Hải Phòng: Đề xuất tạm che bạt bức tranh tường đang ‘gây sốt’ để phòng dịch Covid-19
UBND P.Hạ Lý, Q.Hồng Bàng, TP.Hải Phòng đang đề xuất lên UBND Q.Hồng Bàng mua bạt che lại bức tranh tường “ Tôi người Hải Phòng” vì nguy cơ mất an toàn trong phòng dịch Covid-19.
Bức tranh tường “Tôi người Hải Phòng” thu hút nhiều người đến check-in – ẢNH LÊ TÂN
Thời gian gần đây, tại phố Thế Lữ, P.Hạ Lý, Q.Hồng Bàng, TP.Hải Phòng xuất hiện bức tranh tường lớn gây chú ý. Đó là bức tranh tường với nền màu đỏ cùng dòng chữ “Tôi người Hải Phòng” rất nổi bật.
Ngay từ khi xuất hiện, bức tranh tường đã tạo nên cơn sốt check-in ở TP.Hải Phòng. Rất đông người dân đã đến trước bức tranh tường này để chụp ảnh. Trên mạng xã hội, nhiều bạn trẻ ở TP.Hải Phòng đồng loạt thay ảnh chụp ở bức tranh tường này làm ảnh đại diện.
Tối 17.5: Dồn dập 116 ca Covid-19 lây nhiễm trong nước tại Bắc Giang, Bắc Ninh và 5 tỉnh thành
Theo tìm hiểu của Thanh Niên , bức tranh tường “Tôi người Hải Phòng” nằm trong dự án “Check in trẻ” được thực hiện bởi Hội LHTN TP.Hải Phòng và nhóm Haiphong team. Ngoài bức tranh ở đường Thế Lữ, dự án này sẽ có thêm một số bức tranh khác ở Ga Hải Phòng hay bãi biển Đồ Sơn.
Cơ quan chức năng phải cử người ra canh chừng, nhắc nhở người dân không vi phạm quy định chống dịch khi đến check-in ở bức tranh tường đang hot – ẢNH CTV
Bức tranh này được ra mắt đúng dịp dịch Covid-19 đang có diễn bức phức tạp. UBND TP.Hải Phòng đã có thông báo không tập trung quá 20 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện, các đám hiếu, đám hỉ, tân gia, tiệc liên hoan; giữ khoảng cách tối thiểu 1 m khi tiếp xúc; yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang ra khỏi nhà.
Nhưng do sức hút của bức tranh tường, có những thời điểm, số người tập trung tại đây vượt quá 20 người. Đáng lo ngại hơn là khi chụp ảnh check-in, nhiều người đã bỏ khẩu trang ra.
Ca Covid-19 thứ 37 tử vong: Bệnh nhân nam 34 tuổi bị chấn thương sọ não
Trao đổi với Thanh Niên , ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch UBND P.Hạ Lý, cho biết: “Những ngày qua, nhận thấy có nhiều người tập trung về bức tranh tường “Tôi người Hải Phòng”, chúng tôi đã cử cán bộ phường và lực lượng công an ra trực chốt, nhắc nhở những vi phạm chống dịch. Thực sự thì bức tranh tường này đẹp, có ý nghĩa nhưng dịch Covid-19 rất phức tạp, không thể chủ quan. UBND P.Hạ Lý đã đề nghị UBND Q.Hồng Bàng cho phép mua bạt, che tạm bức tranh tường lại. Đến khi dịch yên ổn, mọi hoạt động bình thường thì lại mở ra”.
Chú rể đón dâu về gần đến nhà, ngậm ngùi quay lại vì đang giãn cách chống dịch Covid-19
Dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến nhiều gia đình phải hoãn cưới. Thậm chí, có đám cưới dù đã rước dâu về gần đến nhà trai nhưng vẫn phải quay lại vì lệnh giãn cách ở địa phương có dịch Covid-19.
Ảnh cưới của anh Nam và chị Uyên - ẢNH: NVCC
Gần đây, mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh và thông tin về đám cưới có đoàn rước dâu từ nhà gái ở Hà Nội về nhà trai ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Do thời gian đón dâu không kịp với thời gian lực lượng chức năng phong tỏa huyện Thuận Thành nên họ đành chấp nhận quay lại Hà Nội.
Bài đăng nhận được sự quan tâm của nhiều người, cộng đồng mạng cũng để lại lời động viên tinh thần, "thả tim" cho quyết định quay lại của hai bạn trẻ.
Ngày vui không trọn vẹn
Theo tìm hiểu, chú rể trong đám cưới là Phạm Văn Nam (29 tuổi, quê ở Bắc Ninh) và cô dâu là Ngô Thu Uyên (26 tuổi, quê ở Hà Nội). Cả hai hiện đang làm nhân viên y tế trong một bệnh viện tại Hà Nội.
Chia sẻ với Thanh Niên , anh Nam cho biết, dự định đám cưới anh chị được tổ chức vào ngày 9.5. Thời gian đón dâu về nhà trai theo dự kiến là khoảng 13 giờ chiều. Tuy nhiên, khi đến nhà gái lại biết tin giãn cách xã hội toàn huyện Thuận Thành, gia đình đã cố gắng đón dâu về sớm nhưng không kịp nên đành phải quay lại Hà Nội.
"Nếu cứ đón dâu về nhà trai sẽ phải cách ly 28 ngày, như thế lỡ hết công việc của hai vợ chồng. Cảm xúc của tôi lúc đó tuy là ngày vui nhưng không được trọn vẹn, nhưng vì xã hội, vì cộng đồng, vì tinh thần chung của mọi người đẩy lùi Covid-19 nên tự động viên bản thân, đành cố gắng vượt qua", anh Nam tâm sự.
Trưa 12.5: Thêm 19 ca mắc Covid-19 lây nhiễm cộng đồng
Anh Nam cho biết, dịch Covid-19 bùng phát trước ngày cưới 1 tuần nên gia đình luôn cập nhật tình hình dịch bệnh hằng ngày. Ở huyện Thuận Thành có ổ dịch ở xã Mão Điền nên đã cách ly toàn xã đó, nhà anh Nam ở xã khác, không có ca nhiễm, không có F1 nên chính quyền vẫn cho phép đón dâu lấy ngày và gia đình không dựng rạp, chuẩn bị cỗ bàn.
"Thời điểm đón dâu không kịp với lệnh giãn cách xã hội toàn huyện nên khi chưa đón dâu về tới nhà tôi cũng báo với gia đình quay lại Hà Nội, nhờ ông bà thắp hương cho các cụ", anh Nam chia sẻ thêm.
Chờ hết dịch hẳn sẽ tổ chức đám cưới
Là người làm trong ngành y tế nên anh Nam hiểu rõ diễn biến phức tạp của dịch. Vì tinh thần, chủ trương của nhà nước phòng dịch Covid-19 nên anh và gia đình chỉ đón dâu cho được ngày lành tháng tốt, không mời bạn bè, hàng xóm, tránh tụ tập đông người.
"Không kịp đón dâu về nhà trai nhưng tôi cũng không quay lại nhà gái mà về chung cư nơi tôi đang sinh sống. Thời gian tới tôi sẽ tổ chức đám cưới nhưng phải chờ đến lúc hết dịch, khi cả nước yên ổn thì niềm vui của vợ chồng tôi mới được trọn vẹn", anh Nam cho biết.
Chia sẻ về "nửa kia" của đời mình, anh Nam cho biết anh và vợ cùng làm trong một bệnh viện. Cả hai tình cờ quen biết, nói chuyện với nhau và yêu nhau cho đến khi quyết định về chung một nhà. Hy vọng của vợ chồng anh ở thời điểm hiện tại là mong mọi người trong cả nước cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh để cuộc sống trở lại bình yên, không xáo trộn.
Cư dân mạng quan tâm: Truy tìm nhóm côn đồ chém người Sau khi mua đồ, 2 người lên ô tô hiệu BMW rời đi thì nhóm thanh niên chạy xe máy đuổi theo rồi ném đá vào xe. Khi 2 người vừa bước xuống xe liền bị nhóm nọ xịt hơi cay rồi chém tới tấp. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH Khi hai người đàn ông đi chiếc ô tô hiệu BMW dừng để mua...