Hải Phòng: Lượng phương tiện tăng đột biến, nhiều xe vẫn phải quay đầu
Lượng phương tiện giao thông qua các chốt kiểm dịch của Hải Phòng tăng đột biến và nhiều xe ô tô đến từ các vùng dịch phải quay đầu sau khi có chỉ đạo mới của Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng trong phòng chống dịch Covid-19.
Sau khi Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng có chỉ đạo mới trong công tác phòng chống dịch Covid-19, sáng 16/4 PV Dân Việt đã có mặt ở một số chốt kiểm dịch trên địa bàn TP.Hải Phòng để ghi nhận thực tế việc triển khai tại các cửa ngõ của thành phố.
Tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 đặt tại Quốc lộ 5 (trên địa phận huyện An Dương) và chốt kiểm dịch nút giao đường cao tốc với tỉnh lộ 356 (trên địa phận quận Hải An), trong sáng 16/4, lực lượng chức năng vẫn tiến hành kiểm tra các phương tiện vào thành phố, yêu cầu người dân khai báo y tế, xuất trình giấy tờ liên quan.
Theo quan sát của PV, tại đây lượng phương tiện giao thông tăng nhiều hơn so với mọi ngày, nhiều ôtô đi từ vùng có dịch như Bắc Ninh, Hà Nội đến Hải Phòng phải quay đầu.
Lực lượng chức năng kiểm tra các phương tiện ra, vào TP.Hải Phòng.
Ghi nhận của PV Dân Việt, các phương tiện xe máy cũng được kiểm tra y tế. Nhiều công nhân, lao động từ Hải Dương (địa phương không nằm trong nhóm nguy cơ cao) trong sáng nay đã được vào thành phố làm việc sau khi xuất trình xác nhận của công ty hoặc địa phương nơi cư trú.
Tại khu công nghiệp Nomura, sáng 16/4, công nhân quay trở lại làm việc đông đúc. Các doanh nghiệp vẫn thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch từ cổng nhà máy như đo thân nhiệt, yêu cầu công nhân sát khuẩn tay, đeo khẩu trang trước khi vào nhà máy nhằm hạn chế các nguy cơ lây lan dịch Covid-19 trong công nhân.
Một cán bộ công an Hải Phòng làm việc tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 đặt tại quốc lộ 5 thông tin, ngay từ sáng 16/4, các phương tiện đến từ địa phương trong nhóm nguy cơ cao lây lan dịch Covid-19 (Bắc Ninh, Bình Thuận, Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Hà Tĩnh và Tây Ninh) được kiểm soát chặt chẽ. Các trường hợp vào Hải Phòng không có lý do chính đáng đều được yêu cầu quay đầu xe, không vào thành phố.
Tính đến 13h ngày 16/4, các cán bộ ở chốt đã kiểm tra khoảng 600 lượt phương tiện giao thông đến từ các tỉnh thành khác nhau và yêu cầu 37 xe ô tô đến từ các vùng dịch phải quay đầu.
Cán bộ công an này cho biết thêm, hôm nay phương tiện giao thông về Hải Phòng tăng đột biến so với mọi ngày, lực lượng công an, quân đội, y tế phải làm việc hết công suất để tránh ùn tắc giao thông.
Giải thích về lý do các phương tiện giao thông tăng đột biến, cán bộ công an này cho biết: “Có lẽ người dân đã nắm được chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng nên lượng phương tiện về Hải Phòng tăng đột biến”- vị cán bộ công an cho biết.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 16/4, theo ghi nhận của PV Dân Việt tại khu vực nội thành của TP.Hải Phòng, hàng quán, địa điểm vui chơi, giải trí, công viên, vườn hoa vẫn chưa được mở cửa, người dân hạn chế ra đường theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng để phòng chống dịch Covid-19.
Hàng quán ở Hải Phòng vẫn đóng cửa.
Trước đó, như Dân Việt đã đưa tin, từ ngày 16/4, TP.Hải Phòng chỉ áp dụng kiểm soát đối với người và xe từ các địa phương có dịch tới, các địa phương không có dịch tự do ra vào thành phố. Các khu vui chơi giải trí tiếp tục tạm dừng hoạt động để kiểm soát chặt dịch Covid-19.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP, Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 thành phố đã ban bành văn bản số 2808 điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch. Theo đó, từ 0h ngày 16/4, tạm dừng hoạt động của các tổ kiểm soát dịch ở các thôn, tổ dân phố.
