngắn hay dài thì bạn cũng nên quan sát một vòng trước khi nổ máy di chuyển. Việc này thường chỉ mất không quá 2 phút nhưng sẽ giúp bạn có một hành trình an toàn hơn.
Cuộc sống bận rộn hoặc cũng có thể do thói quen nên rất nhiều người chỉ biết lái mà không hề có sự quan sát hay kiểm tra xe ô tô trước khi khởi hành. Theo một số chuyên gia lái xe an toàn, cần bỏ ngay thói quen ra xe là ngồi lên đi ngay. Bạn nên bỏ ra 1-2 phút để kiểm tra một vòng quanh xe trước khi khởi động máy và di chuyển.
Việc quan sát dù chỉ bằng mắt thường nhưng cũng có thể phát hiện được những vấn đề của chiếc xe và giúp bạn có một hành trình an toàn, thuận lợi hơn.
Những bộ phận bên ngoài cần “soi” trước khi bước vào trong xe như sau:
1. Lốp xe:
Lốp là bộ phận dễ dàng kiểm tra bằng mắt thường
Quan sát lốp xe ô tô là việc rất quan trọng trước mỗi chuyến đi. Một chiếc xe có thể bị non hơi hoặc dính đinh từ lúc nào không biết. Nếu chiếc xe di chuyển trong tình trạng non hơi, hết hơi sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của xe.
Nếu phát hiện chiếc xe có vấn đề về lốp như non hơi, có đinh găm vào,… bạn phải kịp thời bổ sung ngay bằng bơm mini hoặc đến đến gara gần nhất để xử lý triệt để trước khi ra đường trường.
2. Gầm xe
Dưới gầm xe tiết lộ rất nhiều trạng thái an toàn của một chiếc ô tô
Khi quan sát quanh xe, bạn nên “ngó” cả khu vực gầm xe xem có chướng ngại vật gì vô tình lọt vào bên trong như mảnh gỗ, gạch đá hay đinh ốc hay không. Nếu không quan sát, có thể bánh xe chèn qua những chướng ngại vật này gây khó khăn khi di chuyển.
Đồng thời bạn cần quan sát xem có vết dầu máy hay không. Nếu có, hãy kiểm tra kỹ hơn ở khoang động cơ để tìm cách khắc phục, sửa chữa. Trên thực tế, nhiều chiếc xe bị chảy dầu lâu ngày dẫn tới cạn dầu mà chủ xe không biết, gây ra những hỏng hóc nặng cho động cơ.
Video đang HOT
Quan sát gầm xe đôi khi chúng ta còn thấy cả… phân chuột, điều này chứng tỏ những “anh chí” đã trú ngụ tại khoang động cơ của bạn dẫn tới nguy cơ một số dây điện, dây dẫn có thể đã bị cắn.
3. Sơn xe
Kiểm tra tình trạng xe, nước sơn bên ngoài xem có xước xát gì không
Chiếc xe của bạn dù đỗ tại một nơi an toàn thì cũng có thể bị các phương tiện khác va quệt và làm tróc sơn, thậm chí móp méo. Do đó, trước khi di chuyển ra khỏi bãi đỗ, bạn cần kiểm tra xem chiếc xe có gặp vấn đề này hay không.
Nếu không may trên xe xuất hiện các vết móp méo hoặc tróc sơn,… bạn cần kịp thời xác minh ngay với bộ phận trông giữ để làm rõ trách nhiệm.
4. Kính xe
Các kính xe, đặc biệt là phía trước kính lái và bên dưới cần gạt mưa cần phải được làm sạch trước mỗi chuyến đi
Nếu bạn đỗ xe ngoài trời, khu vực kính lái là nơi dễ đọng rất nhiều bụi bẩn, lá cây, cành cây nhỏ. Nếu cứ thế điều khiển xe sẽ ảnh hưởng nhất định đến tầm quan sát, thậm chí cành lá cây, bụi bẩn bám vào khiến gạt mưa hoạt động kém, có thể gây xước kính,…
Do đó, các chuyên gia khuyên bạn, hãy bỏ ra khoảng 10-15 giây để loại bỏ hết các vật lạ trên khu vực kính lái cũng như các cửa kính trước khi di chuyển.
5. Quan sát dưới nắp ca-pô:
Kiểm tra các bộ phận dưới nắp ca-pô chỉ mất khoảng 30-45 giây.
Bật nắp ca-pô không quá mất thời gian nhưng nhiều người tỏ ra “ngại” khi làm điều này. Tuy vậy, trước mỗi chuyến đi xa, bạn rất nên mở nắp ca-pô ra để kiểm tra, thông thường chỉ mất khoảng 30-45 giây để quan sát bộ phận này.
Khi mở khoang động cơ, bạn nên kiểm tra xem động cơ có dấu hiệu rò rỉ dầu hay không. Ngoài ra nên kiểm tra nước làm mát, nước rửa kính,… Nếu thiếu cần bổ sung ngay.
Đồng thời, nếu trong khoang máy có nhiều lá khô kẹt vào, bạn cũng nên làm sạch bởi trong khi di chuyển, nhiệt độ khoang máy rất cao có thể làm cháy lá cây, rất nguy hiểm.
Các chuyên gia cũng khuyên rằng, người lái không chỉ tập thói quen quan sát xe trước khi khởi hành mà sau mỗi chuyến đi cũng nên kiểm tra xung quanh một lượt xem có gì bất thường hoặc có quên gì không.
Như vậy, chỉ cần bỏ ra khoảng 2 phút trước khi khởi hành bằng cách quan sát xung quanh xe, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chiếc xe của mình và có những chuyến đi an toàn hơn.
Nếu không may có gì bất thường thì đây là khoảng thời gian bạn vẫn có thể dễ dàng khắc phục, qua đó giảm thiểu rủi ro phát sinh trên đường.
Kinh nghiệm "vàng" lái xe an toàn trong trời mưa bão lớn
Nếu bắt buộc phải di chuyển trong mùa mưa bão, người điều khiển cần nắm được một số kinh nghiệm lái xe để tránh gặp phải tình huống nguy hiểm.
Kinh nghiệm "vàng" lái xe an toàn trong trời mưa bão lớn. Ảnh minh hoạ: Chân Phúc.
Kiểm tra tình hình thời tiết trước khi xuất phát
Việc chuẩn bị trước là rất cần thiết khi bắt đầu một chuyến hành trình. Người lái nên tìm hiểu những hình thái thời tiết có thể xảy ra trong điều kiện mưa bão. Ví dụ như mưa to hay nhỏ, có gió lốc hay không... thậm chí lốc xoáy, mưa đá, ngập lụt...
Kiểm tra tình trạng xe chu đáo
Khi lái xe dưới trời mưa, người lái sẽ không mong muốn xe xảy ra hỏng hóc. Vì vậy, người lái cần kiểm tra tổng thể chiếc xe trước khi di chuyển. Tuyệt đối không bỏ qua các bộ phận quan trọng như phanh xe, hệ thống đèn, các lốp...
Nên nạp đầy bình nhiên liệu để tránh tình trạng hết xăng. Xe ôtô có thể kẹt trong vùng ngập lụt hoặc bùn lầy khi xảy ra mưa bão. Vì vậy người lái nên chuẩn bị sẵn những vật dụng cần thiết như: nước sạch, bộ đồ sơ cứu, đèn pin, sạc điện thoại...
Đi chậm, không nên phanh gấp
Nếu cơn mưa lớn đột nhiên xất hiện, người lái cần giảm chân ga hay bỏ chân ga để tốc độ giảm dần dần thay vì đạp phanh gấp. Việc nhấn phanh gấp sẽ khiến xe có thể bị văng và trượt dài trên đường, nhất là khi đường đang rất trơn do nước mưa và dầu máy hòa lẫn với nhau.
Bật máy lạnh, quan sát gương chiếu hậu và gương sườn
Nhiệt độ trong xe và nhiệt độ thời tiết bên ngoài sẽ chênh lệch nhau khi bắt đầu có mưa. Điều này khiến kính xe bị mờ và người lái khó có thể quan sát phía bên ngoài xe. Một trong những mẹo xử lý kính lái bị mờ đó là bật hệ thống điều hòa.
Thao tác này sẽ giúp xe cân bằng nhiệt độ với môi trường bên ngoài và xóa đi màn sương đọng trên kính. Quan sát gương chiếu hậu cũng là điều cần thiết để lái xe an toàn khi trời mưa.
Không sử dụng hệ thống kiểm soát hành trình
Hệ thống kiểm soát hành trình sẽ hạn chế quyền kiểm soát của người lái ở một mức nào đó. Khi xảy ra những tình huống bất ngờ, người lái sẽ khó có thể phản ứng kịp. Hãy tắt hệ thống kiểm soát hành trình để lái xe dưới trời mưa an toàn.
Giữ khoảng cách với các phương tiện khác
Trong điều kiện mưa bão lớn, việc giữ khoảng cách an toàn khi lái xe là rất cần thiết. Giữ khoảng cách an toàn sẽ giúp người lái xử lý được các tình huống bất ngờ tốt hơn, tránh va chạm với các phương tiện khác.
Theo kinh nghiệm lái xe, trong vòng 3s, xe có thể đi được khoảng 33m, vậy khoảng cách an toàn theo qui tắc 3s sẽ là 33m.
Đỗ xe vào lề nếu tầm quan sát bị hạn chế
Trong trường hợp mưa quá lớn, người lái nên đỗ xe vào nơi an toàn, bật đèn cảnh báo để thông báo cho xe khác và chờ đến khi cơn mưa ngưng bớt. Không nên cố gắng di chuyển nếu trời mưa quá lớn.
Cảnh giác kể cả khi cơn bão đã qua
Ngay cả khi đã tạnh mưa và lặng gió, mặt đường vẫn ẩn chứa nhiều nguy hiểm như trơn, bùn lầy, vũng nước ngập, hố ga bị trôi nắp... nên người lái vẫn giữ nguyên tình trạng di chuyển chậm và cẩn thận quan sát xung quanh.
Luôn thắt dây an toàn
Đeo dây an toàn không chỉ giúp giảm tỉ lệ thương vong khi xảy ra tai nạn ở điều kiện thời tiết thông thường mà còn có thể hạn chế nguy hiểm khi trời mưa. Nếu xe bị trượt dài thì dây an toàn sẽ giúp người ngồi trong xe hạn chế bị va đập.
Những rủi ro khi mua ôtô ngân hàng thanh lý Giá cao, thời gian lưu kho dài, thủ tục phức tạp là những vấn đề mà người mua xe thanh lý của ngân hàng dễ gặp. Xe thanh lý mà các ngân hàng bán ra là xe do các cá nhân, công ty mua dưới hình thức trả góp nhưng không còn khả năng trả nợ, nên bị ngân hàng thu hồi và...