Hải Phòng: Dự kiến số tiền khoanh nợ, xóa nợ thuế trên 500 tỷ đồng
Ông Hà Văn Trường – Cục trưởng Cục Thuế Hải Phòng cho biết, qua rà soát, hiện trên địa bàn thành phố dự kiến có khoảng trên 5.000 doanh nghiệp và trên 7.000 hộ kinh doanh đảm bảo đủ điều kiện được khoanh nợ, xóa nợ thuế với số tiền trên 500 tỷ đồng.
Hoạt động nghiệp vụ tại bộ phận Một cửa- Cục Thuế Hải Phòng. Ảnh: H.T
Giảm áp lực cho công tác quản lý nợ thuế
Ông Trường cho biết, các khoản nợ thuế không còn khả năng thu hồi luôn là áp lực đối với cơ quan thuế vì vẫn phải theo dõi và quản lý. Do đó, Nghị quyết 94/2019/QH14 (NQ 94) về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách có hiệu lực đã giúp các cơ quan thuế giải quyết được áp lực này. Theo đó tới đây, các khoản nợ khó thu và không còn khả năng thu sẽ được theo dõi riêng và cơ quan thuế tiếp tục đôn đốc thu hồi khi xác định được đối tượng để thu.
Video đang HOT
Để triển khai tốt NQ 94 trên địa bàn, ngay sau khi Bộ Tài chính ban hành thông tư hướng dẫn và Tổng cục Thuế tổ chức tập huấn triển khai nghị quyết, Cục Thuế Hải Phòng đã có công văn số 2422/CT-QLN ngày 19/8/2020 gửi các chi cục trực thuộc yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện khoanh nợ, xóa nợ theo đúng quy định. Đồng thời, Cục Thuế Hải Phòng đã hướng dẫn cụ thể trình tự các bước công việc, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận tham gia trong quá trình xử lý khoanh nợ, xóa nợ thuế.
Bên cạnh đó, Cục Thuế Hải Phòng đã chủ động tham mưu cho UBND thành phố chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành để phối hợp với cơ quan thuế trong quá trình thiết lập hồ sơ, thủ tục cũng như triển khai công tác khoanh nợ, xóa nợ thuế. “Với việc chủ động tham mưu này, UBND thành phố Hải Phòng đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành cũng như yêu cầu các đơn vị này phối hợp tốt với cơ quan thuế để xác định đúng các đối tượng đủ điều kiện được khoanh nợ, xóa nợ, tránh việc không đúng đối tượng xảy ra thất thoát cho ngân sách nhà nước” – ông Trường nhấn mạnh.
Xác định đúng đối tượng, tránh thất thoát ngân sách
Cục trưởng Cục Thuế Hải Phòng cho biết, các doanh nghiệp được khoanh nợ, xóa nợ thuế trên địa bàn thành phố thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Hiện nay, theo số liệu rà soát, các doanh nghiệp có thể đảm bảo đủ điều kiện để khoanh nợ, xóa nợ vào khoảng trên 5.000 doanh nghiệp và trên 7.000 hộ kinh doanh với số thuế và tiền phạt chậm nộp trên 500 tỷ đồng. Hầu hết các doanh nghiệp đã ngừng kinh doanh, đã phá sản hoặc kinh doanh thua lỗ nhiều năm và hiện không còn tồn tại tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế nữa.
Đơn cử như Công ty Cổ phần Huyền Trang có tổng số nợ thuế trên 13,7 tỷ đồng (thuế gốc trên 6,6 tỷ đồng; tiền phạt chậm nộp trên 7,1 tỷ đồng); Công ty Cổ phần ICD có tổng số nợ thuế trên 19,2 tỷ đồng (thuế gốc trên 8 tỷ đồng; tiền phạt chậm nộp trên 11,2 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Ngọc Long có tổng số nợ thuế trên 8,1 tỷ đồng (thuế gốc trên 5,1 tỷ đồng; tiền phạt chậm nộp trên 3 tỷ đồng)…
Ông Trường cho biết, để xác định được đúng các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dẫn đến phá sản, không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước, Cục Thuế Hải Phòng đã thực hiện đúng theo các quy trình (xác minh chính xác, cụ thể địa điểm trụ sở doanh nghiệp nợ thuế có còn tồn tại tại nơi đã đăng ký với cơ quan thuế hay là đã chuyển đi chỗ khác…).
