Hai ‘ông lớn’ ngành bia chật vật xoay xở trong nửa đầu năm
Tác động kép của Nghị định 100 và dịch Covid-19 đã làm các doanh nghiệp ngành bia khát kinh doanh chật vật trong nửa đầu năm 2020.
Sau khi kinh doanh thua lỗ trong quý I/2020 thì bước sang quý II, Bia Hà Nội đã có lãi ròng và tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Nghị định 100 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia giao thông chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2020 đã khiến sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp ngành bia rượ u sụt giảm đáng kể.
Dù nhiều doanh nghiệp ngành bia đã đưa ra những giải pháp, chiến dịch riêng để vượt khó nhưng “cú sốc” thứ hai đến từ đại dịch Covid-19 và các quy định giãn cách xã hội đã giáng “đòn chí tử” vào thị trường bia Việt Nam. Trong đó, hai “ông lớn” trong ngành là Tổng công ty Bia – R ượu – Nước giải khát Sài Gòn ( Sabeco, HoSE: SAB) và Tổng công ty Bia – Rư ợu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco, HoSE: BHN) không tránh khỏi tác động.
Trong quý I/2020, Bia Hà Nội bất ngờ lỗ đậm gần 100 tỷ đồng. Đây là khoản lỗ thứ hai theo quý của BHN kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán. Trước đó, doanh nghiệp này đã từng ghi nhận lỗ ròng gần 16 tỷ vào quý IV/2016.
Sang quý II, “ông lớn” này lội ngược dòng khá ngoạn mục khi đạt lợi nhuận sau thuế 245 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, doanh thu quý vẫn giảm 13%.
Để có được kết quả khả quan như vậy, BHN đã tiến hành cắt giảm mạnh chi phí. Cụ thể, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 23% và 5,8% so với quý II/2019. Chi phí bán hàng – chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí giảm tới 30%.
Khép lại nửa đầu năm 2020, doanh thu lũy kế của BHN giảm 28% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2.892 tỷ đồng. Lãi ròng 6 tháng đầu năm giảm sâu 51%, chỉ thu về 147,3 tỷ đồng do phải gánh khoản lỗ lớn trong quý I.
Video đang HOT
Ngành bia đang chịu thế “gọng kìm” tạo ra bởi Nghị định 100 và dịch Covid-19
Với Bia Sài Gòn, quy mô lớn hơn nên tác động càng rõ rệt.
Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý II/2020 của Bia Sài Gòn đều giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019, tương ứng đạt 7.135 tỷ đồng và 1.215 tỷ đồng. So với kết quả kinh doanh ảm đạ m ở quý I (lợi nhuận sau thuế: 716 tỷ đồng) thì kết quả thu về ở quý II/2020 của SAB cũng đã là một sự cải thiện đáng kể.
Kết thúc nửa đầu năm 2020, doanh thu và lợi nhuận lũy kế 6 tháng đầu năm của Sabeco lần lượt là 12.044 tỷ đồng và 1.932 tỷ đồng, tương ứng giảm 34% và 31% so với cùng kỳ năm trước.
Một điểm chung của SAB và BHN là ban lãnh đạo 2 doanh nghiệp này đều khá rụt rè trong bối cảnh khó khăn chung. Minh chứng là kế hoạch kinh doanh năm 2020 của cả SAB và BHN đều giảm sâu so với mức thực hiện của năm 2019.
Cụ thể, Bia Hà Nội dự kiến doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2020 sẽ giảm lần lượt 43% và 50,6% so với năm 2019, tương ứng là 4.238 tỷ đồng và 248 tỷ đồng. Như vậy, kết quả thu về nửa đầu năm của BHN đã hoàn thành 68% về doanh thu và 59% về lợi nhuận.
Tương tự, Bia Sài Gòn cũng đề ra kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt giảm 37% và 39% so với mức thực hiện năm 2019. Do đó, dù kết quả thu về có sự sụt giảm khá mạnh nhưng vẫn đã hoàn thành quá bán kế hoạch đề ra.
Trên thị trường chứng khoán, ở thời điểm đầu quý II/2020 khi dịch bệnh bùng phát mạnh trong nước, thị giá cổ phiếu BHN đã tụt xuống vùng giá 41.000 đồng/cổ phiếu trước khi tăng trở lại về 49.000 đồng/cổ phiếu (giá đóng cửa phiên 5/8/2020).
Trong khi đó, thị giá của SAB lại liên tục suy giảm. Từ chỗ chốt phiên 10/7 với thị giá lên tới 206.000 đồng, mỗi cổ phiếu SAB chốt phiên 5/8 chỉ còn có giá 175.000 đồng.
Sabeco vẫn nỗ lực "tung tiền" để tăng doanh thu vào cuối năm
Tình hình kinh doanh của Sabeco trong 2 quý đầu năm nay giảm sút mạnh, tuy nhiên Sabeco vẫn trông chờ vào sự thay đổi từ tình hình cuối năm nay.
Ảnh: TL
Doanh thu đã dần khởi sắc
Theo thông tin từ Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), tình hình kinh doanh của Sabeco đã có nhiều cải thiện so với quý I vừa qua.
Theo đó, kết quả kinh doanh quý II với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Sabeco đều giảm 21% so với cùng kỳ 2019, lần lượt đạt 7.140 tỉ đồng và 1.220 tỉ đồng. Trong khi, doanh thu quý I đạt 4.908,8 tỉ đồng, lợi nhuận 717 tỉ đồng, lần lượt giảm 47,4% và 44,4%.
