Hải Phòng: Huy động, tranh thủ nguồn lực giúp nông dân làm giàu
Đó là khẳng định được ông Nguyễn Hồng Hưng – Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP.Hải Phòng đưa ra tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 61 – KL/TW ngày 3/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; 8 năm thưc hiện Quyết định số 673/QD – TTg, ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ vừa được tổ chức.
Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt hơn 44 tỷ đồng
Ông Nguyễn Hồng Hưng – Phó Chủ tịch Hội ND TP. Hải Phòng cho biết: Việc thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư và Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua của Hội ND các cấp trên địa bàn TP.Hải Phòng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận.
Vốn Quỹ HTND đang hỗ trợ nhiều hộ nông dân Hải Phòng nuôi trồng thủy sản. Ảnh: P.V
Trước tiên là về hoạt động của Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân (Trung tâm) trong việc tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn đạt được những kết quả tốt. Trung tâm đã trực tiếp đào tạo, dạy nghề cho từ 200 – 500 người/năm; tư vấn và giới thiệu việc làm từ 1.000 – 1.500 người/năm; phối hợp dạy nghề với các đơn vị, địa phương…
Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề đặt trên 90%. Nhiều học viên sau khi theo học các lớp đào tạo nghề, được trang bị các kiến thức về chuyên môn, các tiến bộ KHKT, kinh nghiệm và cách làm hay trong thực tế đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Về xây dựng, phát triển, quản lý, sử dụng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đến nay có 100% Hội Nông dân các cấp trên địa bàn Hải Phòng có Quỹ HTND với tổng nguồn đạt hơn 44 tỷ đồng. Vốn Quỹ HTND đang thực hiện 549 dự án với 1.699 hộ vay vốn. Đáng nói, các dự án được vay vốn Quỹ HTND đã đạt được hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, một số mô hình đạt được mức thu nhập bình quân từ 70 – 100 triệu đồng/năm.
Năm 2019, toàn TP.Hải Phòng có gần 57.000 hộ đạt/ 77.067 hộ đăng ký danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; giúp đỡ được 379 hộ hội viên, nông dân thoát nghèo. Bên cạnh đó, Hội ND các cấp của thành phố tuyên truyền vận động các hội viên nông dân cơ sở làm tốt tinh thần tương than, tương ái giúp nhau lúc khó khăn với tổng số tiền hỗ trợ là 3.493 triệu đồng; 4.370 ngày công; cây con giống, lương thực… trị giá thành tiền là 2.036,3 triệu đồng.
Video đang HOT
Chung tay xây dựng nông thôn mới
Trong năm 2019, Hội ND TP. Hải Phòng phát động Hội ND các cấp trên địa bàn nhiều hoạt động hưởng ứng chung tay hành động vì một môi trường sống trong lành, an toàn và phát triển bền vững, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra.
Về bảo hiểm y tế, hàng năm Hội ND các cấp trên địa bàn thành phố tham gia vận động hội viên, nông dân tham gia. Đến nay, đạt chỉ tiêu 70% hội viên, nông dân trong thành phố mua thẻ bảo hiểm y tế, hướng phấn đấu đến năm 2023 đạt 100% hội viên, nông dân tham gia mua thẻ bảo hiểm y tế.
Hội vận động nông dân tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh và bảo vệ môi trường. Hội bám sát các chỉ đạo của Thành ủy và UBND thành phố nhằm góp phần tuyên truyền, vận động nông dân cùng hưởng ứng đạt hiệu quả cao, góp phần vào việc hoàn thành xây dựng NTM tại 92 xã.
Theo đó, nông dân toàn thành phố đóng góp 45.251 triệu đồng; tự nguyện hiến 53.425 m2 đất thổ cư, đát canh tác xây dựng đường giao thông nội đồng, giao thông thôn xóm; kiên cố hóa sửa chữa 98,7km kênh mương; xây mới và sửa chữa 958 chiếc cầu, cống.
Theo ông Đỗ Đức Hòa – Chủ tịch Hội ND TP.Hải Phòng: Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc thực hiện Kết luận số 61/2009 của Ban Bí thư và Quyết định số 673/2011 của Thủ tướng Chính phủ cũng có những khó khăn vướng mắc như: sự phối hợp liên ngành các giai đoạn chưa cao; nguồn kinh phí cấp cho chương trình có mục tiêu rất ít trong khi địa bàn nông thôn rộng; nguồn vốn Quỹ HTND thành phố được cấp bổ sung từ ngân sách hàng năm cấp cho Hội ND còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho cán bộ, hội viên, nông dân.
Ông Đỗ Đức Hòa cho biết thêm, đặc biệt, việc phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ HTND thành phố, trong đó có việc hỗ trợ phát triển kinh tế cho hội viên nông dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2020 – 2030 của Hội ND chủ động xây dựng gặp khó khăn do chưa có cơ sở pháp lý. Ông Đỗ Đức Hòa bày tỏ, thành phố tiếp tục quan tâm, bổ sung vốn cho Quỹ HTND; cơ quan liên quan trên địa bàn thành phố có hướng dẫn và phướng án tháo gỡ khó khăn trong qui trình phê duyệt đề án nêu trên.
Theo Danviet
Nông dân vựa rau Hà Tĩnh làm lại vụ đông, kịp cung ứng cho thị trường
Sau 2 lần xuống giống thất bại do thời tiết, thời điểm này, bà con nông dân xã Tượng Sơn (Thạch Hà) đang hối hả làm lại vụ đông 2019.
Nếu tiết trời thuận lợi, chưa đến 1 tháng nữa, vựa rau lớn nhất Hà Tĩnh sẽ có sản phẩm cung ứng ra thị trường thành phố.