Cho phép các bến phà, bến đò kết nối với các tỉnh Thái Bình, Hải Dương hoạt động trở lại nhưng chỉ hoạt động từ 6h-8h và 16h-18h hàng ngày; cho phép 50% số đầu xe của từng hãng taxi được hoạt động trong phạm vi thành phố và số người trên xe chỉ dưới 50% số ghế.
Các cơ quan hành chính nhà nước bố trí 50% số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đến cơ quan làm việc, số còn lại làm việc tại nhà và chỉ tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính của công dân đối với các trường hợp không thể thực hiện qua giao dịch điện tử.
Các điểm chốt giao thông giáp ranh cửa ô ra vào thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, từ ngày 16/4, chỉ áp dụng kiểm soát đối với người và xe từ các địa phương có dịch tới; các trường hợp đến từ địa phương không có dịch được vào thành phố mà không phải đi cách ly y tế tập trung, nhưng phải có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi đi.
Được biết, đến ngày 16/4, TP.Hải Phòng chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với Covid-19.
Nguyễn Đại
Hải Phòng chi 269 tỷ tặng quà dân: Lãng phí lớn, cần xem xét lại
Nhiều ý kiến cho rằng việc Hải Phòng chi 269 tỷ đồng tặng ấm chén toàn dân cần phải cân nhắc và xem xét lại vì rất lãng phí.
Năm 2017, tình Vĩnh Phúc chi 65 tỷ đồng mua ấm chén tặng dân nhân kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh. Nhiều ý kiến cũng cho rằng điều này quá phô trương, lãng phí.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, việc Hải Phòng muốn tri ân người dân trong việc đóng góp công lao vào sự phát triển của thành phố, trong đó tặng mỗi một hộ dân có hộ khẩu thường trú ở Hải Phòng một bộ ấm chén và một lá cờ tổ quốc là một ý tưởng tốt. Tuy nhiên, Hải Phòng cần phải xem xét, cân nhắc lại việc này.
"Việc này cần phải cân nhắc lại, tặng quà cũng tốt, giá trị quà không lớn nhưng tính tổng ra lại gần 300 tỷ đồng thì rất lãng phí" - ông Dĩnh nói và nhìn nhận "ấm chén và lá cờ tổ quốc hầu như hộ dân nào cũng mua được, có khi tặng xong người dân không dùng hoặc hỏng hóc thì rất tiếc".
Ông Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, TP.Hải Phòng có thể dùng số tiền trên vào những việc làm thiết thực hơn như đầu tư vào các lĩnh vực phát triển kinh tế, mũi nhọn của thành phố, những công trình chưa hoàn thiện hoặc đầu tư vào các công trình phúc lợi, an sinh xã hội như nhà ở, trường học, công trình công cộng...
"Không thiếu gì cách để TP.Hải Phòng tri ân người dân trong việc đóng góp vào sự phát triển của thành phố. Hải Phòng cần tập trung tất cả sức người, sức của của thành phố để phát triển Hải Phòng một cách mạnh mẽ, đồng đều, đưa đời sống của người dân phát triển tốt, bình đẳng hơn nữa..." - ông Dĩnh nhấn mạnh.
Theo ông Dĩnh: "Lãnh đạo Hải Phòng cũng nói đã rất cân nhắc, đã đưa ra thảo luận rất kỹ trong cấp ủy và đưa ra HĐND quyết. Thời gian qua Hải Phòng cũng đã tập trung cho sự phát triển kinh tế xã hội, khu vực người nghèo... Nhưng theo tôi việc này cũng chưa đủ, Hải Phòng cũng chưa thực sự phải là địa phương phát triển mạnh so với nhiều địa phương khác, trong khi đó, Hải Phòng có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
Vậy nên việc tri ân người dân cần tập trung vào phát triển kinh tế, những vấn đề cốt lõi để phát triển cũng như đầu tư vào những vùng khó khăn... những nơi cần phát triển. Khi nào thấy mạnh quá rồi thì có thể làm nhưng hiện nay thì theo tôi là không nên, chưa cần thiết".
