Hải Phòng: Số hóa thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả giáo dục
Ngành Giáo dục Hải Phòng triển khai thành công phần mềm quản lý trường học trực tuyến tới 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn; thí điểm học bạ, hồ sơ điện tử; quản lý văn bản trực tuyến…
Người dân đến làm thủ tục tại bộ phận 1 cửa của Sở GD&ĐT.
Điều này đem lại sự tiện lợi, nhanh chóng trong xử lý công việc của ngành, thuận lợi cho các nhà trường và phụ huynh học sinh, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục.
Thầy Phạm Quang Tâm – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thủy Triều, huyện Thủy Nguyên chia sẻ: Nhà trường có hơn 1.200 học sinh. Quá trình làm công tác tuyển sinh với lớp 1 của nhà trường khá thuận lợi. Qua con số phổ cập giáo dục và danh sách học sinh từ bậc mầm non, trường rà soát nắm số lượng học sinh đầu vào để tính toán phương án tuyển sinh phù hợp.
Với học sinh lớp 5, nhờ có học bạ điện tử nhà trường không mất nhiều thời gian trả hồ sơ cho phụ huynh, việc chuyển hồ sơ cho các em khá thuận lợi. Có sổ liên lạc điện tử, mọi thông tin hàng ngày của các em đều được giáo viên chuyển tải đến phụ huynh học sinh, từ đó công tác phối hợp quản lý, giáo dục hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) giải quyết thủ tục hành chính thuận lợi đem lại sự hài lòng cho phụ huynh. Bà Nguyễn Thị Vân Anh – Trưởng phòng GD&ĐT quận Hồng Bàng cho hay: Tuyển sinh trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh học sinh và giảm thiểu tối đa thời gian phụ huynh phải đến trường làm thủ tục.
Chỉ cần tra thông tin tuyển sinh của nhà trường, phụ huynh có thể nộp hồ sơ trực tuyến. Việc này giúp nhà trường thuận lợi trong đánh giá số lượng học sinh trên địa bàn theo học, tính toán số lượng tuyển sinh ngoài địa bàn theo chỉ tiêu được duyệt; công tác duyệt hồ sơ gọn gàng, khoa học hơn.
Chị Nguyễn Thị Thu Hằng (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng) năm học này có con gái vào lớp 1. Chị muốn cho con theo học Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng cùng quận. Ban đầu nhận thông tin quận tuyển sinh qua mạng khiến chị khá lo lắng vì sợ thủ tục phức tạp và chưa được làm quen.
Nhưng theo dõi thông báo của nhà trường trên Fanpage, được sự hướng dẫn tỉ mỉ cũng như những quy định về công tác tuyển sinh nên chị thao tác đăng ký cho con. Sau khi đăng ký thành công, dựa vào thời gian nhà trường thông báo, chị mang hồ sơ đến đối chiếu và làm thủ tục nhập học một cách nhanh chóng.
Nhờ ứng dụng CNTT, cải cách hành chính mà bộ phận một cửa của Sở GD&ĐT TP giải quyết công việc thuận lợi, rút ngắn thời gian trả kết quả cho học sinh. Anh Vũ Duy Hoàng, thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh), chia sẻ: Tháng 5 vừa qua, gia đình đưa 2 con về Hải Phòng thăm gia đình.
Do dịch diễn biến căng thẳng không về được TP Hồ Chí Minh, anh Hoàng đã gửi đơn đề nghị xin học tạm cho con tới Sở GD&ĐT. Không phải chờ lâu hay đi lại nhiều lần, anh nhanh chóng được bộ phận chức năng của Sở hướng dẫn hoàn thiện thủ tục giấy tờ, giúp 2 con của anh sớm được học tập tại Hải Phòng theo kịp chương trình.
Chị Đào Thị Bích Thủy, nhân viên văn thư Trường THPT An Dương, huyện An Dương chia sẻ: Một trong những thủ tục hành chính được cải cách theo hướng đơn giản, tạo thuận lợi tối đa cho người dân là việc cấp lại bản sao bằng tốt nghiệp.
Thay vì nộp đơn xin cấp bản sao có xác nhận của chính quyền, nhà trường, người dân có thể nộp hồ sơ trực tuyến hoặc trực tiếp đến bộ phận một cửa của Sở làm thủ tục. Việc nhận kết quả cũng có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ bưu chính công ích hoặc đến bộ phận một cửa của Sở. Thời hạn nhận kết quả rút xuống còn từ 1 – 3 ngày, qua đó giảm bớt thời gian và công sức đi lại của người dân…
Hà Nội phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2021
UBND TP.Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
TP.Hà Nội giao Sở Công thương triển khai các biện pháp bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn. Ảnh: Phúc Nguyên
Ngày 1/9, UBND TP.Hà Nội ban hành Văn bản số 2873/UBND-KT về việc thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Để phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2021, UBND TP.Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ tại Chương trình hành động số 14/CTr-UBND ngày 19/1/2021 của UBND thành phố; đồng thời quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững theo tinh thần tại Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ.
Theo đó, thành phố giao Sở Tài chính tiếp tục tham mưu UBND thành phố trong việc tiết kiệm chi thường xuyên, ưu tiên dành nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, đột xuất khác. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan hoàn thiện quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố. Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh cải cách, cắt giảm ngay thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, bảo đảm thực chất, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
UBND thành phố cũng giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu UBND thành phố trong việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; chủ động có giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chuyển đổi số; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.
Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; các chủ đầu tư tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND thành phố, chủ tịch UBND thành phố về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của cơ quan, địa phương, đơn vị.
Sở Công thương chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tích cực triển khai các biện pháp bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn, thúc đẩy xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông sản và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trên thị trường trong nước.../.
Đề nghị sửa đổi quy định để nhiều người dân, doanh nghiệp được hỗ trợ từ gói 26.000 tỉ đồng Bộ Lao động - thương binh và xã hội vừa có tờ trình gửi Chính phủ đề nghị sửa đổi, bổ sung nghị quyết 68 (gói 26.000 tỉ đồng) về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Tờ trình của Bộ LĐ-TB&XH cắt giảm tối đa các thủ...