Nông dân xã Tượng Sơn đang bắt tay làm lại vụ đông
Tranh thủ thời tiết nắng ráo, mấy ngày nay, bà Hoàng Thị Tâm (thôn Sâm Lộc, xã Tượng Sơn, Thạch Hà) phải huy động cả gia đình ra đồng làm đất, xuống giống với hy vọng không trễ lịch thời vụ.
Bà Tâm chia sẻ: "Đây là lần xuống giống thứ 3 trong vụ đông năm nay của gia đình tôi. Lần thứ nhất, rau mới bén thì gặp phải đợt nắng gắt nên héo úa rồi chết dần; đợt thứ 2 thì bị nước lũ đầu tháng 9 nhấn chìm. Hai lần trước, tôi đã mất trắng gần triệu bạc để mua giống. Sau mưa lũ, chúng tôi phải đợi hơn nửa tháng trời để đất khô ráo mới có thế bắt tay sản xuất trở lại".
Chị Nguyễn Thị Minh (thôn Bắc Bình) lên luống, gieo giống rau các loại.
Bà Tâm cho biết, vụ này gia đình bà sản xuất 2 sào với đủ loại rau như: Rau cải, ngò, dưa chuột, mướp đắng... Nếu thời tiết thuận lợi, tầm 20 - 30 ngày nữa, bà sẽ có rau bán ra thị trường.
Cách đó không xa, chị Nguyễn Thị Minh (thôn Bắc Bình) cũng đang hối hả lên luống, gieo giống các loại. Chị Minh cho hay: "Đợt mưa lũ vừa qua đã nhấn chìm số mướp đắng và dưa chuột mới bén được tầm gang tay. Nước rút, cây cũng thúi rễ rồi chết dần.
Đợt này, tôi đầu tư phân bón, giống để làm lại vụ đông với đủ loại cây như: Đậu cô - ve, mướp đắng, dưa chuột, ngò... Nếu thuận lợi, gần 1 sào rau sẽ mang về nguồn thu khá để trang trải cuộc sống gia đình".
Bà con sử dụng phân chuồng, hạn chế sử dụng phân bón hóa học
Trên những cánh đồng rau chuyên canh tập trung của xã Tượng Sơn hôm nay đang rộn rã tiếng nói cười cùng nhịp lao động khẩn trương, hối hả. Người cuốc cỏ, người làm đất, người bón phân, xuống giống, ai cũng đều gửi gắm vào đó mong ước mưa thuận gió hòa để rau củ tốt tươi.
Một số loại rau cải ngắn ngày được gieo lại đã bắt đầu nhú mầm, lên màu xanh non sau đợt lũ đầu tháng 9
Kinh nghiệm sản xuất rau lâu năm nên nông dân Tượng Sơn rất tỷ mẩn trong quy trình sản xuất. Họ chú trọng khâu làm đất, lên luống để cây dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, còn tủ rơm rạ để hạn chế cỏ dại lại vừa tạo độ mùn, tơi xốp cho đất, vì thế cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Đặc biệt, sản xuất theo hướng hữu cơ an toàn nên bà con chú trọng phân chuồng thay vì bón phân hóa học.
Cày xới đất, ấp rơm rạ để hạn chế cỏ dại, tạo độ tơi xốp cho đất trồng để cây phát triển nhanh hơn
Được biết, triển khai vụ đông 2019, chính quyền xã Tượng Sơn đã lên kế hoạch cụ thể và có những hỗ trợ đối với người sản xuất. Ông Dương Kim Tuấn - cán bộ địa chính, nông nghiệp xã Tượng Sơn cho biết: "Thời tiết năm nay thất thường đã gây thiệt hại lớn cho bà con. Đây là lần xuống giống thứ 2, thậm chí là thứ 3 của nông dân Tượng Sơn trong vụ đông này.
Hiện tại, trời nắng, đất đai khô ráo nên chính quyền tích cực vận động bà con ra đồng bắt tay sản xuất trở lại. Toàn xã sẽ làm 102 ha rau vụ đông, trong đó có 6 vùng sản xuất chuyên canh tập trung tại các thôn Sâm Lộc, Bắc Bình, Thượng Phú và Đoài Phú với tổng diện tích gần 30 ha. Chia sẻ thiệt hại với nông dân, xã chuẩn bị hỗ trợ 70% giống và 30% phân bón".
Hiện tại, trời nắng, đất đai khô ráo nên chính quyền tích cực vận động bà con ra đồng bắt tay sản xuất trở lại.
Cũng theo ông Tuấn, hiện tại, xã đang có ý định mở rộng thêm một vùng sản xuất tập trung Đội Hoan (thôn Sâm Lộc) với diện tích khoảng 1 ha. Với khu vực sản xuất mới này, xã sẽ hỗ trợ chi phí làm hàng rào bao quanh, hỗ trợ một phần giống và phân bón.
Ngoài ra, từ nguồn hỗ trợ sản xuất theo hướng VietGap của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vụ này, xã Tượng Sơn sẽ triển khai dự án thí điểm sản xuất hành lá tại một số khu vực. Theo đó, nông dân sẽ được hỗ trợ hoàn toàn về giống và được trang bị kỹ thuật chăm sóc hành lá theo hướng VietGap gắn với các biện pháp phòng chống sâu bệnh hại.
Theo Baohatinh
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chỉ ra 4 điểm NTM Quảng Ninh cần chú trọng Xây dựng NTM ở Quảng Ninh đồng bộ, quyết liệt, liên tục và sáng tạo. Đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến về xây dựng NTM ở Quảng Ninh trong Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Ngày 23/9, tại TP.Hạ Long (tỉnh...