Hải Phòng: Khoảng 3.500 tỷ đồng liên quan tín dụng, ngân hàng cần THA
Đó là thông tin được Giám đốc Ngân hàng Nhà nước ( NHNN) chi nhánh Hải Phòng Lê Văn Cường công bố tại một hội nghị mới đây.
Ảnh minh họa.
Hiện Hải Phòng có 61 chi nhánh tổ chức tín dụng (TCTD), 26 quỹ tín dụng nhân dân có trụ sở và điểm giao dịch hoạt động hầu hết địa bàn các quận, huyện. Đến cuối 2019 tổng số tiền phải thi hành án (THA) của 350 vụ là 3.822 tỷ đồng. Số tiền thu hồi được là 344 tỷ đồng, số nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14 đã thu hồi qua THA là 290 tỷ đồng.
Ông Cường cho biết, việc thu hồi các khoản nợ của các TCTD theo các bản án, quyết định của tòa trong năm 2019 có sự chuyển biến nhất định, song chưa đạt được kỳ vọng của ngành Ngân hàng do mới giải quyết được 10% về việc.
Ông Cường cho rằng, hầu hết các vụ việc THA liên quan đến thế chấp tài sản khi đến giai đoạn THA phải kê biên xử lý, bán đấu giá tài sản, do đó, số tiền thu hồi được không đủ thanh toán cho nghĩa vụ bảo đảm.
“Việc đấu giá tài sản, nhất là những tài sản có giá trị lớn gặp nhiều khó khăn, phải giảm giá bán nhiều lần. Một số vụ THA về cơ bản đã đầy đủ các yếu tố về pháp lý. Tuy nhiên, chủ tài sản cố tình chây ỳ, không hợp tác, gây khó khăn trong thực hiện kê biên, bàn giao tài sản theo quyết định của tòa. Còn những trường hợp chưa tích cực áp dụng biện pháp cưỡng chế khi người phải THA có điều kiện thi hành“, ông Cường nói.
Năm 2020, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng là triển khai quyết liệt, hiệu quả phương án cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt, đảm bảo mục tiêu, lộ trình Đề án; đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, triển khai quyết liệt, toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu về mức an toàn theo mục tiêu đã đề ra.
Video đang HOT
NHNN chi nhánh Hải Phòng cũng đã cùng Cục Thi hành án dân sự TP xây dựng quy chế phối hợp làm việc giữa hai đơn vị trong công tác THADS để phối hợp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trông công tác THADS có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng.
Phương Thanh
Theo Motthegioi.vn
Đường vòng và rủi ro tiềm ẩn trong xử lý nợ xấu
Tài sản thế chấp từ một khoản nợ xấu được đổi chủ và vẫn nằm lại ngân hàng để 'thế chấp' cho một khoản nợ mới dưới tên một DN khác trong ngày.
Ngày 13/12/2019, Ngân hàng V tại TP.HCM đã thực hiện giao dịch đảm bảo số 1353192666 với bên đảm bảo là Công ty cổ phần đầu tư Danh Khôi Holdings. Tài sản thế chấp của Danh Khôi là 17.010.000 cổ phần phổ thông do Công ty Cotec HeathCare phát hành.
Đăng ký giao dịch này đảm bảo cho hợp đồng ký ngày 12/12 giữa Ngân hàng V. với Danh Khôi Holdings với giá trị khoản vay/nghĩa vụ là lô 17.010.000 cổ phần này.
Trước đó, 17.010.000 cổ phần phổ thông này do Công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng và vật liệu xây dựng Cotec (Cotec Group) sở hữu tại Công ty Cotec HeathCare đã được thế chấp tại Ngân hàng V chi nhánh TP.HCM để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho Công ty CP đầu tư và phát triển nhà đất (Cotec Land). Trên cổng thông tin giao dịch đảm bảo, ghi bên thế chấp là Công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng và vật liệu xây dựng Cotec (Cotec), đăng ký giao dịch đảm bảo số 1253578125 ngày 27/6/2017.
Nhấn mạnh, số cổ phần Cotec HeathCare trên được thế chấp để đảm bảo cho hợp đồng vay vốn của Cotec Land tại Ngân hàng V ký ngày 27/6/2017.
CotecHeathCare là DN thuộc tập đoàn Cotec (Cotec Group), chưa niêm yết chính thức.
Cotec Land (CLG) hiện làm ăn bết bát, trong quý III, CLG báo lỗ 6,3 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, công ty lỗ đến gần 117 tỷ đồng. Cổ phiếu có thời điểm xuống dưới mức 1450 đồng/cp hồi tháng 11/2019.
