Hải Phòng: Bước vào mùa du lịch tâm linh, vạn người đến chiêm bái
Du lịch Đồ Sơn Hải Phòng không chỉ được trời phú cho những thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp mà nơi đây còn sở hữu những kiến trúc nghệ thuật đặc sắc.
Đặc biệt có rất nhiều điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan và chiêm bái hàng năm.
Một trong số đó chính là tháp Tường Long – công trình thế kỷ có một không hai tọa lạc trên đỉnh Long Sơn (phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn). Ngọn núi đầu tiên trong 9 ngọn núi chạy dọc bán đảo Đồ Sơn được dựng trên nền móng của tòa tháp được xây từ thế kỷ thứ 11, diện tích khoảng 2.000 m2. Tháp Tường Long mang đậm nét kiến trúc của nhà Lý với nghệ thuật Phật giáo đương thời. Từ xa, tháp giống như một cây sáo, bên lòng trong rỗng và nhiều cửa sổ theo tầng, đây là nơi đặt tượng A di đà.
Tháp Tường Long. Ảnh Trọng Hải
Bên ngoài tháp được lát bằng gạch và đá hoa cương đỏ đặc trưng. Trên tháp trang trí những hoa văn chạm khắc chi tiết như những đóa sen, đóa cúc. Xung quanh chân tháp có nơi thờ Phật linh thiêng. Trước khi di chuyển đến chân tháp, du khách thường dâng hương các vị thần trong từng ngôi chùa và chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế của nghệ thuật kiến trúc thời nhà Lý.
Du khách có thể đến tháp Tường Long vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Đặc biệt vào những ngày đầu xuân là thời điểm tháp khoác lên mình tấm áo đặc sắc của cảnh xuân rực rỡ và những lễ hội xuân cầu may năm mới được tổ chức vô cùng náo nhiệt.
Không chỉ tháp Tường Long, Đền Bà Đế (thuộc phường Ngọc Hải, Quận Đồ Sơn) là một trong những ngôi đền nổi tiếng và linh thiêng tại Hải Phòng. Nơi đây không chỉ sở hữu cảnh quan sơn thủy hữu tình mà còn là câu chuyện về cuộc đời bi thương của người con gái hồng nhan bạc mệnh được tưởng thờ tại đây.
Đền Bà Đế là một trong những ngôi đền nổi tiếng và linh thiêng tại Hải Phòng. Ảnh Vĩnh Quân
Đền Bà Đế là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng, được xây dựng tựa vào chân núi Độc, có cấu trúc giản dị nhưng thanh thoát và trang nhã, trước mặt là biển, tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo.
Video đang HOT
Đền Bà Đế được xây dựng tựa vào chân núi Độc. Ảnh Vĩnh Quân
Đền được tách biệt với biển bằng hệ thống tường đá xây vững chắc và kiên cố. Hằng năm, vào dịp lễ hội, du khách lại tấp nập về đây chiêm ngưỡng cảnh đẹp và thành tâm cầu tài, cầu lộc… Đặc biệt hàng năm vào ngày 26 tháng Giêng là ngày khai xuân và cúng cơm, ngày 24, 25, 26 tháng hai là ngày lễ tạ Đức Bà. Đến đây, du khách sẽ được tham quan, chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo của ngôi đền và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống của nơi đây. Mỗi buổi chiều, khi mặt trời đã khuất sau rặng núi Độc, du khách đứng dưới gác chuông của đền ngắm nhìn khoảnh khắc hoàng hôn buông xuống.
Chùa Hang cũng là một kiệt tác tuyệt vời mà du khách nhất định phải ghé thăm trong chuyến du lịch Hải Phòng. Chùa Hang có tên chữ là Cốc tự, xưa thuộc địa bàn Vạn Tác, xã Đồ Sơn, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương; nay thuộc phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn. Ngôi chùa này là nơi đầu tiên đạo Phật du nhập vào nước ta, mở ra một nền tôn giáo phát triển qua hàng thế kỷ.
Chùa Hang là nơi đầu tiên đạo Phật du nhập vào nước ta. Ảnh Vĩnh Quân
Chùa có thế lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển Đồ Sơn. Đến thăm chùa Hang, du khách sẽ có cơ hội thưởng ngoạn cảnh sắc núi non tuyệt đẹp, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công trình tâm linh có tuổi đời hàng thế kỷ.
