Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ gặp nhau giữa căng thẳng
Mặc dù đã quen biết nhau đã nhiều năm song cuộc gặp ngày 14/6 sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trên cương vị nguyên thủ quốc gia.
Ngày 24/8/2016, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói chuyện với giới truyền thông sau cuộc họp ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh quan hệ song phương đang rơi vào thời điểm cực kỳ căng thẳng.
Theo hãng tin AP, hai đồng minh thuộc khối Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hiện vẫn gặp nhiều bất đồng trong nhiều vấn đề, bao gồm việc Mỹ hỗ trợ lực lượng người Kurd tại Syria cũng như phi vụ mua hệ thống vũ khí Nga của Thổ Nhĩ Kỳ. Hồi tháng 4, Tổng thống Biden còn khiến Ankara tức giận khi tuyên bố rằng vụ sát hại 1,5 triệu người Armenia của đế quốc Ottoman là “tội diệt chủng”.
Những đời tổng thống Mỹ trước đó đều tránh sử dụng cụm từ trên do lo ngại nó có thể làm phức tạp thêm quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, bên cạnh những chỉ trích đối với quyết định trên của Mỹ, Tổng thống Erdogan không “ăn miếng trả miếng” đối với Washington. Phản ứng khá yên ắng từ phía nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ ngầm cho thấy ông muốn giữ mối quan hệ tốt với người đồng cấp Biden.
“Đặc biệt là vì ông ấy cần mối quan hệ kinh tế đó với Mỹ, vốn được xây dựng rất nhiều trên nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang hoạt động gắn liền với phương Tây”, Rachel Ellehuus – nhà phân tích tại viện Nghiên cứu Quốc tế Chiến lược Washington – lý giải.
Trước khi bay tới Brussels để dự Hội nghị thượng đỉnh NATO, nơi ông sẽ gặp người đồng cấp Mỹ, Tổng thống Erdogan cho rằng phát ngôn của người đồng cấp Mỹ về vụ sát hại người Armenia là “rất tiêu cực” và “cách tiếp cận đó khiến chúng tôi cực kỳ thất vọng”.
Tổng thống Erdogan cũng có các cuộc gặp trực tiếp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis và Thủ tướng Anh Boris Johnson. Phát biểu trước các phóng viên trước chuyến công du, nhà lãnh đạo nói ông có kế hoạch “nhấn mạnh tầm quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ đối với các đồng minh”.
Merve Tahiroglu, điều phối viên chương trình Thổ Nhĩ Kỳ tại Dự án về Dân chủ Trung Đông, cho biết: “Điều quan trọng nhất đối với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ lúc này là tạo dựng mối quan hệ tích cực với Mỹ. Ông ấy dường như hiểu rằng để nhận được bất kỳ hình thức đầu tư quốc tế nào đến Thổ Nhĩ Kỳ, ông ấy cần phải thể hiện một hình ảnh về mối quan hệ tích cực với Mỹ”.
Tổng thống Biden thường ca ngợi các mối quan hệ cá nhân mà ông đã xây dựng với các nhà lãnh đạo thế giới trong gần 50 năm như một yếu tố để ông phục hồi danh tiếng của Mỹ sau nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump.
Trong những ngày gần đây, Tổng thống Biden tiết lộ ông đã phát triển mối quan hệ bền chặt với người đồng cấp Erdogan trong những năm qua. Tổng thống Biden vẫn nhớ lại rất vui khi gọi điện đến nhà ông Erdogan vào năm 2011 khi ông tới Thổ Nhĩ Kỳ dự Hội nghị thượng đỉnh doanh nhân toàn cầu. Lúc này, ông Erdogan đã không tham dự vì còn phải đang hồi phục sau cuộc phẫu thuật lớn, nhưng Tổng thống Biden đã ghé qua để thăm nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc trò chuyện của họ đáng lẽ ngắn gọn nhưng kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ.
Tuy nhiên, thi thoảng mối quan hệ đó vẫn trở nên phức tạp. Năm 2014, ông Biden khi đó còn làm Phó Tổng thống đã lên tiếng xin lỗi ông Erdogan sau khi từng đề cập trong một phát biểu rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã hỗ trợ các tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trỗi dậy bằng cách cho vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, Tổng thống Erdogan – người cũng có mối quan hệ “bằng hữu ấm áp” với ông Trump – phải đợi vài ngày sau mới lên tiếng chúc mừng ông Biden đắc cử.
Video đang HOT
Sau khi nhậm chức, Tổng thống Biden đợi 3 tháng mới điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ. Nội dung cuộc điện đàm sau khi ông đắc cử là về tội ác diệt chủng.
Hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ thảo luận về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tiên tiến S-400 của Nga, một thương vụ mua sắm khiến Washington tức giận và dẫn đến việc Ankara bị loại khỏi chương trình sản xuất máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ, lệnh trừng phạt các quan chức cấp cao của ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ và các lệnh cấm xuất khẩu quân sự.
Washington nói rằng hệ thống của Nga là một mối đe dọa đối với an ninh NATO và khẳng định rằng các lệnh trừng phạt không thể được dỡ bỏ cho đến khi Thổ Nhĩ Kỳ ngừng mua hệ thống này.
Thổ Nhĩ Kỳ liên tục kêu gọi đối thoại để giải quyết vấn đề. Các báo cáo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị đề xuất triển khai S-400 tại căn cứ không quân Incirlik.
Ngày 13/6, Tổng thống Erdogan cho biết các cuộc đàm phán với người đồng cấp sẽ “rất rộng” nhưng ông sẽ tập trung vào vấn đề F-35. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng dự kiến nêu vấn đề về việc Mỹ hỗ trợ quân sự cho các chiến binh người Kurd ở Syria.
Những thành phố lâu đời nhất thế giới vẫn còn người sinh sống
Những thành phố có tuổi đời hàng ngàn năm, lâu đời nhất thế giới với kiến trúc tuyệt đẹp và là nhân chứng của lịch sử. Còn rất ít thành phố như thế tồn tại đến ngày nay. Dưới đây là 14 thành phố lâu đời nhất vẫn còn có người ở.
Damascus, Syria
Damascus được nhiều người cho là thành phố có người sinh sống lâu đời nhất trên thế giới, với bằng chứng về sự sống có niên đại ít nhất là từ 11.000 năm trước. Vị trí và sự bền bỉ của nó đã khiến thành phố trở thành mối liên hệ giữa các nền văn minh khác nhau. Ngày nay, khu vực này là nơi sinh sống của khoảng 2,5 triệu người và được coi là Thủ đô Văn hóa Ả Rập.
Jericho, Bờ Tây
Các nhà khảo cổ học đã khai quật được nhiều cổ vật ở Jericho và xác định niên đại của thành phố này có từ năm 6800 trước Công nguyên.
Thật đáng kinh ngạc khi cho đến nay, Jericho vẫn có người ở trong suốt lịch sử, mặc dù vị trí của nó nằm dưới mực nước biển. Thực tế này cũng khiến thành phố trở thành địa điểm có người sinh sống lâu dài ở vị trí thấp nhất trên Trái đất. Ngày nay, Jericho có khoảng 20.000 cư dân.
Aleppo, Syria
Bằng chứng về người từng cư trú tại Aleppo có từ khoảng 8.000 năm trước, nhưng một cuộc khai quật gần đây cho thấy khu vực này là nơi sinh sống của cư dân từ khoảng 13.000 năm trước đây, khiến Aleppo và khu vực xung quanh trở thành khu định cư lâu đời nhất của con người trên Trái đất.
Do vị trí của nó nằm giữa Địa Trung Hải và Lưỡng Hà đồng thời ở cuối Con đường Tơ lụa, đi qua Trung Á nên Aleppo là trung tâm của thế giới cổ đại. Nó vẫn là thành phố đông dân nhất của Syria trong thời hiện đại.
Athens, Hy Lạp
Là "ngôi nhà cổ kính" của triết học và là nơi sản sinh ra nền văn minh phương Tây, Athens có bề dày lịch sử từ trước thời của Socrates, Plato và Aristotle. Thành phố đã liên tục có người sinh sống từ ít nhất 7.000 năm trước.
Sự hiện diện lâu đời nhất được biết đến của con người ở Athens đã được xác định từ thiên niên kỷ 11 đến thiên niên kỷ thứ 7 trước Công nguyên. Ngày nay, đây vẫn là một đô thị rộng lớn.
Argos, Hy Lạp
Là một đô thị trong suốt 7.000 năm qua, Argos đang cạnh tranh với Athens để trở thành thành phố lâu đời nhất ở châu Âu. Địa điểm nằm ở vùng đồng bằng màu mỡ Argolis đã mang lại cho Argos một vị trí quyền lực.
Plovdiv, Bulgaria
Plovdiv ban đầu là một khu dân cư của người Thracia, và là một thành phố lớn của người La Mã. Nó cũng được cai trị bởi người Ottoman trong một thời gian. Bằng chứng về sự sống ở đây có từ 6.000 năm trước. Ngày nay, Plovdiv vẫn là thành phố lớn thứ 2 ở Bulgaria, và là một trung tâm kinh tế, văn hóa và giáo dục quan trọng.
