Hải Phòng khởi công đường ven biển liên tỉnh gần 3.500 tỷ đồng
Tuyến đường ven biển dài gần 30km hôm nay được thành phố Hải Phòng khởi công xây dựng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2019.
Chiều 13/5, tại quận Đồ Sơn, UBND Hải Phòng khởi công xây dựng tuyến đường ven biển có tổng chiều dài gần 30 km, trong đó đoạn đường chạy qua địa bàn Hải Phòng trên 20 km và qua Thái Bình 9km, tổng mức đầu tư hơn 3.460 tỷ đồng.
Giai đoạn I, toàn tuyến theo quy mô đường cấp 3 đồng bằng, tốc độ thiết kế 80km/h; riêng đoạn qua Hải Phòng tốc độ lên tới 100km/h. Nền đường rộng 16m, với 2 làn xe cơ giới.
Liên danh nhà đầu tư Bùi Vũ cam kết với Thủ tướng và UBND Hải Phòng sẽ triển khai dự án và hoàn thiện trong 3 năm. Ảnh: Giang Chinh
Dự án triển khai theo hình thức đối tác công tư, trong đó thành phố Hải Phòng chi gần 412 tỷ đồng phục vụ giải phóng mặt bằng; số tiền còn lại do nhà thầu huy động.
Video đang HOT
Đây là hợp đồng dự án BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) nên thời gian nhà đầu tư được Chính phủ cho phép thu phí để hoàn vốn trong vòng 23 năm.
Tuyến đường ven đường đi qua thành phố Hải Phòng nằm trong tuyến đường bộ ven biển Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt ngày 18/01/2010. Đây là tuyến đường đi sát biển, liên kết các tỉnh, thành phố ven biển nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và vùng ven biển, phục vụ phát triển kinh tế xã hội cũng như việc tăng cường củng cố quốc phòng an ninh.
Giang Chinh
Theo VNE
Không chỉ định thầu với dự án đường cao tốc Bắc Nam
Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình trong thông báo kết luận tại cuộc họp thường trực Chính phủ về Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam vừa được Văn phòng Chính phủ ban hành.
Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, một trong những đoạn đường thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam đã được hoàn thành - Ảnh: TUẤN PHÙNG
Kết luận nêu rõ, Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam là dự án quan trọng quốc gia. Vì vậy, cần phải thực hiện trình Chính phủ thông qua chủ trương đầu tư và các cơ chế, chính sách đầu tư trước khi báo cáo Bộ Chính trị và trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư theo đúng quy định pháp luật về đầu tư công.
Phó Thủ tướng yêu cầu Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam khẩn trương thẩm định, trình Chính phủ.
Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện báo cáo Bộ Chính trị và báo cáo Quốc hội về dự án, trong đó làm rõ hơn về tổng mức đầu tư, tiến độ thực hiện (khởi công và hoàn thành), phân tích sự cần thiết, hiệu quả của các cơ chế, chính sách đặc thù gắn với tiến độ thực hiện Dự án.
Về cơ chế, chính sách đầu tư Dự án, Phó Thủ tướng khẳng định các cơ chế, chính sách đặc thù là cần thiết để thu hút nhà đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Tuy nhiên, cần đảm bảo các nguyên tắc đấu thầu rộng rãi, công khai, minh bạch, không thực hiện chỉ định thầu; các bộ, ngành có cơ chế giám sát chặt chẽ theo chức năng, nhiệm vụ; có người chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ...
Chống thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm; không kiến nghị Quốc hội việc cung cấp bảo lãnh (gồm bảo lãnh doanh thu tối thiểu, cam kết chuyển đổi ngoại tệ, bảo hiểm bên thứ ba thay thế Chính phủ thực hiện cam kết trong hợp đồng).
Đối với các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến bằng văn bản, gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15-5-2017 để Bộ Giao thông vận tải tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định theo thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Phó Thủ tướng đồng ý đưa đoạn Dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết vào triển khai chung toàn tuyến Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Thường trực Chính phủ sẽ họp cho ý kiến về Dự án này.
Ban Chỉ đạo quốc gia sẽ được thành lập để chỉ đạo triển khai đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm Trưởng ban, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng trong việc chỉ đạo triển khai Dự án; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm về việc triển khai thực hiện Dự án.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm báo cáo Thủ tướng giải pháp huy động nguồn vốn trong nước để có thêm nguồn lực đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam.
Đồng thời, giám sát chặt chẽ việc cung cấp tín dụng, bảo đảm Nhà đầu tư phải có trách nhiệm bảo đảm đủ vốn chủ sở hữu theo đúng quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư đối tác công -tư, không để tình trạng nhà đầu tư dùng toàn bộ tiền vay ngân hàng để thực hiện dự án BOT.
Các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và các bộ, ngành liên quan được Phó Thủ tướng yêu cầu cần có cơ chế giám sát thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, bảo đảm chặt chẽ.
(Theo Tuổi Trẻ)
Hải Phòng cũng "đường biến thành sông" chỉ sau trận mưa lớn trưa nay Khoảng 11h30 trưa nay, một trận mưa như trút đổ xuống nội thành Hải Phòng. Trận mưa kéo dài khoảng 1 tiếng khiến toàn bộ các tuyến đường phố Hải Phòng ngập sâu trong nước. Nhiều ô tô, xe máy đang di chuyển bị chết trên đường, nhiều nơi, nước tràn vào nhà dân làm hư hại tài sản. Có mặt trực tiếp...