Sau hơn 2 năm vay vốn tại Ngân hàng V, Cotec Land đã không thực hiện được đầy đủ việc trả nợ và lãi, dẫn đến nợ xấu.
Việc xử lý nợ xấu cần có quy trình đảm bảo minh bạch và hiệu quả.
Vậy tại sao lô cổ phiếu từng được DN thế chấp để vay vốn rồi không trả được nợ, gây nợ xấu đã nhanh chóng được đổi chủ sang một pháp nhân khác và tiếp tục được Ngân hàng V chấp nhận cho thế chấp tại ngân hàng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong một thỏa thuận/hợp đồng khác, trong chớp mắt?
Một nhà đầu tư nghi ngờ, việc dùng chính tài sản thế chấp của một món nợ xấu, để các bên thỏa thuận và xuất hiện bên thứ 3 vào nhận nghĩa vụ trả nợ ngân hàng, để ngân hàng xóa nợ xấu, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Về bản chất, cả 3 bên (trường hợp tính Cotec và Cotec Land là một bên) vẫn dùng tài sản thế chấp duy nhất là lô cổ phiếu Cotec HealthCare để giải bài toán cho cả DN đi vay và ngân hàng. Nợ xấu đã được "rửa" chỉ với tài sản thế chấp duy nhất là lô cổ phiếu vừa "đổi chủ" vẫn đang nằm lại ngân hàng.
Ngày 11/12, trả lời PV Infonet về nghi ngờ trên, một đại diện của Ngân hàng V khẳng định không có chuyện đảo nợ, không có quan hệ tín dụng gì với Danh Khôi Holdings, "không cho vay đối với Danh Khôi Holdings".
Về tài sản đảm bảo là lô cổ phần Cotec HelthCare, đại diện Ngân hàng V nói việc khách hàng bán cho ai là quyền của chủ tài sản, ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho chủ tài sản bán đi để lấy tiền trả nợ cho ngân hàng.
"Từ trước đến nay ngân hàng hoàn toàn không có quan hệ tín dụng gì với Danh Khôi Holdings, không tài trợ gì cho DN này", vị này khẳng định.
PV đặt câu hỏi về nghi ngờ có chuyện tài sản thế chấp của món nợ xấu của Cotec Group sau khi được bán cho chủ mới lại quay lại ngân hàng để thế chấp vay vốn, cách mà dư luận thường nghi là đảo nợ? đại diện ngân hàng khẳng định "không có chuyện đó".
Tuy nhiên, trên thực tế, ngày 12/12, Ngân hàng V ký với Danh Khôi Holdings hợp đồng với tài sản thế chấp vẫn là lô cổ phiếu Cotec HealthCare do Danh Khôi thỏa thuận mua từ Cotec Group.
Đăng ký giao dịch đảm bảo thể hiện việc Danh Khôi Holdings thế chấp 17.010.000 cổ phần Cotec HeathCare tại Ngân hàng V được thực hiện ngày 13/12.
Dù Ngân hàng V khẳng định, không có việc cổ phiếu thế chấp của khoản nợ xấu sau khi được bán để thu hồi nợ lại được quay về ngân hàng để thế chấp vay vốn, nhưng thực tế lại diễn ra không hẳn đúng như vậy.
Hiện chính mối quan hệ nội bộ giữa Cotec group - Cotec Land - Cotec HeathCare cũng có vướng mắc, khi Cotec group đang hoàn thiện việc thoái vốn toàn bộ khỏi Cotec Land, còn Cotec HeathCare lại có cơ cấu cổ đông ngoại. Việc Ngân hàng V giúp sức cho đổi chủ tài sản thế chấp để giải quyết nợ xấu một cách chóng vánh mà không quan tâm đầy đủ tính pháp lý tài sản thế chấp là việc làm tiềm ẩn nhiều rủi ro và đang gây nhiều tranh cãi.
Trần Ngân Khánh
Theo Infornet.vn
Vay vốn Qũy tín dụng thế nào? Tôi hiện đang công tác tại Quỹ tín dụng ở tỉnh Thái Bình, xin luật sư cho ý kiến trường hợp chúng tôi đang gặp phải: Khách hàng A có vay tiền của Quỹ tín dụng chúng tôi, trước khi vay vốn Quỹ tín dụng có làm đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại huyện, thời điểm vay vốn khách hàng...