Đặc biệt, Cục Thuế Hải Phòng đã phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn như: Công an, sở kế hoạch và đầu tư, khu dân cư, phường, xã để rà soát, xác minh cụ thể các rủi ro liên quan đến doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Ông Trường cũng cho biết thêm, việc khoanh nợ, xóa nợ thuế này không ảnh hưởng đến tiến độ thu ngân sách, vì đây là những khoản nợ đã được ngành Thuế xác định không thể thu được. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý nợ thuế và số tiền phạt chậm nộp tăng lên khi số nợ gốc chưa thu hồi được.
Do đó, triển khai các quy định của NQ 94 sẽ giúp cơ quan thuế giảm bớt thời gian theo dõi, quản lý những khoản nợ không có khả năng thu hồi. Từ đó, tạo điều kiện cho việc quản lý thuế được rõ ràng, minh bạch hơn, phản ánh đúng thực chất, tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp./.
Hải quan quyết "kìm" nợ thuế xuống mức thấp nhất
Tổng cục Hải quan đang quyết liệt thực hiện các biện pháp thu hồi, xử lý nợ thuế, quản lý chặt chẽ không để phát sinh nợ thuế nhằm "kìm" nợ thuế xuống mức thấp nhất.
Tính đến ngày 30/6, toàn ngành Hải quan đã thu hồi và xử lý 181 tỷ đồng nợ thuế. Trong đó, một số cục hải quan tỉnh, thành phố có kết quả thu hồi nợ thuế tốt như: Đà Nẵng thu 52,6 tỷ đồng; Hà Nội thu 7,2 tỷ đồng; Hải Phòng thu 5,1 tỷ đồng...
Theo thống kê, tổng số nợ chuyên thu quá hạn tính đến 30/6 của toàn ngành Hải quan là 5.620,14 tỷ đồng, tăng 42,27 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2019 (tương đương tăng 0,76%). Trong đó, nhóm nợ khó thu trên 3.825 tỷ đồng, giảm 54,43 tỷ đồng so với năm 2019; nhóm nợ chờ xử lý trên 72 tỷ đồng, giảm 1,26 tỷ đồng so với năm 2019; nhóm nợ có khả năng thu trên 1.575 tỷ đồng, giảm 0,11 tỷ đồng so với năm 2019; nhóm nợ phạt vi phạm hành chính trên 147 tỷ đồng, tăng 98,07 tỷ đồng so với năm 2019.
Theo đánh giá của Cục Thuế xuất nhập khẩu, nguyên nhân số nợ giảm tại nhóm nợ khó thu 54,43 tỷ đồng thời điểm 30/6/2020 so với thời điểm 31/12/2019 là do trong tháng 3 năm 2020 Cục Hải quan TP Đà Nẵng thực hiện hủy quyết định ấn định thuế đối với 31 DN.
Đồng thời, số nợ giảm tại nhóm nợ có khả năng thu giảm do các đơn vị đã tích cực trong công tác thu hồi nợ cũ, đồng thời đối với khoản nợ mới phát sinh trong năm 2020 đã nhanh chóng triển khai các giải pháp thu hồi. Số nợ tăng tại nhóm nợ phạt vi phạm hành chính 98,07 tỷ đồng là do phát sinh tại Cục Hải quan Lào Cai và Cục Hải quan Hà Nội.
Nhằm "kìm" nợ thuế xuống mức thấp nhất, trong những tháng cuối năm, ngành Hải quan đã và đang chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố, quyết liệt thực hiện có hiệu quả Quyết định 924/QĐ-TCHQ ngày 27/3/2020 về giao chỉ tiêu thu hồi nợ thuế cho các cục hải quan tỉnh, thành phố, đôn đốc, theo dõi từng tháng, quý tình hình thu hồi, xử lý nợ thuế. Ngoài ra, ngành Hải quan cũng triển khai và đôn đốc các cục hải quan tỉnh, thành phố hoàn thiện hồ sơ đối với các trường hợp có khả năng xóa nợ theo quy định tại Nghị quyết số 94/2019/QH14 ngày 26/11/2019 và Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 để thực hiện xóa nợ nhằm làm giảm số nợ thuế.
Đặc biệt, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ không để phát sinh nợ thuế mà chủ DN bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh hoặc bỏ về nước (chủ DN là người nước ngoài)... không thu hồi được nợ thuế đối với hàng gia công, hàng NK để sản xuất hàng gia công, hàng NK để sản xuất hàng XK.
Hải quan Quảng Ninh thu hồi hơn 1,5 tỷ đồng tiền nợ thuế Trên cơ sở rà soát, Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã chủ động giao chỉ tiêu cho các chi cục hải quan trực thuộc, thu hồi 1,58 tỷ đồng nợ thuế. Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái, Cục Hải quan Quảng Ninh. Ảnh: Q.H Qua trao đổi với lãnh đạo Phòng Thuế XNK (Cục Hải quan...