Ông Nguyễn Túc - nguyên Ủy viên thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Túc - nguyên Ủy viên thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa Xã hội, thành viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam khóa 9 nhấn mạnh: "Vì đây là quà tặng dân, dân được hưởng nên do người dân quyết định. Các anh nói đã bàn rất kỹ trong cấp ủy, chính quyền nhưng chưa lấy ý dân mà người dân lại có những nhu cầu khác nhau. Như bộ ấm chén, đối với nhiều gia đình đã có rất nhiều thì họ thấy không cần thiết, cũng có gia đình, người ta cần 500.000 đồng đó làm việc khác, lo chuyện học hành, giấy bút cho con chẳng hạn".
Ông Nguyễn Túc nêu vấn đề, lãnh đạo chính quyền nói việc tặng quà phù hợp ý chí, nguyện vọng của người dân nhưng chính người dân lại có ý kiến ngược lại như thế thì thế nào? "Tôi thấy, chính quyền nên đưa vấn đề ra để dân bàn. Nếu được đăng ký thì sẽ có nhều người dân không muốn nhận quà. Nhà nào cũng có ấm chén, nhà nào cũng có cờ thì lấy làm gì" - ông nói.
ĐBQH Bùi Đức Thụ, thành viên Hội đồng Chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia.
Nhìn nhận ở khía cạnh khác, ĐBQH Bùi Đức Thụ - Thành viên Hội đồng Chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia, cho rằng, chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí đã được luật hóa và được Chính phủ quán triệt thường xuyên. Theo đó, tất cả hội thảo, lễ kỷ niệm, khánh thành, khai trương... không cần thiết thì phải cắt bỏ. Mục đích của việc này để giảm bội chi, giảm áp lực ngân sách.
"Việc tặng quà của Hải Phòng, tiền trích từ khoản chi thường xuyên cũng là tiền ngân sách. Đặt trong bối cảnh nền kinh tế thiệt hại nặng vì dịch Covid-19, theo tôi nên cân nhắc thật cẩn trọng. Chi như vậy sẽ rất lãng phí" - ông Thụ bày tỏ.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 12 (kỳ họp bất thường), HĐND TP.Hải Phòng đã thống nhất chủ trương về việc tặng quà cho người dân thành phố nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2020).
Theo đó, các hộ gia đình có đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng và đang sinh sống trên địa bàn thành phố (tính đến ngày 31/3) sẽ được tặng quà bằng hiện vật. Mỗi suất quà có trị giá 500.000 đồng, gồm 1 bộ ấm chén và 1 lá cờ Tổ quốc. Kinh phí dự kiến là 269 tỷ đồng từ nguồn sự nghiệp xã hội.
Sau khi có thông tin này, một số người dân Hải Phòng cho rằng việc tặng cờ và ấm chén là không phù hợp. Có ý kiến cho rằng trong thời gian này, TP.Hải Phòng có thể dùng số tiền mua khẩu trang, nước sát khuẩn,... phát miễn phí hoặc dùng để xây thêm các công trình phúc lợi cho người dân.
Năm 2017, Kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (01/01/1997 - 01/01/2017), tỉnh Vĩnh Phúc tặng mỗi hộ gia đình có hộ khẩu tại tỉnh một bộ ấm chén. HĐND tỉnh đứng ra chủ trì tổ chức đấu thầu mua sắm. Hai Công ty TNHH Bảo Quang và Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ thương mại Bảo Long - Bát Tràng trúng gần như hầu hết 9 gói thầu. Tổng các gói thầu mua ấm chén trị giá 65 tỷ đồng.
Sau lễ kỷ niệm, tỉnh Vĩnh Phúc bị phê phán lãng phí và nhiều phản ánh có tiêu cực về đấu thầu mua sắm. Trong một phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Vĩnh Phúc đã bị phê bình. Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) thanh tra lại toàn bộ vụ việc.
Kết quả thanh tra, Sở KHĐT Vĩnh Phúc quy trách nhiệm do các huyện sai sót, tuy nhiên, một số địa phương đã có văn bản cho biết có sự định hướng từ trên tỉnh.
Theo danviet
Hải Phòng: Thực hiện tốt công tác cách ly người có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 Ngày 4/3, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) thành phố Hải Phòng phê duyệt danh sách 376 trường hợp bị áp dụng biện pháp cách ly y tế (đợt 10) với những người có nguy...