Hải Phát chuyển mình để thích nghi
Khi thị trường đi xuống do ảnh hưởng của dịch Covid-19, bên cạnh những doanh nghiệp địa ốc có nguy cơ đứng bên bờ vực phá sản, thì cũng có những doanh nghiệp bằng chiến lược của mình đã biết “tích cốc phòng cơ” tranh thủ thời cơ để tái cấu trúc doanh nghiệp, hoàn thành thủ tục hồ sơ pháp lý các dự án và chuẩn bị nguồn vốn tốt sẵn sàng triển khai dự án ngay sau khi thị trường hồi phục. Điển hình trong số những doanh nghiệp bất động sản đang có những thay đổi lớn phải kể đến như Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát (MCK: HPX).
Tranh thủ “tích cốc phòng cơ”
Nhắc đến Hải Phát, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những dự án lớn mà doanh nghiệp này đã triển khai và đưa vào sử dụng như dự án The Pride, Roman Plaza, The Vesta, Khu đô thị mới Phú Lương, Thuận An Central Lake, HPC Landmark 105, HaNoi Homeland, Nhà phố thương mại 24h Vạn Phúc…
Trong cơ cấu danh mục các dự án của Hải Phát, ngoài một số dự án tại Bình Thuận và Cần Thơ đã được Hải Phát công bố thì cách đây không lâu, liên danh Hải Phát và Công ty TNHH Hà Sơn vừa trúng thầu dự án Khu đô thị mới Mai Pha (Lạng Sơn) với quy mô gần 92 ha và tổng mức đầu tư gần 2.900 tỷ đồng. Ngoài những dự án Hải Phát đã công bố, doanh nghiệp này còn sở hữu quỹ đất lớn lên tới hàng trăm hec-ta tại các tỉnh thành có tốc độ phát triển như Đà Nẵng, Phú Yên, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ…
Nói về ảnh hưởng của Covid-19 đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, Ban lãnh đạo Hải Phát cho biết, trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Hải Phát đã chủ động điều phối công việc hoạt động kinh doanh sao cho hiệu quả nhất, nhưng vẫn đảm bảo áp dụng đúng Chỉ thị 16 của Chính phủ về việc giãn cách xã hội cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe cho CBNV trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Ban Lãnh đạo Hải Phát cũng chia sẻ thêm, đối với Hải Phát – một tên tuổi đã có hơn 16 năm hình thành và phát triển trên thị trường, bằng năng lực và kinh nghiệm của mình Hải Phát cũng đã chứng kiến và trải qua các giai đoạn của thị trường Bất động sản từ tăng trưởng – ổn định – nóng sốt – đóng băng – trầm lắng – phục hồi và tăng trưởng trở lại…
Hải Phát đã có kinh nghiệm để ứng phó với những giai đoạn khó khăn của thị trường trong những năm 2008 – 2009 và trong giai đoạn thị trường Bất động sản chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh như hiện nay thì Hải Phát cũng đã có đối sách.
Video đang HOT
Cụ thể, trong giai đoạn này Hải Phát sẽ tái cơ cấu nguồn nhân lực, hoàn thành hồ sơ pháp lý các dự án để chuẩn bị triển khai, tiếp tục phát triển quỹ đất tại các tỉnh thành có tốc độ phát triển lớn trên cả nước và tái nhận diện thương hiệu Hải Phát trên thị trường.
Thay đổi để hoàn thiện
Đối với việc thay đổi nhận diện thương hiệu, đây không phải là lần đầu tiên Hải Phát thay đổi nhận diện, nhưng việc thay đổi nhận diện lần này được đánh giá là sự thay đổi có tính toàn diện và giúp nhận diện thương hiệu tốt nhất.
Logo thương hiệu mới của Hải Phát mang lại cảm giác mạnh mẽ và giúp nhận diện thương hiệu tốt.
Logo mới của Hải Phát bao gồm 2 phần, phần hình là 6 hình vuông màu cam tượng trưng cho các khối nhà cao tầng được sắp xếp từ thấp lên cao thể hiện sự tăng trưởng bền vững, đây cũng là thế mạnh của Hải Phát trong lĩnh vực đầu tư, phát triển các dự án Bất động sản; 3 hình vuông có đường chỉ màu vàng tượng trưng cho những mũi tên luôn hướng về phía trước thể hiện khát vọng vươn tới những tầm cao mới.
Các hình vuông được bố trí tăng dần đều từ trái qua phải thể hiện những bước tiến không ngừng mở rộng về quy mô của Công ty, đồng thời luôn có sự kế thừa, tích lũy và lan tỏa những giá trị cốt lõi. Mặt khác, những hình vuông nhỏ trong logo còn tượng trưng cho các công ty con và các đơn vị thành viên, thể hiện sự lớn mạnh về quy mô của hệ sinh thái Bất động sản Hải Phát.