Theo lãnh đạo Công ty, chia sẻ tình hình đã được cải thiện nhiều do tăng trưởng 70% so với quý I và công ty cho rằng mình "đang lấy lại đà tăng trưởng khi thị trường đang hồi phục sau đại dịch".
Biên lợi nhuận gộp được cải thiện đáng kể, từ 26,5% lên xấp xỉ 31%. Luỹ kế doanh thu nửa đầu năm giảm 35%, đạt 12.040 tỉ đồng. Bình quân mỗi tháng công ty thu trên 2.000 tỉ đồng, trong đó bia đóng góp khoảng 89% và phần còn lại đến từ bao bì vật tư, nước giải khát, rượu cồn.
Lợi nhuận sau thuế cũng tăng trưởng âm hai chữ số, chỉ đạt 1.930 tỉ đồng. Ban lãnh đạo Sabeco hồi đầu năm đã dự liệu những khó khăn nên đặt kế hoạch doanh thu thuần 23.800 tỉ đồng và lợi nhuận 3.252 tỉ đồng, giảm khoảng 37% so với năm trước. Doanh nghiệp dẫn đầu thị phần bia tại Việt Nam lo ngại tác động của đại dịch đến hoạt động kinh doanh khi các quán bia rượu, karaoke và câu lạc bộ đêm phải đóng cửa thời gian dài.
Sự cạnh tranh thị phần cũng gay gắt hơn dù xu hướng tiêu thụ các dòng bia cao cấp có thể tăng nhờ thu nhập người dân được cải thiện. Nghị định 100 liên quan đến cấm lái xe khi uống rượu bia và Nghị định 24 với những quy định khắt khe hơn với hoạt động tiếp thị, quảng cáo bia cũng là thách thức không nhỏ.
Trước đó, trong cuộc họp đại hội cổ đông đầu năm, lãnh đạo Sabeco từng xác nhận thông tin mất thị phần vào tay đối thủ do bị tung tin giả mạo. Cụ thể, dù không nhắc đích danh đối thủ là hãng nào, song ông Bennett Neo, Tổng giám đốc Sabeco thừa nhận, Sabeco đã mất thị phần tại một số địa phương bởi ảnh hưởng từ việc tung tin giả ác ý của đối thủ.
Tại buổi ra mắt bia Lạc Việt, doanh nhân 51 tuổi này thẳng thắn cho rằng, các tin đồn ác ý nhắm vào Sabeco, ảnh hưởng đến việc bán hàng khu vực miền Trung. Thực tế thể hiện qua kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm thấp nhất tính theo quý trong vòng 7 năm, và kết quả kinh doanh 6 tháng thấp nhất trong 5 năm qua.
Sabeco vẫn tung mạnh gói quảng cáo
Vẫn như mọi năm, dù khó khăn về doanh thu và lợi nhuận nhưng Sabeco vẫn không giảm chi phí cho hoạt động quảng cáo. Trong 2 quý đầu năm, tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Sabeco là 1.708 tỉ đồng, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ 2019. Riêng trong quý II, ngân sách chi cho bán hàng tăng tới 23% còn chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh 15% so với cùng kỳ năm trước.
Trong các khoản mục chi phí cụ thể, Sabeco đã chi ra 766 tỉ đồng sau 6 tháng cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị, hỗ trợ, cao hơn 27% so với nửa đầu 2019. Trung bình mỗi ngày, đại gia ngành bia dành ngân sách hơn 4 tỉ đồng để quảng cáo, tiếp thị dù doanh thu sụt giảm mạnh. Thay vào đó, một số chi phí trong sản xuất lai được siết chặt như, chi phí nhân công, bao bì luân thấp hơn đáng kể so với năm trước.
Tính riêng trong tháng 6, Sabeco ra mắt một thương hiệu bia mới. Công ty cũng khai trương giai đoạn đầu trong dự án đầu tư mở rộng công suất nhà máy Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi để tranh thu sự suy yếu của đối thủ.
Năm nay, Sabeco đặt mục tiêu 23.800 tỉ đồng doanh thu và 3.250 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế với viễn cảnh thị trường tiêu thụ bia gặp nhiều khó khăn. So với kế hoạch này, công ty hoàn thành 51% chỉ tiêu doanh thu và 59% lợi nhuận sau nửa năm. Trong một trả lời hồi đầu năm, ông Bennett Neo, Tổng giám đốc Sabeco từng tuyên bố Sabeco sẽ cố gắng để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, kế hoạch trong 6 tháng cuối năm của Sabeco chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi việc dịch COVID-19 đang bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp tại Việt Nam. Nhiều địa phương, trong đó có 2 thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội đã quyết định tạm dừng hoạt động các quán bar, vũ trường, hạn chế các sự kiện tập trung đông người. TP. Đà Nẵng đã cách ly xã hội. Có thể, doanh thu và lợi nhuận của Sabeco sẽ tiếp tục sụt giảm như thời điểm quý I vừa qua.
Chịu tác động kép, Sabeco lên kế hoạch giãm lãi tới 39% trong năm 2020 Sabeco vừa công bố kế hoạch kinh doanh khá thận trọng, giảm lãi sau thuế tới 39% so với cùng kỳ năm ngoái trong năm nay do từ khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ đầu năm và dịch COVID-19. Công nhân vận chuyển sản phẩm của Sabeco đi tiêu thụ. (Nguồn: TTXVN) Tổng Công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài...