Hải Phát đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2020 giảm 9%
Hải Phát đặt mục tiêu lãi sau thuế năm 2020 đạt 412 tỷ đồng.Hải Phát tiếp tục đặt trọng tâm vào phát triển bất động sản đô thị và bất động sản nghỉ dưỡng.
Theo báo cáo thường niên năm 2019 của CTCP Hải Phát Invest ( HoSE: HPX ), công ty đặt kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu thuần đạt 2.138 tỷ đồng, giảm gần 38% so với năm trước và lợi nhuận trước sau thuế đạt 412 tỷ đồng, giảm hơn 9%.
Nguồn: BCTN Hải Phát Invest.
Năm 2019, Hải Phát ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt gần 3.432 tỷ đồng, tăng 79% so với năm 2018. Trong đó, doanh thu kinh doanh bất động sản đến từ các dự án Roman Plaza (phần cao tầng, chiếm 42%), Phú Lương (biệt thự – liền kề thấp tầng, chiếm 23%), The Vesta Phú Lãm (nhà ở xã hội, chiếm 16%). Công ty ghi nhận thêm hoạt động môi giới bất động sản với thương hiệu Hải Phát Land, chiếm gần 10% trong cơ cấu tổng doanh thu. Lợi nhuận trước thuế đạt 632 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 446,7 tỷ đồng, giảm 9,4% so với năm trước. Theo đó, công ty chỉ hoàn thành 87,4% kế hoạch doanh thu và 63% kế hoạch lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ.
Nguồn: BCTN Hải Phát Invest.
Định hướng năm 2020, Hải Phát tiếp tục đặt trọng tâm vào phát triển bất động sản đô thị và bất động sản nghỉ dưỡng. Đối với các sản phẩm bất động sản đô thị, công ty lựa chọn phát triển các sản phẩm ở phân khúc trung cấp và tiệm cận cao cấp, tập trung vào các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương hoặc lân cận.
Video đang HOT
Đối với sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng, Hải Phát lựa chọn phát triển các dự án với sản phẩm có tiêu chuẩn và hệ thống quản lý vận hành với cấp độ từ 4 sao trở lên. Các loại hình sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng đa dạng từ biệt thự nghỉ dưỡng, bungalow, căn hộ khách sạn…Những khu vực vẫn còn dư địa tăng trưởng cao, có tiềm năng phát triển du lịch như Vũng Tàu, Bình Thuận, Cần Thơ…sẽ được công ty hướng đến.
Trên cơ sở những sản phẩm mục tiêu hướng tới, Hải Phát tập trung tạo lập quỹ đất tại các tỉnh, thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh, có tăng trưởng kinh tế tốt như: Lạng Sơn, Nam Định, Thanh Hóa, TP HCM, Cần Thơ, Phú Yên,…
Ngoài ra, Hải Phát cũng đưa ra những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt như khó khăn trong thủ tục hành chính đối với việc cấp phép dự án mới hay hoạt động thắt chặt tín dụng của ngân hàng đối với lĩnh vực bất động sản. Bên cạnh đó, các yếu tố gián tiếp như căng thẳng địa chính trị thế giới gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán nói chung và công tác huy động vốn doanh nghiệp nói riêng; diễn biến dịch bệnh Covid-19 trong những tháng đầu năm gây áp lực lên tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2020.
Hải Triệu
Chủ tịch Novaland nêu ra thông điệp gì cho năm 2020 khó khăn?
Thực tế, tác động của dịch COVID-19 đối với ngành du lịch toàn cầu đang làm trì hoãn mở bán các dự án khách sạn - nghỉ dưỡng khác trong năm nay. Theo giới phân tích, việc bùng phát dịch cũng thách thức tăng trưởng giá trị bán hợp đồng của Novaland.
Dịch virus corona (COVID-19) bùng phát đang gây áp lực lên nền kinh tế nói chung, và các ngành hàng nói riêng, đặc biệt ngành du lịch cũng như doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
2020 là một năm đầy thách thức!
Là Tập đoàn nổi lên những năm gần đây với hàng loạt dự án nằm trong trung tâm Tp.HCM, cũng như dự án BĐS nghỉ dưỡng cùng đô thị vệ sinh được triển khai năm 2019, Chủ tịch Novaland, ông Bùi Thành Nhơn phân trần tại BCTN: "Năm 2020 sẽ là một năm đầy thử thách trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, đồng thời kinh tế vi mô và vĩ mô có nhiều thay đổi, Novaland theo đó sẽ tập trung vào dự án có nhu cầu thiết thực, phù hợp khả năng chi trả của khách hàng".
Thực tế, tác động của dịch COVID-19 đối với ngành du lịch toàn cầu đang làm trì hoãn mở bán các dự án khách sạn - nghỉ dưỡng khác trong năm nay. Theo giới phân tích, việc bùng phát dịch cũng thách thức tăng trưởng giá trị bán hợp đồng của Novaland. Theo ước tính từ Chứng khoán Bản Việt (VCSC), lượng backlog tính đến cuối 2019 đạt 66.500 tỷ đồng (tăng 79%), trong đó 23% đến từ các dự án bàn giao tại Tp.HCM được hoãn ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tính đến cuối 2019 do gặp khó khăn trong việc hoàn thành các thủ tục pháp lý cuối cùng. Cơ cấu backlog tính đến cuối 2019 như sau: các dự án nhà ở tại Tp.HCM (59%), dự án khách sạn - nghỉ dưỡng (29%) và Aqua City (12%).
Ngược lại, chiến lược dài hạn theo Novaland vẫn không đổi, năm 2020 là giai đoạn thứ 2 (chiến lược 2018-2025) với mục tiêu tiếp tục phát triển 3 dòng sản phẩm gồm: BĐS trung tâm, BĐS khu đô thị vệ tinh và BĐS nghỉ dưỡng, tổng sản phẩm cho năm này dự kiến đạt 8.000 đơn vị.
Tính đến năm 2019, Novanland có đến 40 dự án nhà ở tại các khu vực trung tâm Tp.HCM, 5 dự án BĐS nghỉ dưỡng với 60.000 sản phẩm đã và đang phát triển, 60% doanh thu đến từ loại hình căn hộ. Tương ứng, tổng tài sản Tập đoàn tính đến cuối năm 2019 tăng mạnh 30% lên 89.979 tỷ đồng chủ yếu do tang luơng hang tôn kho.
Hang tôn kho tang 84% so vơi cuôi nam 2018 len 57.206 ty đông, trong đo BĐS đang xay dưng chiêm khoang 90% tông hang tôn kho, thong qua tang cac dư an mua mơi trong nam nhu NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram, NovaHills Mui Ne, NovaBeach Cam Ranh, Aqua City, The Grand Manhattan, Palm Marina va dư an khac ơ Binh Thuạn.
Không dừng lại, ban lãnh đạo tiếp tục đặt kế hoạch ngân sách M&A đạt 12.000-13.000 tỷ đồng trong năm 2020, tương đương mức 14.000 tỷ đồng năm 2019. Chi tiết, Novaland đang lên kế hoạch thâu tóm quỹ đất khoảng 500ha ở gần dự án Aqua City từ năm 2020 trở đi.
Áp lực dòng tiền?
Tham vọng bành trướng đang gây áp lực lên dòng tiền Tập đoàn. Ghi nhận giai đoạn 2015-2019, lượng tiền mặt và tương đương tiền giảm đáng kể, riêng năm 2019 sụt giảm phân nửa. Chiều ngược lại, CAGR của dư nợ tăng 34%, đặc biệt nợ dài hạn với con số 5 năm qua lên đến 60%.
Tập đoàn cũng gia tăng vay nợ. Tính đến thời điêm 31/12/2019, tổng nợ ghi nhạn 65.518 ty đông tang 33% so vơi thơi điêm 31/12/2018 chu yêu do tang nơ phai tra dai han. Trong đó, nơ dai han tang len 46.708 ty đông, chu yêu tư viẹc tang khoan vay mơi va cac khoan phai tra tư nhạn hơp tac đâu tu, phat triên dư an tư ben thư ba cho cac dư an cua Tạp đoan. Quý 4/2019, Novaland đa huy đọng vốn từ Credit Suisse vơi han mưc 600 triẹu USD. Trong đo, nam 2019 đa giai ngan 309 triẹu USD, nguôn han mưc con lai la 291 triẹu USD, đay la nguôn han mưc phuc vu hoat đọng cua Tạp đoan trong nam 2020.
Với hệ số nợ/vốn chủ xấp xỉ 2,5 lần, năm 2019 Tập đoàn chi hơn 2.500 tỷ cho lãi vay (năm 2018 chi 1.678 tỷ, theo báo cáo lưu chuyển dòng tiền), dòng tiền hoạt động Tập đoàn năm qua -4.609 tỷ đồng, tức tăng 7,6 lần so với mức -608 tỷ của năm ngoái.
Nhìn chung, với lĩnh vực BĐS, rủi ro lớn nhất đến từ chính sách, và mới đây nhất dịch COVID-19 khiến ảnh hưởng đến nguồn tiền vào của doanh nghiệp; trong khi áp lực lãi vay và các khoản nợ vẫn hiện hữu.
Mới đây nhất, Novaland đã gửi đơn 'kêu cứu' lên Bộ Xây dựng liên quan đến việc thực hiện dự án Khu dân cư tại khu đất 30,224ha phường Bình Khánh, quận 2 (Tp.HCM) do Công ty TNHH Quốc tế Thế kỷ 21 - thành viên của Novaland làm chủ đầu tư. Đây là dự án mà Novaland đã rót vào hơn 6.000 tỷ đồng nhưng hơn 2 năm qua chưa được triển khai. Novaland cho biết, điều này khiến Công ty mất thanh khoản và có nguy cơ gây nợ xấu gần 50.000 tỷ đồng cho hệ thống ngân hàng, 250.000 khách hàng biểu tình đòi trả nhà.
Biến động giá cổ phiếu Novaland trong 1 năm
Bảo An
Hải Phát Invest (HPX) chốt danh sách cổ đông phát hành 30 triệu cổ phiếu trả cổ tức Tỷ lệ phát hành 15%. Ngày 30/3 tới đây CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest - mã chứng khoán HPX) sẽ chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2018 tỷ lệ 15%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận về 15 cổ phiếu mới. Theo đó, Hải Phát Invest sẽ phát...