Hai người tung tin có bệnh nhân Ebola ở Việt Nam bị triệu tập
Công an Hà Nội vừa triệu tập 2 người nghi tung tin thất thiệt về việc Việt Nam có bệnh nhân nhiễm virus Ebola.
Một ca nhiễm virus Ebola được các nhân viên y tế vận chuyển
Tin đồn về việc có người nhiễm bệnh do virus Ebola tại Bệnh viện Bạch Mai rộ lên vào chiều muộn 11/8, được cho là xuất phát từ một tài khoản trên mạng xã hội Facebook. Ngay sau đó, tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khẳng định: “Đây là thông tin không chính xác, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm virus Ebola”.
Ông Phu cho hay Bộ Y tế đang thực hiện tất cả các biện pháp giám sát dịch, không để bệnh xâm nhập vào nước ta. “Người dân nên bình tĩnh, không nên quá hoang mang, lo lắng. Bệnh chưa có vắcxin nhưng có thể phòng được”, người đứng đầu Cục y tế Dự phòng nói.
Bệnh do virus Ebola là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm thuộc nhóm A, có khả năng lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong đến 90%. Tính đến ngày 12/8, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 1.848 trường hợp mắc, trong đó hơn 1.000 trường hợp tử vong. Số mắc và tử vong tập trung tại 4 nước: Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu với dịch Ebola. Các chuyên gia WHO nhận định nguy cơ dịch lây lan quốc tế là đặc biệt nghiêm trọng do độc lực cao của virus; sự biến đổi liên tục các mô hình lây truyền dịch bệnh trong cộng đồng và các cơ sở y tế; hệ thống y tế yếu của một số quốc gia bị ảnh hưởng bởi virus này.
Ngày 9/8, trước mối đe dọa của dịch, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương khẩn trương, bằng mọi biện pháp nhằm đạt yêu cầu cao nhất là ngăn chặn bệnh dịch lây lan vào Việt Nam.
Video đang HOT
Ngành y tế đã kích hoạt tất cả hệ thống để ngăn ngừa dịch bệnh từ xa; trong đó quan trọng là giám sát khách nhập cảnh tại cửa khẩu hàng không, đường bộ, đường thủy.
Thời gian ủ bệnh Ebola trung bình là 2-21 ngày. Các triệu chứng thường gặp gồm: sốt, đau đầu, đau mỏi cơ, nôn/buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, viêm kết mạc, phát ban. Ngoài ra, bệnh kèm theo các biểu hiện xuất huyết như: đi ngoài phân đen, chảy máu nơi tiêm truyền, ho máu, chảy máu chân răng, chảy máu âm đạo…
Theo Xahoi
Nhiều ca sởi diễn biến lạ
Có trẻ mắc sởi sáng nhập viện vẫn chơi đùa nhưng chiều đã thở gấp, tối phải vào thở máy. Thậm chí có bé rút được máy thở sau 10 ngày nhưng không ngờ sau đó tử vong.
Chia sẻ tại hội nghị tập huấn tăng cường công tác điều trị sởi ngày 22/4, phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho rằng đây là điểm ông thấy lạ trong vụ dịch sởi năm nay.
Đến nay, khoa đã tiếp nhận hơn 160 ca sởi, trong đó đã có 8 ca tử vong. Ngay từ đầu vụ dịch, khoa liên tiếp nhận 3 ca sởi có diễn biến chỉ trong một ngày đã suy hô hấp rất nặng (1 ca tử vong). Các xét nghiệm chỉ tìm thấy sự hiện diện của virus sởi mà không có các tác nhân khác.
Theo phó giáo sư Dũng, điều rất lạ là virus sởi tấn công thẳng vào phổi, gây viêm phổi, suy hô hấp; trong khi thông thường phải sau khi sởi ban, trẻ mới bị các biến chứng viêm phổi. Cả 4 ca mắc sởi với bệnh trạng tương tự như vậy đều tử vong trong vòng 3-4 ngày đầu của bệnh.
Bệnh nhân mắc sởi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Nghệ An. Ảnh: Hải Bình.
Tuy nhiên, 4 ca tử vong sau ông lại thấy lạ, trẻ cai được máy thở, các bác sĩ thở phào vì nghĩ trẻ đã sống được. Nhưng sau đó trẻ lại phải thở máy lại và tử vong.
"Có hai nguyên nhân khiến bệnh của trẻ nặng lên do cơ địa và bản thân con virus. Nhiều trẻ đã khám tổng thể không có bất cứ bệnh nền nào nhưng điều trị sởi rất dai dẳng, thậm chí tử vong. Điều này rất cần các nhà chuyên môn nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hơn", phó giáo sư Dũng nói.
Hội nghị thu hút được sự tham gia của rất nhiều bệnh viện. Nguyên nhân có lẽ vì con số tử vong cao bất thường của dịch năm nay cũng như có nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi - chưa đến tuổi tiêm chủng đã mắc sởi.
Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, hiện Bộ Y tế giao cho Viện Vệ dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP HCM và các bệnh viện phối hợp thực hiện đề tài nghiên cứu về dịch sởi năm nay. Trong đó một nội dung quan trọng được đề cập là cân nhắc lịch tiêm chủng. Tiêm cho trẻ dưới 9 tháng là một sự thay đổi rất lớn, có thể phải tiêm nhiều mũi hơn. Quan trọng là phải quyết định đúng đắn. Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi mắc sởi chiếm khoảng 11%.
Số ca mắc sởi tại nhiều tỉnh, thành có xu hướng gia tăng. Ảnh: Giang Chinh.
Không chỉ Hà Nội, TP HCM, các tỉnh Thanh Hóa, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Nam... cũng ghi nhận xu hướng gia tăng các ca mắc sởi.
Từ tháng 2 đến nay, Nghệ An ghi nhận 218 ca mắc sởi, trong đó có 1 ca tử vong, 2 trường hợp nhiễm sởi kèm theo bệnh lý khác quá nặng đã được bệnh viện trả về gia đình. 9 ca nặng được chuyển lên tuyến trên. Ông Hoàng Văn Hảo, Phó giám đốc Sở y tế Nghệ An cho biết, sởi vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát. Nghành đã tham mưu cho ủy ban tỉnh cấp khẩn cấp 7 máy thở mới cho bệnh viện nhi. Sở đang triển khai kế hoạch tiêm sởi cho trẻ em toàn tình hoàn thành trước 6/5.
Tại Hải Phòng trong 2 tháng gần đây đã ghi nhận 80 ca sởi, một trường hợp tử vong. Nhiều ca bệnh diễn biến phức tạp, biến chứng nặng, tập trung nhiều ở trẻ dưới 18 tháng tuổi. Nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh thời gian qua do chưa được tiêm vắcxin hoặc tiêm vắcxin không đủ liều. Tiến sĩ Trịnh Thị Lý, Phó giám đốc Sở Y tế cho biết, bệnh sởi có dấu hiệu gia tăng song Hải Phòng vẫn cơ bản được kiểm soát tình hình bệnh.
Thanh Hóa cũng báo cáo có 71 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 12 ca dương tính. Trong quý 1, cả tỉnh chỉ có 32 ca sốt phát ban dạng sởi thì trong 21 ngày đầu tháng 4 đã có thêm 39 ca. UBND tỉnh cũng vừa có chỉ thị yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai công tác phòng, chống sởi đúng theo hướng dẫn và khuyến cáo của Bộ Y tế. Tỷ lệ trẻ tiêm phòng sởi ở Thanh Hóa đạt 75%.
Tại Hà Nam, theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, hiện trên địa bàn ghi nhận 29 trường hợp có biểu hiện mắc bệnh. Tính từ đầu năm đến nay, số trẻ được tiêm vắcxin ở tỉnh này là 6.000, đạt gần 87%. Bác sĩ Lê Quang Đoán, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, cho biết tại khoa có một số trường hợp nghi ngờ mắc sởi, ngay khi vào điều trị đã được cách ly để theo dõi tình hình bệnh, không có bệnh nhân nào biến chứng, nguy hiểm đến tính mạng.
Theo tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, điều quan trọng trong công khám chữa bệnh thời gian tới là không bỏ sót ca bệnh cũng như hạn chế chẩn đoán nhầm sởi với các bệnh khác.
"Tôi đã đi thăm Bệnh viện huyện Thạch Thất, Hà Nội và thấy họ lấy xét nghiệm 37 mẫu thì chỉ có 7 mẫu dương tính với sởi. Trong số 5 bệnh nhân nằm chung phòng thì chỉ có 1 trường hợp có dấu hiệu sởi rõ ràng, 4 ca còn lại đều dưới 9 tháng tuổi, không có dấu hiệu phát ban sởi. Nằm như thế nguy cơ lây sởi rất cao vì thế chúng tôi đề nghị cần cách ly có buồng riêng cho bệnh nhân sởi và những trường hợp nghi ngờ", tiến sĩ Phu nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, theo ông các tỉnh cần thống nhất về mặt số liệu, không thể để tình trạng một tỉnh mà có đến 3 con số khác nhau. Bên cạnh đó, UBND, lãnh đạo Sở Y tế cần thường xuyên kiểm tra giám sát các đơn vị thực hiện. "Ở Việt Nam có vấn đề là không đi kiểm tra, đôn đốc thì làm không quyết liệt", tiến sĩ Phu nói.
Theo VNE
Dịch cúm gia cầm lan đến 22 tỉnh Cả nước có 56 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 22 tỉnh, thành. Bộ Nông nghiệp, Bộ Y tế đều thành lập các đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương. Ngày 28/2, thêm Hải Dương, Sóc Trăng, Gia Lai báo có ổ dịch mới phát sinh. Hơn 5.000 gia cầm mắc bệnh được tiêu hủy. Trong các...