Đến với Đồ Sơn, du khách không thể bỏ qua một địa điểm du lịch là Đảo Hòn Dấu thuộc phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn. Đảo cách đất liền gần 01km với diện tích 13,79 ha. Trên đảo Hòn Dấu có đền thờ Nam Hải Thần Vương. Nơi đây thờ một vị tướng nhà Trần đã hy sinh trong trận thủy chiến với quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng và trôi dạt về hòn đảo này, được nhân dân quận Đồ Sơn lập đền thờ phụng từ năm 1288.
Đến với Đồ Sơn, du khách không thể bỏ qua một địa điểm du lịch là Đảo Hòn Dấu. Ảnh Vĩnh Quân
Đảo Hòn Dấu còn có rừng nguyên sinh với thảm thực vật đa dạng và phong phú. Đặc biệt đảo có bãi đá tự nhiên nghìn năm tuổi bao quanh đảo giữa mây trời non nước, cùng ghềnh đá Bàn đang là điểm check-in thu hút du khách đến trải nghiệm và tận hưởng cảm giác thú vị của thiên nhiên hùng vĩ.
Trên đảo Hòn Dấu có đền thờ Nam Hải Thần Vương. Ảnh Vĩnh Quân
Nằm trên đỉnh cao nhất của đảo chính là Hải đăng Hòn Dấu-Mắt ngọc của Tổ Quốc. Đây là công trình do kiến trúc sư người Pháp thiết kế và xây dựng từ năm 1892 làm nhiệm vụ dẫn đường cho tàu thuyền ra vào cảng Hải Phòng
Tháp Chuông tại đền Nam Hải Thần Vương. Ảnh Vĩnh Quân
Với các yếu tố về tự nhiên, lịch sử, văn hóa đảo Hòn Dấu được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Danh lam thắng cảnh quốc gia. Sắp tới từ ngày 1 đến ngày mùng 10/2 âm lịch UBND quận Đồ Sơn sẽ tổ chức Lễ hội đảo Hòn Dấu.
Hải Phòng: Đảo Dấu - 'viên ngọc' quý của du lịch Đồ Sơn
Sức hút của cánh rừng nguyên sinh, ngọn hải đăng trăm tuổi và câu chuyện về Nam Hải Thần Vương giúp đảo Dấu trở thành điểm đến hàng đầu tại Đồ Sơn, Hải Phòng.
Từ bến tàu khách nằm trong Khu du lịch đảo Dấu trên địa bàn phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, Tp.Hải Phòng, du khách ngồi tàu chừng 20 phút, là cập bến đảo Dấu. Do đảo Dấu rộng hơn 1 cây số vuông, nên chỉ cần chưa đến 2 giờ đồng hồ, là có thể khám phá toàn bộ điểm đến được mệnh danh là "viên ngọc" quý của du lịch Đồ Sơn.
Vào những ngày nước xuống, ngay khi bước chân lên đảo Dấu, du khách có thể bắt gặp cảnh các bà, các mẹ, các chị, các cô người Đồ Sơn với cầm chiếc búa và chiếc xô nhựa nhỏ trong tay, cặm cụi gõ hà đá tại các bãi cạn. Với giá bán 120.000 - 150.000 đồng/kg ruột hà đá, công việc này đem lại thu nhập ổn định, quan trọng trong những ngày chờ tàu của người thân trong gia đình cập bến sau những chuyến đi biển dài ngày.
Đảo Dấu trên địa bàn phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, Tp.Hải Phòng, vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ với cánh rừng nguyên sinh bao trùm toàn đảo.
Thăm đảo Dấu, nơi du khách thường ghé đầu tiên là đền thờ Nam Hải Thần Vương. Tương truyền, ngài là vị tướng dưới thời nhà Trần. Trong cuộc chiến chống giặc Nguyên Mông, ngài đã tử trận, một phần thi thể trôi giạt vào đảo Dấu và được người dân địa phương chôn cất, lập đền thờ. Tên hiệu Nam Hải Thần Vương được sắc phong dưới thời nhà Nguyễn.
Theo lời kể của các bậc cao niên ở phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, từ khi xây đền thờ Nam Hải Thần Vương, cá heo kéo đến hàng đàn tung tăng bơi lội quanh đảo Dấu. Cứ mỗi lần cá heo nối đuôi nhau bơi từ ngoài khơi vào gần bờ, là trời yên biển lặng. Nhưng khi thấy cá heo bơi từ bờ ra khơi xa, vừa bơi, vừa nhảy vút lên khỏi mặt biển, là sắp có biển động.
Từ đó, cứ thấy cá heo bơi vào bờ, là ngư dân Đồ Sơn yên tâm ra khơi, lần nào về cũng tôm cá đầy khoang. Tin rằng Nam Hải Thần Vương hiển linh qua đàn cá heo để giúp đỡ, bảo vệ mọi người, nên vào dịp lễ hội đầu năm, ngư dân Đồ Sơn đến đền thờ làm lễ xin ngài phù hộ. Cuối năm đến làm lễ tạ ơn. Mâm lễ đơn giản, chỉ có con gà, đĩa xôi, 1 miếng thịt lợn luộc, trầu cau, hoa quả.
Đền thờ Nam Hải Thần Vương trên đảo Dấu thuộc địa phận phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, Tp.Hải Phòng.
Không chỉ giúp đỡ ngư dân, người dân địa phương và du khách có niềm tin rằng, Nam Hải Thần Vương sẽ trừng khi nghiêm khắc những hành vi ảnh hưởng đến đảo Dấu, như phá cây, bẻ cành, mang đá cuội ra khỏi đảo về làm kỷ niệm. Vì thế, đến nay đảo Dấu vẫn giữ được những nét hoang sơ vốn có.
Đến thăm đảo Dấu, du khách không nên bỏ lỡ khám phá cánh rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, phần gốc phải vài người ôm mới hết. Ngay gần đền thờ Nam Hải Thần Vương có quần thể đa búp đỏ cổ thụ đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam.
Tuyến đường nhỏ xuyên rừng nguyên sinh đến Hải Đăng Hòn Dấu trên điểm cao nhất của đảo Dấu.
Từ đền thờ Nam Hải Thần Vương, du khách tản bộ theo con đường nhỏ rợp bóng mát của cánh rừng nguyên sinh khoảng 20 phút, là tới Hải đăng Hòn Dấu. Hải Đăng Hòn Dấu cùng với Hải Đăng Kê Gà và Hải Đăng Long Châu là 3 ngọn hải đăng lâu đời nhất nước ta.
Theo tư liệu lịch sử, Hải Đăng Hòn Dấu được người Pháp xây dựng từ năm 1892, đến năm 1896 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nằm trên điểm cao nhất của đảo Dấu, gần 130 năm qua, ánh sáng của Hải Đăng Hòn Dấu đã dẫn đường cho các chuyến tàu cập bến an toàn.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giống Hải Đăng Long Châu, Hải Đăng Hòn Dấu đã hứng chịu không biết bao nhiêu bom đạn của kẻ thù. Với ý chí, quyết tâm "Còn người, còn đảo, trái tim còn đập, đèn còn sáng", các thế hệ cán bộ, công nhân bảo vệ, vận hành Hải Đăng Hòn Dấu thắp và giữ ánh sáng của ngọn đèn biển hằng đêm để bảo đảm an toàn cho những chuyến tàu cập Cảng Hải Phòng, Cảng Hòn Gai.
Du khách chụp ảnh lưu niệm trong khuôn viên Hải Đăng Hòn Dấu.
Những năm qua, vẻ đẹp của cánh rừng nguyên sinh, câu chuyện lịch sử hào hùng của ngọn đèn biển trăm tuổi, những truyền thuyết nhuốm màu tâm linh về Nam Hải Thần Vương đã thu hút biết bao du khách cũng như người dân địa phương đến với đảo Dấu. Có người đến để thăm quan, du lịch. Ngư dân cầu ra khơi sóng yên biển lặng, tôm cá đầy khoang. Dịp đầu năm mới, nhiều người cầu ăn nên, làm ra, phát tài, phát lộc.
Thế nhưng, tuyệt nhiên không ai dám bẻ một cành cây, mang một hòn đá ra khỏi đảo. Đến với đảo Dấu, ai cũng tự nhủ "Không lấy gì ngoài những bức ảnh, không để lại gì ngoài những bước chân". Chính "chiếc khiên" tâm linh đã giữ cho đảo Dấu còn vẹn nguyên sự hoang sơ vốn có dù cách khu du lịch Đồ Sơn đông đúc, sầm uất chỉ 20 phút ngồi tàu.
Thiên đường xanh giữa trùng khơi Đó là một hòn đảo nguyên sinh nằm tách biệt với đất liền, được ví như viên ngọc quý của vùng đất cổ Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Hòn Dấu vốn nằm liền kề với bán đảo Đồ Sơn, nhưng trong quá trình vận động của thềm lục địa, một phần dãy núi tách ra từ bán đảo Đồ Sơn trôi về phía...