Hai người phải đi cấp cứu vì tai nạn xảy ra ngay trong nhà
Đang làm việc tại nhà, hai người phải đi cấp cứu vì bị rết cắn. Các bác sĩ cho biết rết là côn trùng khá hung dữ, dễ tấn công con người khi vô tình chạm phải.
Ngày 30/8, theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), các bác sĩ liên tiếp cấp cứu cho hai bệnh nhân bị rết cắn khi đang làm việc tại gia đình.
Cụ thể, bệnh nhân N.T.T. (65 tuổi, trú tại thị trấn Thanh Sơn, Phú Thọ) bị rết chui vào trong ủng cắn khi đang làm vườn. Người thân đã đưa bà T. vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đau nhức, nôn ói, tức ngực.
Trường hợp khác là nữ bệnh nhân tên V.T.D. (78 tuổi, trú tại xã Sơn Hùng) vào viện trong tình trạng đau nhức sưng nề tay, toàn thân mệt, buồn nôn. Theo người bệnh, khi đang thu dọn đồ đạc ở góc nhà, bà bị một con rết cắn vào tay.
Bác sĩ khám cho nữ bệnh nhân bị rết cắn. Ảnh: BVCC.
Video đang HOT
Theo bác sĩ chuyên khoa I Mai Giang Nam, Trưởng khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực và Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn, sau 1-2 ngày điều trị, sức khỏe người bệnh ổn định và có thể xuất viện.
Vị bác sĩ này cho biết rết là loài vật khá hung dữ và dễ tấn công con người nếu vô tình chạm phải. Người bị rết cắn có thể gây dị ứng da, sưng, nóng, đỏ đau tại vết đốt. Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với côn trùng đốt có thể gặp phải tình trạng chóng mặt, ù tai, sốt, thậm chí sốc phản vệ.
Do đó, khi bị côn trùng cắn, người dân cần rửa sạch vết thương, vết cắn dưới vòi nước chảy, có thể dùng thêm xà phòng và rửa lại bằng nước sạch, sau đó chườm lạnh tại chỗ giúp giảm sưng, đau.
Nếu vết cắn lớn và có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, ù tai, co giật, nạn nhân cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời. Lưu ý, không xoa bóp xung quanh vết thương để tránh làm chất độc phát tán nhanh, không tự ý đắp hoặc bôi thuốc.
Bác sĩ bị tố để con gái 13 tuổi tham gia ca phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân
Nữ bác sĩ bị tố cáo đã để con gái 13 tuổi tham gia ca phẫu thuật cho bệnh nhân chấn thương nặng.
Một người đàn ông 33 tuổi được đưa bằng máy bay đến Bệnh viện Đại học Graz (bang Styria, Áo) vào tháng 1 với chấn thương nghiêm trọng ở đầu sau khi gặp nạn trong rừng.
Theo tờ Kronen Zeitung, một nữ bác sĩ phẫu thuật thần kinh bị cáo buộc đã để con gái 13 tuổi tham gia ca phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân trên. Tờ báo đưa tin cô bé thậm chí còn được phép khoan một lỗ trên hộp sọ của người đàn ông trẻ.
Phẫu thuật não thường đòi hỏi y bác sĩ trình độ cao. Ảnh minh họa: AI
Ca mổ đã thành công nhưng vào tháng 4, một thông tin nặc danh gửi đến văn phòng công tố viên Graz dẫn đến một cuộc điều tra.
Nam bệnh nhân chỉ biết về vụ việc qua báo chí và khá bức xúc. Peter Freiberger, luật sư của người đàn ông trẻ, cho biết: "Anh ấy nằm đó, bất tỉnh và trở thành một con chuột bạch thí nghiệm. Có lẽ không có cách nào khác để diễn đạt điều đó. Một chuyện không thể. Bác sĩ không thể làm vậy".
Vị luật sư khẳng định những người tham gia vào ca phẫu thuật đều có trách nhiệm. Theo Bild, sau khi vụ bê bối bị hé lộ, bệnh viện vẫn chưa liên lạc với nạn nhân. "Không ai liên lạc, không lời giải thích hay xin lỗi, không có gì cả. Họ thật thiếu tự trọng", Peter được trích dẫn nói.
Bác sĩ liên quan và một nhân viên y tế có mặt trong ca phẫu thuật, được cho là đã bị bệnh viện sa thải. Manfred Bogner, một chuyên gia phẫu thuật chấn thương, cho biết ông không hiểu tại sao ai đó lại cho phép một đứa trẻ thực hiện ca mổ.
"Phòng phẫu thuật thuộc về những người có việc phải làm ở đó. Không nên đưa cho đứa trẻ thiết bị để khoan vào xương của một người bị thương nghiêm trọng", bác sĩ Bogner nói với Servus TV.
Bệnh viện Đại học Graz tuyên bố đang tiến hành một cuộc điều tra nhưng "cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy cô con gái của bác sĩ đã thực sự tham gia vào ca mổ". Tuy nhiên, cơ sở y tế cũng chia sẻ: "Ban quản lý bệnh viện bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc nhất và xin lỗi chân thành về sự cố này và đang nỗ lực làm rõ sự việc".
Theo Cleveland Clinic, não là một phần của hệ thần kinh trung ương, kiểm soát khả năng nói, di chuyển, suy nghĩ và ghi nhớ của con người. Phẫu thuật não điều trị các tình trạng tiềm ẩn bên trong hoặc xung quanh não mà không làm gián đoạn các chức năng quan trọng của cơ thể bạn.
Có một số lý do khiến bệnh nhân cần phẫu thuật não. Bác sĩ có thể cắt bỏ một phần não (người bị động kinh) hoặc khối u trong não. Loại phẫu thuật này có thể làm giảm áp lực lên não của người bệnh do máu hoặc dịch. Bác sĩ cũng có thể điều trị các mạch máu bất thường, chẳng hạn như phình động mạch.
Phẫu thuật não tiềm ẩn nguy cơ rủi ro nên mọi người cần phải ở lại bệnh viện sau khi mổ để nhân viên y tế theo dõi quá trình hồi phục.
Đi cấp cứu lúc tờ mờ sáng vì căn bệnh nguy hiểm ngày càng phổ biến Khoảng 5h sáng, gia đình phát hiện ông C. không cử động được người, miệng nói không rõ tiếng nên lập tức đưa ông đi cấp cứu. Bệnh nhân là ông L.V.C. (60 tuổi, ở huyện Phù Ninh, Phú Thọ). Ông được gia đình đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, sáng sớm ngày...