Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, Pháp hướng vào Biển Đông
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ hướng đến Biển Đông cùng nhóm tác chiến tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp, giữa nhiều hoạt động viếng thăm của 2 nhóm tàu này trong khu vực.
Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ đến Thái Lan hôm 27.1. ẢNH: DVIDS
Trang USNI News ngày 1.2 đưa tin nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ đang hướng đến Biển Đông với nhóm tác chiến tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp, sau khi kết thúc chuyến thăm Thái Lan hôm 31.12.
Trước đó, tàu sân bay USS Carl Vinson cập cảng tại Laem Chabang (tỉnh Chonburi, Thái Lan) vào ngày 27.1 sau 3 tuần hoạt động ở Biển Đông. Trong nhóm này còn có tàu tuần dương USS Princeton và 2 tàu khu trục USS Sterett và USS William P. Lawrence.
Tại Thái Lan, đã xảy ra va chạm giữa tàu USS William P. Lawrence với tàu USS Princeton, gây thiệt hại cho phần thượng tầng của 2 tàu nhưng không có người bị thương. Thiệt hại này không gây trở ngại cho việc 2 tàu rời cảng, khi dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho thấy 2 chiếc cùng cả nhóm rời đi tại vịnh Thái Lan.
Trước khi cập cảng Laem Chabang, tàu sân bay USS Carl Vinson đã đón tiếp Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai hôm 26.1.
Video đang HOT
“Những chuyến thăm cảng như thế này là minh chứng cho tầm quan trọng sống còn của liên minh và đối tác Mỹ – Thái Lan, đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Chúng ta có lịch sử chung, lợi ích chung và các giá trị chung sẽ tiếp tục đoàn kết chúng ta vì lợi ích của 2 quốc gia”, theo chuẩn đô đốc Michael Wosje, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay số 1 của Mỹ.
Giờ đây, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson hướng đến Biển Đông với nhóm tàu của Pháp, gồm tàu sân bay Charles De Gaulle, tàu khu trục Forbin, 2 tàu hộ tống Provence và Alsace, cùng tàu tiếp liệu Jacques Chevallier và một tàu ngầm tấ.n côn.g chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Pháp đang trong đợt điều động mang tên Clemenceau 25 tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp. ẢNH: HẢI QUÂN MỸ
Hôm 28.1, tàu sân bay Charles De Gaulle cập cảng Lombok trong lần đầu tiên ghé Indonesia, theo thông cáo Hải quân Indonesia. Trong khi đó, các tàu còn lại trong nhóm ghé thăm cảng Benoa ở Bali.
Ngoài ra, tàu khu trục HMAS Hobart của Hải quân Hoàng gia Úc đến Benoa hôm 26.1 và rời đi 2 ngày sau đó để hướng đến vịnh Subic ở Philippines.
Các tàu Forbin và Provence sẽ đến Manila (Philippines), trong khi tàu Alsace sẽ đến Okinawa (Nhật Bản), theo thông cáo của Hải quân Indonesia. Thông cáo không đề cập thời điểm tàu sân bay Charles De Gaulle rời đi, nhưng có thể tàu này sẽ rời đi vào ngày 3.2.
Tàu sân bay Pháp cũng sẽ hướng đến Manila và nhóm tàu này sẽ tham gia cuộc tập trận Pacific Stellar ở biển Philippines với các nước Úc, Canada và Nhật Bản.
Pháp sắp điều tàu sân bay duy nhất đến Philippines
Tàu sân bay Charles de Gaulle cùng đội tàu hộ tống của hải quân Pháp sẽ ghé thăm Philippines vào tháng 2, báo hiệu mối quan hệ an ninh hàng hải ngày càng phát triển giữa 2 bên.
Đại sứ Pháp tại Philippines Marie Fontanel đã đưa ra thông báo trên tại một diễn đàn hợp tác hàng hải ở thành phố Makati (Philippines) vào ngày 22.1, theo Hãng tin AFP. Bà Fontanel cho biết chuyến thăm của nhóm tác chiến tàu sân bay Pháp hoàn toàn phù hợp với thỏa thuận vào năm 2023 giữa các cơ quan quốc phòng của 2 quốc gia.
Tàu sân bay Charles de Gaulle của hải quân Pháp. ẢNH: REUTERS
Theo AFP, Pháp đang tìm cách khẳng định lại tầm quan trọng của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, Philippines đang cố gắng tăng cường quan hệ với các đối tác và đồng minh trong bối cảnh nước này đang có những tranh chấp lãnh thổ liên quan Biển Đông.
Đại sứ Pháp Fontanel nói thêm rằng nhóm tác chiến tàu sân bay Charles de Gaulle dự kiến sẽ tham gia một cuộc tập trận hàng hải với Mỹ tại biển Philippines.
Trong những năm qua, Philippines và Pháp đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong hợp tác an ninh hàng hải. Chỉ riêng trong năm 2024, Pháp đã tham gia tích cực vào cuộc tập trận Balikatan lần thứ 39 và tiến hành triển khai nhóm máy bay tại căn cứ không quân Clark (Philippines) thuộc khuôn khổ Pegase 24 - sứ mệnh thường niên của Lực lượng Không quân và Vũ trụ Pháp tới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Manila và Paris cũng dự kiến sớm đàm phán về một hiệp ước quốc phòng cho phép họ triển khai quân đội tới lãnh thổ của nhau, tương tự như các thỏa thuận giữa Philippines với Mỹ và Nhật Bản.
Bà Fontanel cho biết: "Kể từ khi Tổng thống Emmanuel Macron công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào năm 2018, Pháp đã tích cực tăng cường quan hệ đối tác trên khắp khu vực. Chiến lược này thúc đẩy đối thoại và xây dựng sự đồng thuận, cung cấp khuôn khổ để giải quyết các tranh chấp".
Ngoài vấn đề an ninh hàng hải, bà Fontanel nhấn mạnh Paris cũng mong muốn tăng cường hợp tác với Manila về an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường biển.
Trong một diễn biến khác, tàu sân bay Charles de Gaulle hiện tham gia cuộc tập trận Le Perouse 2025, có sự tham gia của 13 tàu hải quân và hơn 30 máy bay từ Pháp, Malaysia, Singapore, Indonesia, Canada, Mỹ, Anh, Ấn Độ và Úc. Theo The Manila Times, cuộc tập trận diễn ra từ ngày 16 - 24.1 tại một số tuyến đường thương mại hàng hải quan trọng của thế giới.
Trung Quốc tuần tra tác chiến ở Biển Đông, Mỹ triển khai tàu sân bay Quân đội Trung Quốc đã tiến hành cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu kéo dài 2 ngày ở Biển Đông, theo South China Morning Post hôm nay 19.1. Chiến khu Nam bộ của quân đội Trung Quốc tuyên bố lực lượng hải quân và không quân thuộc chiến khu này đã tuần tra ở Biển Đông trong ngày 17 và 18.1, theo...