Hải Phòng muốn Bí thư Thành ủy là Ủy viên Bộ Chính trị
Các ý kiến tại phiên họp của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng cho rằng thành phố nên đề xuất Bộ Chính trị về việc Bí thư Thành ủy Hải Phòng là Ủy viên Bộ Chính trị, đồng thời thêm một Ủy viên Trung ương Đảng trong ban lãnh đạo thành phố.
Vừa qua, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã họp bàn về dự thảo đề án “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”.
Tại buổi làm việc, các ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy đã nghe báo cáo, tờ trình về đề án, bao gồm: những kết quả nổi bật; những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các kiến nghị và tổ chức thực hiện…
Về định hướng phát triển những năm tới, các ý kiến đề nghị bổ sung thêm phần quan điểm trong tờ trình trình Bộ Chính trị. Trong đó phải làm rõ quan điểm xây dựng và phát triển Hải Phòng không chỉ vì riêng thành phố mà vì cả vùng, cả miền Bắc và cả nước. Từ đó, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các bộ, ngành Trung ương cùng chung tay, góp sức với Hải Phòng để thực hiện.
Trong phần mục tiêu tổng quát, các ý kiến đề nghị bổ sung thêm Hải Phòng là trọng điểm của chiến lược biển; nhấn mạnh thêm về vai trò cửa chính ra biển của miền Bắc khi hiện tại đã có sự thay đổi về “chất”, kết nối thẳng tới các châu lục với chi phí tối ưu nhất. Về xây dựng đô thị đặc biệt, cần rà soát cụ thể các tiêu chí của đô thị loại 1 và có lộ trình xây dựng cụ thể.
Các ý kiến cũng đề cập việc đề nghị Bộ Chính trị quan tâm chỉ đạo ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho Hải Phòng, nhất là cơ chế, chính sách về công tác cán bộ; công tác tài chính, ngân sách; huy động nguồn lực; tăng cường phân cấp, phân quyền cho thành phố…
Video đang HOT
Cụ thể, trong dự thảo nghị quyết mới dành cho Hải Phòng nên đề xuất về việc Bí thư Thành ủy Hải Phòng là Ủy viên Bộ Chính trị, đồng thời có thêm một Ủy viên Trung ương Đảng trong ban lãnh đạo thành phố.
Đi cùng với đó là những cơ chế, chính sách về tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức; cơ chế, chính sách đặc thù về tài chính, ngân sách; cơ chế về phân cấp cho thành phố trong phê duyệt các dự án đầu tư có tổng mức đầu tư trên 5.000 tỷ đồng không phải là nguồn vốn ngân sách; cho phép Hải Phòng được quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất lúa dưới 50 ha phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có cơ chế để Hải Phòng hình thành thêm các khu dịch vụ tài chính…
Theo Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành, Ban Thường vụ Thành ủy sẽ tiếp tục tổ chức các hội nghị Thành ủy mở rộng; các hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học… phấn đấu tới ngày 25/8 cơ bản hoàn thành các nội dung tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 32 và cuối tháng 8 trình Bộ Chính trị cho ý kiến, ban hành nghị quyết mới về sự phát triển của Hải Phòng.
Vĩnh Chi
Theo vietnamfinance
Bộ Chính trị kết luận thế nào về 6 mô hình thí điểm sắp xếp bộ máy?
Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký ban hành Kết luận của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18, ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư (ảnh Đàm Duy).
Sáu mô hình thí điểm được nêu trong Kết luận của Bộ Chính trị đều được cụ thể hóa rõ đối tượng, rõ việc, rõ trách nhiệm, có sự phân cấp, phân quyền trong triển khai thực hiện.
Về thí điểm kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy và cơ quan chuyên môn của chính quyền có chức năng, nhiệm vụ tương đồng cấp tỉnh, cấp huyện ở những nơi có đủ điều kiện, kết luận nêu rõ, giao cho ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương, chủ động lựa chọn thực hiện mô hình thí điểm. Người được phân công kiêm nhiệm là người đứng đầu cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy và cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp; là ủy viên ban thường vụ cấp ủy (hoặc cấp ủy viên) và là ủy viên UBND theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Về thí điểm hợp nhất cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy với cơ quan chuyên môn (hoặc tham mưu) thuộc UBND có chức năng, nhiệm vụ tương đồng cấp tỉnh, cấp huyện ở những nơi có đủ điều kiện, Bộ Chính trị giao ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình, điều kiện cụ thể của địa phương, chủ động lựa chọn địa bàn cơ quan, xây dựng, phê duyệt và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện mô hình thí điểm.
Một số chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cũ không tương đồng thì có thể chuyển cho cơ quan tương đồng khác để bảo đảm hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn, giúp việc.
Riêng đối với việc hợp nhất cơ quan ủy ban kiểm tra và thanh tra, thực hiện quy trình bầu cử ủy viên, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra theo Quy chế bầu cử trong ảng, bổ nhiệm kiểm tra viên theo quy định của ảng; sau đó, thực hiện quy trình bầu cử, bổ nhiệm các chức danh thanh tra viên, chánh thanh tra, phó chánh thanh tra theo quy định của Nhà nước.
Khi hợp nhất, số lượng lãnh đạo cấp phó của cơ quan hợp nhất không vượt quá tổng số lãnh đạo cấp phó hiện có của các cơ quan thành viên; đồng thời, xây dựng lộ trình cơ cấu lại để đến hết năm 2020, có số lượng lãnh đạo cấp phó của cơ quan hợp nhất theo quy định.
Về thí điểm trưởng ban dân vận cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban Mặt trật Tổ quốc (MTTQ) cấp tỉnh, cấp huyện ở những nơi có đủ điều kiện, Bộ Chính trị giao ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế tại địa phương chủ động lựa chọn thực hiện thí điểm ở cấp huyện; Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Dân vận Trung ương, ảng đoàn MTTQ Việt Nam làm việc và thống nhất với ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy nơi có điều kiện để thí điểm mô hình này.
Kiện toàn chức danh kiêm nhiệm thực hiện theo trình tự phân công ủy viên ban thường vụ, trưởng ban dân vận cấp ủy trước, sau đó giới thiệu để Ủy ban MTTQ hiệp thương chức danh Chủ tịch Ủy ban MTTQ theo quy định của iều lệ MTTQ Việt Nam và hướng dẫn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Về tổ chức lại đảng bộ khối doanh nghiệp cấp tỉnh được giao cho ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, chủ động lựa chọn mô hình, xây dựng, phê duyệt đề án, các quy định cụ thể và lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức lại các đảng bộ khối doanh nghiệp cấp tỉnh.
Về thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện được giao cho ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế tại địa phương, chủ động lựa chọn mô hình hợp nhất, xây dựng, phê duyệt đề án và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện thí điểm; trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc báo cáo đề xuất Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ xem xét, hướng dẫn.
Về thí điểm hợp nhất văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội, văn phòng HND và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một văn phòng tham mưu, giúp việc chung ở những nơi có đủ điều kiện, giao cho ảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ tập trung chỉ đạo thực hiện thí điểm.
Bộ Chính trị giao Ban cán sự ảng Chính phủ chủ trì, phối hợp Ban Tổ chức Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, quy định mẫu dấu cho các cơ quan thực hiện thí điểm hợp nhất và hướng dẫn việc khắc dấu, quản lý và sử dụng thống nhất trong toàn quốc...
Theo Danviet
Chủ tịch nước giáng cấp bậc hàm đối với ông Bùi Văn Thành, Trần Việt Tân Ngày 8.8, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký các quyết định giáng cấp bậc hàm cấp tướng Công an nhân dân đối với ông Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành. Ông Bùi Văn Thành (trái) và ông Trần Việt Tân vừa bị Chủ tịch nước quyết định giáng cấp hàm ẢNH QUOCHOI.VN - TTXVN Quyết...