Thông qua việc thay đổi nhận diện thương hiệu, Ban Lãnh đạo Hải Phát kỳ vọng rằng hình ảnh mới của Công ty sẽ góp phần nâng cao giá trị doanh nghiệp, tiến tới đưa Hải Phát trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực Bất động sản, nâng cao sức cạnh tranh của Hải Phát tại thị trường và đưa Hải Phát vươn lên tầm cao mới.
Ninh Việt
Doanh nghiệp địa ốc, xây dựng liên tục báo tăng trưởng âm
Nhiều doanh nghiệp bất động sản và xây dựng công bố báo cáo tài chính quý I/2020 với kết quả kinh doanh không mấy khả quan.
Sau một vài doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính với kết quả lạc quan từ tuần trước, thì tuần này, bức tranh ngành xây dựng và địa ốc đã lộ nhiều mảng tối.
Công ty cổ phần Địa ốc Chợ Lớn (RCL) vừa công bố báo cáo tài chính với một kỳ tăng trưởng âm. Tổng doanh thu trong kỳ chỉ đạt 9,3 tỷ đồng, giảm 14,8 tỷ đồng, tương đương 61,4% so với quý 1/2019. Trong quý I/2020, Địa ốc Chợ Lớn đã cắt giảm chi phí bán hàng từ 568 triệu đồng xuống 366 triệu đồng.
Nhiều doanh nghiệp địa ốc, xây dựng tăng trưởng âm. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, chi phí này khiêm tốn hơn tổng chi phí nên kết quả là lợi nhuận của RCL vẫn đi lùi. Lợi nhuận sau thuế quý 1/2020 giảm 2,5 tỷ đồng, tương đương 67,6%.
Bất động sản và xây dựng thường là hai ngành "đồng hành" với nhau. Khi bất động sản đi lùi, xây dựng khó có thể tăng trưởng. Vì vậy, không bất ngờ khi kết quả kinh doanh của một số công ty xây dựng mới công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 cũng cho thấy bức tranh màu tối.
Công ty cổ phần Xây dựng số 9 chỉ đạt doanh thu 163 tỷ đồng, giảm 107 tỷ đồng, tương đương 39,6% so với quý 1/2019. Giá vốn hàng bán giảm rất sâu, từ 255 tỷ đồng xuống 149 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp của công ty giảm nhẹ từ 14,9 tỷ đồng xuống 13,5 tỷ đồng.
Thế nhưng, trong kỳ, do chi phí tài chính tăng mạnh lên 8,6 tỷ đồng nên kết quả là lợi nhuận sau thuế của công ty "lao dốc", chỉ đạt 121 triệu đồng, giảm 1,06 tỷ đồng, tương đương 89,8%.
Công ty cổ phần Licogi 14 thêm một mảnh ghép vào bức tranh tối màu của ngành bất động sản xây dựng khi doanh thu giảm 21,4 tỷ đồng, tương đương 55% so với quý 1/2019. Doanh thu giảm quá sâu nên doanh thu tài chính tăng mạnh từ 1 tỷ lên 5 tỷ đồng, chi phí bán hàng giảm sâu từ 4,4 tỷ đồng xuống 1,4 tỷ đồng cũng không "giải cứu" được lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế trong kỳ chỉ đạt 7,5 tỷ đồng, giảm 8,7 tỷ đồng, tương đương 53,7%.
Công ty cổ phần xây dựng số 5 (SC5) cũng ghi tên mình vào danh sách các đơn vị đi lùi trong quý 1/2020. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ giảm 516 tỷ đồng, tương đương 54,7%, lợi nhuận sau thuế giảm 6,6 tỷ đồng, tương đương 55,9%.
SC5 thậm chí có thể giảm lãi nhiều hơn nếu công ty không nỗ lực cắt giảm tất cả các chi phí quan trọng.
Càng thêm nhiều công ty trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng công bố báo cáo tài chính, bức tranh màu xám của ngành này càng lộ rõ hơn. Tuy nhiên, hiện tại, những "ông lớn" trong ngành vẫn chưa hé lộ kết quả kinh doanh.
Châu Anh
Dịch vụ tổng hợp Dầu khí (PET) đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định bất chấp giá dầu giảm sâu Tổng công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Dầu khí (PET - HOSE) vừa công bố Báo cáo thường niên năm 2019, với mục tiêu tổng doanh thu năm 2020 đạt 9.100 tỷ đồng, giảm 9% so với thực hiện 2019, nhưng lợi nhuận sau thuế ước đạt 140 tỷ đồng, tăng 10%, cổ tức duy trì ở mức 10%. Theo Báo...