Faiyum, Ai Cập
Thành phố Faiyum của Ai Cập hiện đại chiếm một khu vực trên sông Nile, đây đã từng là nơi định cư của con người trong hàng nghìn năm, bao gồm cả thành phố cổ Shedet.
Khu vực này đã từng là nơi sinh sống của các cộng đồng nông nghiệp hơn 6.000 năm trước, mặc dù dân số của nó đã giảm trong nhiều thế kỷ do hạn hán, cuối cùng đã phục hồi khoảng 4.000 năm trước. Ngày nay, Faiyum là nơi sinh sống của khoảng 350.000 người.
Byblos, Lebanon
Mặc dù có bằng chứng về dân cư cách đây 7.000 năm, Byblos đã là một thành phố có người sinh sống liên tục trong khoảng 5.000 năm. Theo nhà văn cổ Philo của Byblos, thành phố cổ xưa nổi tiếng là thành phố lâu đời nhất trên thế giới.
Sidon, Lebanon
Có người sinh sống trong ít nhất 6.000 năm qua, Sidon là một trong những thành phố quan trọng nhất của người Phoenicia vì vị trí của nó như một cảng quan trọng trên Địa Trung Hải.
Địa phương này cũng dẫn đến việc thành phố bị chinh phục bởi các đế chế lớn trên thế giới, bao gồm người Assyria, người Babylon, người Ai Cập, người Hy Lạp, người La Mã và người Ottoman. Ngày nay, khoảng 200.000 dân đang sống tại Sidon.
Rayy, Iran
Nằm trong khu vực đô thị Greater Tehran, Rayy ở Iran có bằng chứng về sự cư trú của con người từ 8.000 năm trước. Thành phố lưu giữ vô số di tích lịch sử, chẳng hạn như đồi Cheshmeh Ali 5.000 năm tuổi và lâu đài Gebri 3.000 năm tuổi. Đó là một thành phố vô cùng thiêng liêng đối với người Zoroastrian.
Erbil, Kurdistan ở Iraq
Thành Erbil, còn được gọi là Lâu đài Hawler là một gò đất nhân tạo và là trung tâm lịch sử của thành phố Erbil nằm ở vùng Kurdistan của Iraq ngày nay. Gò đất được hình thành từ từ do sự chiếm đóng của con người bắt đầu từ khoảng 6.000 năm trước. Hiện nó được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO và được bao quanh bởi một thành phố với hơn 850.000 cư dân.
Jerusalem
Jerusalem là một trong số những thành phố hình thành từ 4.000 đến 5.000 năm trước ở vùng Levant, nhưng nó giữ một vị trí độc nhất trong lịch sử khi là nơi giao thoa của 3 tôn giáo lớn: Do Thái, Cơ đốc và Hồi giáo. Thành phố là nơi có vô số địa điểm tâm linh, tôn giáo và một lịch sử lâu đời.
Lạc Dương, Trung Quốc
Lạc Dương nổi bật là thành phố có người ở liên tục lâu đời nhất Châu Á. Nằm trên đồng bằng trung tâm của Trung Quốc, Lạc Dương là thành phố lâu đời nhất của đất nước này và là 1 trong 7 cố đô vĩ đại của Trung Quốc.
Nó đã được con người sinh sống từ thời đồ đá mới, với sự cư trú liên tục trong ít nhất 4.000 năm. Nằm ở giao điểm của sông Lạc Hà và sông Y, thành phố được coi là trung tâm địa lý của Trung Quốc cổ đại.
Varanasi, Ấn Độ
Theo truyền thuyết của người Hindu, Varanasi đã hơn 5.000 năm tuổi và được coi là một trong những thành phố cổ nhất thế giới, mặc dù bằng chứng về sự sống chỉ cách đây khoảng 3.000 năm. Mặc dù có niên đại khiêm tốn nhưng nó vẫn là thành phố cổ nhất ở Ấn Độ, đồng thời được coi là thành phố linh thiêng nhất trên thế giới đối với người theo đạo Hindu.
Nga định hình trật tự mới sau trận chiến Nagorno-Karabakh Thỏa thuận hòa bình được Tổng thống Nga bảo trợ đã giúp Moscow tiếp tục giữ tầm ảnh hưởng đến Armenia. Xung đột giữa Armenia và Azerbaijan đã bắt đầu lắng dịu sau khi Nga đứng ra đảm bảo cho thỏa thuận giữa hai nước hôm 9/11. Một người Armenia thu dọn đồ đạc lên xe tải sau khi phóng hỏa ngôi nhà...