Hải Phòng: Tố nhau vì đấu thầu bất thường
Dự án đầu tư chỉnh trang sông Tam Bạc có giá trị đầu tư hơn 1.454 tỉ đồng, được TP.Hải Phòng giao UBND quận Hồng Bàng làm chủ đầu tư với nhiều hạng mục công trình.
Dự án có quy mô 253.686,8 m2 với 13 gói thầu. Đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng quận Hồng Bàng (viết tắt là BQLDA quận Hồng Bàng) thực hiện mời thầu gói thầu số 13 nạo vét lòng sông, thời gian bán hồ sơ thầu từ ngày 5 đến 25.4.
Đến đầu tháng 5.2018, khi chủ đầu tư thông báo kết quả Công ty TNHH Bình Thành là đơn vị trúng thầu với giá gần 24 tỉ đồng, một số DN tham gia đấu thầu đồng loạt đã có đơn đến các cơ quan chức năng tố cáo quá trình đấu thầu gói số 13 không minh bạch, BQLDA quận Hồng Bàng cố tình “ôm” hồ sơ đấu thầu…
Theo phản ánh của các DN, hồ sơ mời thầu mở bán từ ngày 5.4 nhưng phải đến hơn 10 ngày sau, họ mới mua được hồ sơ mời thầu. Rất nhiều công ty chỉ được mua hồ sơ mời thầu trước thời điểm mở thầu 1 ngày khiến họ trở tay không kịp. Quá trình nghiên cứu hồ sơ, các DN thấy rằng nhiều tiêu chí yêu cầu quá cao để “làm khó” các đơn vị tham gia đấu thầu. Đặc biệt, các DN đã phát hiện một hiện tượng bất thường là cùng một gói thầu số 13 nhưng chủ đầu tư đã phát hành 2 loại hồ sơ mời thầu khác nhau.
Theo ông Trần Văn Đức, Giám đốc Công ty TNHH Vương Phát, trong nhiều ngày, đại diện công ty tới hỏi mua hồ sơ nhưng bất thành. Sau khi biết Công ty CP Phát triển logistics Quang Minh mua được hồ sơ mời thầu (từ ngày 16.4), Vương Phát lại cho người đến nhưng ngày 23.4, mới mua được một bộ hồ sơ mời thầu. Tuy nhiên, 2 DN này phát hiện 2 bộ hồ sơ này có nhiều nội dung khác nhau. Bài thầu trong hồ sơ của Quang Minh mua khó hơn rất nhiều so với của Vương Phát nên Quang Minh bỏ cuộc.
Trước câu hỏi phải chăng chủ đầu tư đã thực hiện không minh bạch, cố tình “ôm” hồ sơ đấu thầu, ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc BQLDA quận Hồng Bàng, cho biết: “Do chúng tôi bận nhiều việc nên có thể DN đến chưa mua được hồ sơ ngay nhưng sau đó các DN đều được mua hồ sơ mời thầu”. Cũng theo ông Lộc, nguyên nhân phát ra 2 loại hồ sơ mời thầu khác nhau trong 1 gói thầu số 13 là do sơ suất của cán bộ bán hồ sơ đã lấy nhầm 2 bộ hồ sơ dự thảo (không phải phiên bản chính thức cuối cùng) bán cho 2 DN.
Ông Nguyễn Văn Lộc cũng cho hay có những biểu hiện bất thường trong hồ sơ dự thầu của DN. Cụ thể, trong hồ sơ dự thầu của Công ty Vương Phát, Văn bản 9001 ngày 19.12.2017 của UBND TP.Hải Phòng về việc cho phép DN này đổ vật liệu nạo vét vào khu vực mặt bằng dự án khu du lịch quốc tế Đồi Rồng. Thấy văn bản này có dấu hiệu tẩy xóa, chủ đầu tư đã tới văn phòng UBND kiểm tra và phát hiện nhiều điểm lạ. Theo đó, có 1 văn bản mang số 9001, ngày 19.12.2017 nhưng nội dung là “lắp đặt màn hình LED tại một số tuyến đường chính của Đài Phát thanh và Truyền hình TP.Hải Phòng”. Mặt khác, Văn bản số 9004, cũng ngày 19.12.2017, của UBND TP.Hải Phòng có nội dung rất giống văn bản trong hồ sơ dự thầu của Công ty Vương Phát. Tuy nhiên, đơn vị được UBND TP đồng ý cho đổ vật liệu nạo vét vào khu vực mặt bằng dự án khu du lịch quốc tế Đồi Rồng lại là Công ty Phúc Nam.
Video đang HOT
Theo Trọng Đức (Người lao động)
Nghĩa địa tàu thuyền trên sông ở Hải Phòng
Một xóm chài với hàng chục hộ dân sinh sống trên những chiếc tàu thuyền cũ nát ở trung tâm thành phố Hải Phòng.
Sông Tam Bạc chảy qua trung tâm TP Hải Phòng có chiều dài khoảng 2 km.
Ở ven sông, nằm trên địa phận 2 phường Quang Trung và Minh Khai (quận Hồng Bàng), có một xóm chài nghèo và nơi trú ngụ của họ là tàu thuyền cũ nát, chắp vá.
Đầu những năm 1990, xóm chài chỉ có một số hộ dân đến từ huyện Thủy Nguyên và An Lão (Hải Phòng) làm nghề đăng đó, chài lưới, mò sắt vụn ven sông. Về sau, xóm chài đón thêm nhiều người đến từ Hải Dương và Nam Định.
Người xóm chài sử dụng tàu thuyền tự chế đã hư hỏng, trong đó có các xác tàu bằng xi măng để làm nơi ở, vì vậy nơi đây còn được gọi là "nghĩa địa tàu thuyền".
Ở xóm chài, nhiều hộ 5-7 người cư ngụ trên một chiếc thuyền chỉ rộng 15-20 m2.
Để lên phố đi chợ, buôn bán nhỏ, dân xóm chài sử dụng cầu gỗ.
Cuộc sống tạm bợ của người dân trên những chiếc tàu thuyền cũ nát khiến lòng sông bị thu hẹp, ô nhiễm, mất mỹ quan đô thị.
Một chiếc tàu bê tông cũ được rao bán cho những ai muốn tìm nơi "che mưa, che nắng" ở xóm chài.
Qua thời gian, nguồn lợi thủy sản khan hiếm, sắt vụn hết, nhiều người dân ở xóm chài đã lên bờ hoặc về quê sinh sống, hiện còn gần 40 hộ dân bám trụ trong các con thuyền cũ nát.
Ông Dương Đình Ổn, Phó chủ tịch UBND quận Hồng Bàng cho biết, quận đang lên kế hoạch giải tỏa "xóm chài" tự phát dọc tuyến sông Tam Bạc; bốc xúc các tàu, thuyền cũ nát đi nơi khác... để xây dựng đường Tam Bạc và Thế Lữ chạy dọc 2 bên bờ sông thành phố đi bộ.
Giang Chinh
Theo VNE
Vì sao chỉ định thầu dự án BOT? Trả lời câu hỏi của ĐB vì sao chỉ định thầu dự án BOT, Bộ trưởng Bộ GTVT thưa nhân môt sô dư an đươc chi đinh thâu, tiên đô keo dai gây lang phi do cac nha thâu tham gia nhiêu dư an, trung nhiêu dư an ơ cac đia phương dân đên yêu kem năng lưc tai chinh một thơi điêm,...