Hải Phòng đã có 41 người khai báo y tế liên quan đến BN2148
Liên quan đến ca bệnh số 2148 tái dương tính với SARS-CoV-2, đến 6 giờ sáng ngày 7/3, đã có 41 người liên hệ, khai báo y tế và được hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.
Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm liên quan đến virus SARS-CoV-2 tại Trung tâm Y tế dựu phòng Hải Phòng. (Ảnh: Minh Thu/TTXVN)
Liên quan đến ca bệnh số 2148 tái dương tính với SARS-CoV-2, có đi qua Cảng hàng không quốc tế Cát Bi của Hải Phòng, đến 6 giờ sáng ngày 7/3, đã có 41 người liên hệ, khai báo y tế và được hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.
Trước đó, đêm 6/3, Sở Y tế Hải Phòng phát đi thông báo khẩn số 3 liên quan đến lịch trình di chuyển của bệnh nhân số 2148 bị tái dương tính với SARS-CoV-2 đi từ sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh trên chuyến bay VN 1188 ra tỉnh Thái Bình, qua Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, Hải Phòng vào hồi 11 giờ 30 ngày 6/3/2021.
Các lực lượng chức năng đã khẩn trương điều tra rà soát những người trên chuyến bay đang cư trú tại Hải Phòng.
Đến 6 giờ sáng ngày 7/3 đã có 41 người liên hệ, khai báo y tế và được hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.
Những người trên chuyến bay nhưng lưu trú tại tỉnh, thành phố khác được hướng dẫn liên hệ với đường dây nóng các địa phương để được hỗ trợ.
Video đang HOT
Trong thời gian tới, các quận huyện, xã phường tiếp tục điều tra, cách ly y tế các trường hợp tiếp xúc với người bệnh (F1, F2), các ca bệnh nghi ngờ, người về từ vùng dịch, hoặc có đi qua địa điểm theo các thông báo của Bộ Y tế.
Ngày 6/3/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1469/QĐ-BYT về việc phân bổ đợt 1 vắcxin phòng COVID-19, vắcxin AstraZeneca cho các địa phương, đơn vị và các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19.
Trong đó, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hải Phòng được phân bổ 2.800 liều, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2 được phân bổ 200 liều vắcxin.
Sở Y tế Hải Phòng đang xây dựng kế hoạch triển khai tiêm vắcxin phòng COVID-19 cho các nhóm ưu tiên trên địa bàn thành phố.
Chuẩn bị tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển vắcxin theo đúng quy chuẩn, đồng thời tập huấn hướng dẫn cho cán bộ y tế, chuẩn bị địa điểm nhân lực, trang thiết bị thực hiện tiêm an toàn, hiệu quả.
Ngày 7/3, ngành y tế Hải Phòng tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm lần 3 để làm cơ sở báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố quyết định gỡ phong tỏa những địa điểm có liên quan đến 3 ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 trước đó.
Tính đến 7h sáng cùng ngày, thành phố Hải Phòng không có ca nhiễm mới SARS-CoV-2./.
EU, Pháp, Đức lên tiếng ủng hộ Ý chặn xuất khẩu vắcxin đến Úc
Liên minh Châu Âu (EU) bảo vệ quyết định của chính quyền Ý và ủng hộ hành động của nước này trong việc chặn xuất khẩu vắcxin phòng COVID-19 ra ngoài EU trong thông báo ngày 5-3.
Ngồi chờ tiêm vắcxin phòng COVID-19 của hãng dược AstraZeneca ở một bệnh viện tư tại Pháp ngày 5-3-2021 - Ảnh: REUTERS
Ý cho rằng nguồn cung vắcxin nói chung đang thiếu trên toàn EU và các chiến dịch tiêm chủng cần được đẩy nhanh ở châu Âu. Đồng thời, nước này dựa vào lý do AstraZeneca đã không cung cấp đủ lượng vắcxin như cam kết để ngăn chặn hãng dược này xuất khẩu lô hàng gồm 250.000 liều vắcxin đi Úc.
Bày tỏ sự đoàn kết với Ý, EU cho biết biện pháp này không nhằm vào Úc mà để đảm bảo hãng AstraZeneca phải cung cấp đủ lượng vắcxin đã cam kết cho các nước EU.
Ngày 5-3, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran cho biết Pháp cũng sẽ hành động giống Ý nếu đây là điều cần thiết để đảm bảo việc thực thi các hợp đồng của khối này với các nhà sản xuất vắcxin.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn khẳng định, theo các điều khoản chung, EU đã đúng khi yêu cầu các nhà sản xuất thực hiện cam kết theo hợp đồng và việc xuất khẩu vắcxin của các công ty dược sẽ không bị ảnh hưởng nếu họ tuân thủ đúng hợp đồng đã ký.
Đầu tháng 1-2021, EU công bố cơ chế kiểm soát xuất khẩu, cho phép dừng cung cấp vắcxin COVID-19 ra ngoài khối như một biện pháp buộc các công ty tôn trọng nghĩa vụ hợp đồng với EU đúng với tiến độ thỏa thuận.
Từ khi cơ chế này có hiệu lực vào ngày 30-1, Ủy ban châu Âu cho biết có 174 giấy phép xuất khẩu vắcxin sang 30 quốc gia ngoài EU đã được phê duyệt với những công ty thực hiện đúng hợp đồng.
EU đặc biệt bất bình với AstraZeneca vì hãng dược này cung cấp số lượng vắcxin dưới mức cam kết. Công ty thỏa thuận cung ứng 80 triệu liều vắcxin cho EU trong quý I-2021 nhưng chỉ giao được một nửa số lượng.
Theo kênh France24, EU chỉ mới tiêm chủng cho 8% dân số, thấp hơn nhiều so với Anh, hiện đã tiêm được cho 30% người dân.
Eric Mamer, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu phân trần, cho biết mặc dù EU là nhà xuất khẩu vắcxin lớn, khối này đã gặp tình trạng thiếu vắcxin trong giai đoạn đầu của chiến dịch tiêm chủng. Rất nhiều vắcxin sản xuất từ EU được xuất đi các nước thứ ba trong khi Mỹ và Anh hầu như không chia sẻ vắcxin của họ.
Ông cho biết: "Chúng tôi tin vắcxin là yếu tố quan trọng trong danh mục đầu tư của mình và mong đợi việc cung cấp vắcxin được thực hiện theo thỏa thuận. Chúng tôi đang làm việc với các công ty để đảm bảo họ cung cấp đủ số lượng đã cam kết cho Liên minh châu Âu. Với những công ty làm đúng thỏa thuận, họ không gặp vấn đề gì với xuất khẩu".
EU dự kiến sẽ tiêm vắcxin phòng COVID-19 cho ít nhất 70% người trưởng thành đủ tuổi tiêm vắcxin trong khối vào cuối mùa hè 2021.
Hành động ngăn chặn xuất khẩu vắcxin của Ý đã làm chính phủ Úc khá thất vọng. Úc đang phải tìm kiếm sự đảm bảo từ EU rằng các lô vắcxin khác sau này sẽ không bị chặn.
Canada kích hoạt chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử nước này Giới chức y tế Canada hy vọng vắcxin sẽ giúp bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất và đưa đại dịch vào tầm kiểm soát. Tiêm vắcxin phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech. (Ảnh: AFP/TTXVN) Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, ngày 14/12, Canada đã chính thức kích hoạt chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử nước này. Một cư dân...